Phòng dịch COVID-19: đồng bào Chăm gia đình cách ly với gia đình trong dịp Tết Ramưvan
"Phép màu Việt Nam - cách một dân tộc dũng cảm đánh bại đại dịch khủng khiếp" Bài báo của tờ "Mùa Xuân nước Nga" (Rusvesna) khẳng định Việt Nam là một trong những ví dụ thành công nhất trên thế giới trong ... |
Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động chúc mừng Tết cổ truyền của Lào và Campuchia Ngày 13/4 đại diện trường Trung cấp Biên phòng 2 tại Bà Rịa Vũng Tàu đã tặng quà và chúc Tết cổ truyền Chol Chnam ... |
Theo phong tục truyền thống, trước Tết hầu hết bà con phải đi tảo mộ, tổ chức cúng kính tại nhà gắn với các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng rồi sau đó các chức sắc vào chùa thực hiện nghi lễ Tịnh chay trong vòng một tháng.
Các tu sĩ đọc kinh trong Lễ tảo mộ của người Chăm Hồi giáo Bàni nhân dịp Tết Ramưvan năm 2019. |
Để Tết Ramưwan tiết kiệm, thực sự lành mạnh và an toàn, năm nay, UBND tỉnh Ninh Thuận đã đề nghị các chức sắc, chức việc và bà con theo đạo dừng triệt để việc thực hiện các nghi lễ tôn giáo tại các chùa, thánh đường trong tỉnh; dừng thực hiện việc tảo mộ tại các nghĩa trang; đồng thời dừng tổ chức tháng Tịnh chay của các chức sắc, chức việc tại các cơ sở tôn giáo.
Việc tổ chức Tết tại các gia đình cũng không được tập trung đông người, bảo đảm nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình.
Người Chăm tại tỉnh Ninh Thuận theo 03 tôn giáo, trong đó có Chăm Ahier (người Chăm theo đạo Bàlamôn), Chăm Awal (người Chăm theo Hồi giáo Bàni) và Cộng đồng người Chăm theo Hồi giáo Islam. Các làng Chăm mang sắc thái đặc trưng riêng và có quan hệ qua lại với nhau trong các dịp lễ hội. Trong đó Katê là lễ hội dành riêng cho người Chăm Bàlamôn, người Chăm Bàni và Islam có Tết Ramưwan.
Tết Ramưwan là Tết cổ truyền mang đậm sắc thái riêng của đồng bào Chăm Hồi giáo Bàni sống trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; có nhiều hoạt động với ý nghĩa báo công, báo hiếu về đạo lý, cội nguồn của những người còn sống đối với người đã khuất như thực hiện lễ tảo mộ tại các nghĩa địa, cúng tại gia, mời ông bà tổ tiên về với con cháu. Tết Ramưwan là dịp để con cháu, những người còn sống nhớ đến tổ tiên, ông bà, các đấng sinh thành và cầu nguyện cho xóm làng được bình yên, nhà nhà sung túc, người người được an lành, hạnh phúc, mùa màng tươi tốt. |
Tết Ramưwan là Tết cổ truyền mang đậm sắc thái riêng của đồng bào Chăm Hồi giáo Bàni sống trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; có nhiều hoạt động với ý nghĩa báo công, báo hiếu về đạo lý, cội nguồn của những người còn sống đối với người đã khuất như thực hiện lễ tảo mộ tại các nghĩa địa, cúng tại gia, mời ông bà tổ tiên về với con cháu. Tết Ramưwan là dịp để con cháu, những người còn sống nhớ đến tổ tiên, ông bà, các đấng sinh thành và cầu nguyện cho xóm làng được bình yên, nhà nhà sung túc, người người được an lành, hạnh phúc, mùa màng tươi tốt.
UBND xã Phước Nam cấp phát nhu yếu phẩm cho người dân có hoàn cảnh khó khăn . |
Đồng bào Chăm theo đạo Hồi giáo ở thôn Văn Lâm 3 (xã Phước Nam, huyện Thuận Nam) đều bày tỏ: Tết đến trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Thấy được mối nguy hại của dịch bệnh, bà con ai nấy đều một lòng tuân thủ, chấp hành nghiêm quy định của Trung ương, của tỉnh về phòng, chống dịch từ những việc làm nhỏ nhất, bởi đây là thời gian vàng để cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.
Tết Ramưvan 2020, chia vui với bà con, lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận và chính quyền các địa phương vùng có đông đồng bào theo đạo sẽ tổ chức thăm hỏi, động viên các chức sắc, chức việc và tín đồ tiêu biểu với hình thức phù hợp, đảm bảo phòng, chống dịch hiệu quả và thực hiện tốt chính sách tôn giáo.
Từ 20/5, hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cần nhiều điều kiện mới Theo Nghị định 38/2020/NĐ-CP, các doanh nghiệp có đủ điều kiện vốn pháp định tối thiểu là 5 tỷ đồng, ký quỹ 1 tỷ Việt Nam ... |
Bộ VHTT-DL vận động người dân lùi thời gian tổ chức đám cưới để phòng, chống Covid- 19 Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch vận động người dân cân nhắc lùi thời gian tổ chức việc cưới vào thời điểm phù hợp ... |
Dịch COVID-19 "giữ chân" một nửa dân số thế giới ở nhà Hãng thông tấn AFP (Pháp) thống kê có hơn 3,9 tỷ người, tương đương 50% dân số toàn thế giới, đang thực hiện yêu cầu ... |