Trang chủ Việt Nam hôm nay
13:42 | 28/07/2024 GMT+7

Phong cách ngôn ngữ thắm tình dân tộc, đậm chất văn chương của Tổng Bí thư

aa
Nhiều bài nói, bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư hết sức sâu sắc, gần gũi, có sức lay động, truyền cảm hứng cho mỗi đảng viên và mỗi người dân, củng cố niềm tin của dân với Đảng và Nhà nước.
"Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế như ngày nay"
Truyền thông quốc tế ấn tượng với tình cảm nhân dân Việt Nam dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhà khoa học, một nhà lý luận, một trí thức lớn. Với phong cách ngôn ngữ thắm tình dân tộc, đậm chất văn chương nên ông đã vận dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ từ đời sống, đặc biệt là những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, để diễn đạt những vấn đề hệ trọng, lớn lao.

Vì thế, nhiều bài nói, bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư hết sức sâu sắc, gần gũi, có sức lay động, truyền cảm hứng cho mỗi đảng viên và mỗi người dân, củng cố niềm tin của Dân với Đảng và Nhà nước.

Phong cách ngôn ngữ thắm tình dân tộc, đậm chất văn chương của Tổng Bí thư

Một người con mang "hồn cốt của dân tộc"

Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nơi hội tụ và kết tinh những giá trị văn hóa của dân tộc, cùng học vấn chuyên sâu về văn hóa và ngôn ngữ được tiếp thu trong thời gian theo học tại Khoa Văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã sớm hình thành nên tình yêu văn hóa.

Năm 1967, dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Đinh Gia Khánh, sinh viên Nguyễn Phú Trọng đã bảo vệ thành công khóa luận tốt nghiệp về đề tài “Thơ ca dân gian với nhà thơ Tố Hữu” và là sinh viên duy nhất đạt điểm tối ưu duy nhất của khóa học đó.

Sau này, trải qua quá trình học tập, nghiên cứu và công tác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp cận, hấp thụ được các kiến thức tổng hợp về văn học, triết học, kinh tế chính trị, xây dựng Đảng, vì thế trong các bài nói, bài viết, bài phát biểu của ông đã vận dụng, thể hiện hài hòa giữa lý luận và thực tiễn, giữa tri thức khoa học và tri thức văn hóa, giữa những định hướng chỉ đạo mang tầm khái quát chiến lược với những câu văn, lời nói giản dị, súc tích, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người, truyền cảm hứng cho mỗi đảng viên và mỗi người dân, củng cố niềm tin của Dân với Đảng và Nhà nước.

Trân quý và thấu hiểu ca dao, tục ngữ, thành ngữ là sự hội tụ tinh hoa, là tiếng nói tình cảm và trí tuệ muôn đời của nhân dân; là những lời nói dễ hiểu, tác động nhẹ nhàng, lan tỏa tinh tế, thẩm thấu sâu sắc vào nhận thức, tình cảm người nghe, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khéo léo đưa những vấn đề chính trị thành những lời thiết thực, sinh động thông qua vận dụng ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân, qua đó góp phần khai thông tư tưởng, củng cố niềm tin trong nhân dân.

Vận dụng ca dao, tục ngữ Việt Nam nhuần nhuyễn trong các bài viết, bài nói về xây dựng Đảng

Trong nhiều bài nói, bài viết, bài phát biểu, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã vận dụng lối nói dân gian để làm tăng giá trị, sức truyền cảm, sức hút của các nội dung thông điệp chính trị.

Về công tác cán bộ, trong bài viết “Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng,” Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã vận dụng hai câu thành ngữ “nhìn gà hóa cuốc;” “thấy đỏ tưởng là chín” nhằm khuyến cáo các cấp ủy, người làm nhân sự không được phép nhầm lẫn trong việc đánh giá cán bộ.

Phong cách ngôn ngữ thắm tình dân tộc, đậm chất văn chương của Tổng Bí thư

Tổng Bí thư chỉ rõ: “Tiểu ban nhân sự phải là những cán bộ thật sự tin cậy, tuyệt đối trung thành, trung thực, trong sáng, công tâm, khách quan, đặc biệt là phải rất tỉnh táo, tinh tường, (“đừng nhìn gà hoá cuốc”, “đừng thấy đỏ tưởng là chín”, đừng chỉ thấy “cái mã bên ngoài, nó che đậy cái sơ sài bên trong”).

Trong nhiều lần chia sẻ với cán bộ về lẽ sống của người cách mạng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn nhấn mạnh phải làm sao giữ cho được, làm cho đúng tư cách, đạo đức, danh dự của người cán bộ, Đảng viên. Là người cán bộ, Đảng viên nếu không nêu gương sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tin của nhân dân. “Cần phát huy hơn nữa cao độ tinh thần trách nhiệm nêu gương, gương mẫu về đạo đức lối sống trong công tác, trong cuộc sống, bản thân gia đình và người thân. Hết sức tránh tình trạng “Chân mình còn lấm bê bê/ Lại cầm bó đuốc đi rê chân người”, người ta không chịu đâu, anh phải gương mẫu trước đi đã.”

Tổng Bí thư luôn đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, nghiêm khắc với bản thân, giữ gìn liêm sỉ, lòng tự trọng bởi: “Tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu. Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất!”. Câu nói “Tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu” vốn là câu nói cửa miệng của người nông dân xưa nhằm ám chỉ những kẻ cường hào, trọc phú tham lam, chỉ biết vơ vét cho đầy túi; nay được Tổng Bí thư nhắc lại như muốn đánh động, thức tỉnh lương tâm các quan chức chớ có bị cuốn vào dòng xoáy của đồng tiền tham ô, hối lộ làm nhơ nhớp phẩm giá con người, đến chết rồi mà vẫn chưa rửa hết “vết nhơ!”

Trong nhiều hội nghị, Tổng Bí thư nhắc lại những câu thành ngữ mang ý nghĩa phê phán, như “cua cậy càng, cá cậy vây,” “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” để cảnh báo thực trạng nhiều tổ chức, cơ quan thiếu sự phối hợp chặt chẽ, có biểu hiện vừa co kéo quyền lợi, vừa ảo tưởng sức mạnh quyền lực của tổ chức, cơ quan mình.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu: “Khi có vấn đề còn có ý kiến khác nhau thì các cơ quan cùng ngồi lại bàn bạc, tìm tiếng nói chung, thống nhất để cùng triển khai thực hiện, tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, “quyền anh, quyền tôi”, “cua cậy càng, cá cậy vây.”

Một trong những vấn đề được Tổng Bí thư thường xuyên nêu ra là phải chú trọng giữ gìn sự đoàn kết thống nhất. Tổng Bí thư đã sử dụng hàng loạt thành ngữ, như "Tiền hô hậu ủng, nhất hô bá ứng, trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt," mang nội hàm gắn bó mật thiết nhằm làm sâu sắc hơn vai trò, giá trị, sức mạnh của tinh thần đoàn kết.

Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Sự đoàn kết nhất trí, quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, quyết tâm biến nghị quyết thành hiện thực. Đây là một phương thức, cách làm mới, bài bản, khoa học, với tinh thần như tôi đã nói là: “Tiền hô hậu ủng”, “Nhất hô bá ứng”, “Trên dưới đồng lòng” và “Dọc ngang thông suốt”, nhất định chúng ta sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giành nhiều thắng lợi mới.”

Chủ trì Phiên họp lần thứ 12 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, ngày 31/7/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mượn hình ảnh “cái lò, que củi” gắn liền với việc khơi than đốt lò của người nông dân, để khẳng định sự quyết tâm: “Khi tiếp xúc cử tri, tôi hay nói: Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu. Và không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được, thế mới là thành công.”

Sau này, cụm từ “Lò nóng lên rồi thì củi tươi cũng phải cháy” được liên tục nhắc đến như biểu thị sự hưởng ứng, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân đối với Đảng và Nhà nước trong cuộc chiến chống tham nhũng. Rõ ràng, quan điểm nhất quán, không khoan nhượng với tệ tham nhũng, tiêu cực trong các bài viết, bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng càng có thêm sức nặng bởi các câu văn, thơ, ca dao, tục ngữ được sử dụng rất “đắt”, thấm sâu vào lòng người và có sức lan tỏa mạnh mẽ.

Trong công tác đối ngoại, trong bài phát biểu chỉ đạo kéo dài hơn 60 phút tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc diễn ra ở Hà Nội sáng 14/12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi đi thông điệp quyết tâm xây dựng trường phái ngoại giao cây tre Việt Nam. "Cây tre Việt Nam gốc thì vững chắc, cành thì uyển chuyển, mềm dẻo nhưng rất kiên cường. Không có cơn gió nào quật ngã được", Tổng Bí thư nói và nêu lại câu thơ: "Thân gầy guộc, lá mong manh/Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?"

Tại hội nghị toàn quốc các cơ quan nội chính triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng, ngày 15/9/2021, đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng sử dụng nhiều câu thơ, tục ngữ để nói lên tư tưởng, chỉ đạo của mình: Chúng ta ai cũng biết, một gia đình muốn êm ấm, hoà thuận, hạnh phúc thì cùng với sự dạy bảo, khuyên nhủ còn phải có khuôn phép, gia phong, nền nếp (nếp nhà): “Trên kính dưới nhường”, tôn ti trật tự, không thể vô lễ, vô phép, “cá mè một lứa”, “thượng hạ bằng đẳng”...; không có cái kiểu “Nhà kia lỗi phép con khinh bố/Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng” như cụ Tú Xương đã từng phê phán; như thế là một gia đình vô phúc. Một làng, một xã, một dòng họ cũng có hương ước, quy ước, lệ làng; một cơ quan, một công sở phải có “nội quy”; một tổ chức, đoàn thể phải có “quy chế”, có “điều lệ”... Một đất nước, một xã hội muốn tốt đẹp thì bên cạnh sự giáo dục, sự khuyên nhủ, càng phải có kỷ cương, phép nước, phải có pháp luật nghiêm minh để bảo vệ cái tốt, cái đúng; răn đe, trừng trị những cái xấu, cái sai, có hại cho dân, cho nước, tức là phải có sự quản lý bằng cơ chế, pháp luật, phải có phép nước. Mà muốn thế thì phải có các cơ quan nội chính.”

Trong công tác đối ngoại, trong bài phát biểu chỉ đạo kéo dài hơn 60 phút tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc diễn ra ở Hà Nội sáng 14/12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi đi thông điệp quyết tâm xây dựng trường phái ngoại giao cây tre Việt Nam. "Cây tre Việt Nam gốc thì vững chắc, cành thì uyển chuyển, mềm dẻo nhưng rất kiên cường. Không có cơn gió nào quật ngã được," Tổng Bí thư nói và nêu lại câu thơ: "Thân gầy guộc, lá mong manh/Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?"

Sử dụng ngôn ngữ dân tộc để diễn đạt những vấn đề hệ trọng, lớn lao

Cùng với vận dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo nhiều tục ngữ, thành ngữ, ca dao, trong nhiều bài phát biểu, bài viết, bài nói của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn trích dẫn, sử dụng nhiều câu triết lý, danh ngôn, văn thơ của các danh nhân, nhà văn, nhà thơ lớn.

Phong cách ngôn ngữ thắm tình dân tộc, đậm chất văn chương của Tổng Bí thư

Danh nhân văn hóa được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trích dẫn nhiều câu từ nhất chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong nhiều bài nói, bài phát biểu, bài viết, Tổng Bí thư đã nhắc lại nhiều câu từ, ý tứ của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch vững mạnh; về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, thực hiện bổn phận “đầy tớ”, “công bộc” của dân; về chống chủ nghĩa cá nhân, đề phòng cảnh giác với những “viên đạn bọc đường”; phê phán thói cửa quyền, hách dịch của những “quan cách mạng”, “ông vua con” ức hiếp quần chúng; về việc xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật theo phương châm “chặt một cành sâu để cứu cả cái cây."

Đại thi hào Nguyễn Du cũng được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trích dẫn, vận dụng khá nhiều. Ngày 26/6/2006, sau khi được Quốc hội khóa XI bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội, ông đã lẩy hai câu Kiều “Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn/ Khuôn xanh biết có vuông tròn hay không.”

Sau này, phát biểu khi nhậm chức Chủ tịch nước ngày 23/10/2018, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã tâm sự rằng, lẩy hai câu Kiều đó trong ngày đầu giữ trọng trách trước Quốc hội, trước quốc dân đồng bào vì ông cảm thấy vừa mừng, vừa lo, phần lo nhiều hơn vì không biết có hoàn thành nhiệm vụ không. Lời bộc bạch ấy thể hiện đức tính khiêm nhường của một nhân cách lớn.

Khẳng định sức mạnh vô địch của nhân dân, của “thế trận lòng dân” trong cuộc trường chinh đấu tranh dựng nước và giữ nước đầy gian lao mà vĩ đại của dân tộc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không quên nhắc lại câu nói bất hủ của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi từ thế kỷ XV đã đúc kết: “Thuyền bị lật mới biết sức dân mạnh như sức nước; nước có thể chở thuyền, nhưng nước cũng có thể lật thuyền.”

Khi làm việc với Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/9/2020, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc lại câu thơ trong bài “Dậy mà đi” của Tố Hữu viết từ năm 1941: “Mỗi lần ngã là một lần bớt dại” nhằm động viên, nhắc nhở đội ngũ cán bộ lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh càng trong gian khó càng phải nung nấu ý chí quyết tâm, làm việc tốt hơn, không sợ khuyết điểm, vì có làm mới có khuyết điểm, miễn là khuyết điểm đó không bắt nguồn từ động cơ vụ lợi. Bài học cần rút ra là không vì sai phạm của một số cán bộ của Thành phố bị kỷ luật, xử lý hình sự mà cán bộ đương chức nản lòng, nhụt chí, vì sai lầm của người khác chính là kinh nghiệm để mình không vấp váp như họ.

Dùng ý tứ câu nói bất hủ “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí...” trong tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy” của nhà văn Liên Xô Nikolai A.Ostrovsky, Tổng Bí thư nhắc lại với nội hàm sâu sắc hơn, tha thiết hơn, phù hợp hơn với nghĩa vụ, trách nhiệm, bổn phận của cán bộ, đảng viên thời nay và có sức truyền cảm, lay động tâm can con người: “Cái quý nhất của con người là cuộc sống và danh dự sống, bởi vì, đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí; để khỏi phải hổ thẹn vì những việc làm ti tiện, đớn hèn, mang tai, mang tiếng, mọi người khinh bỉ; để đến khi nhắm mắt xuôi tay, có thể tự hào rằng: Ta đã sống có ích, đã mang tất cả đời ta, tất cả sức ta hiến dâng cho sự nghiệp cao quý nhất trên đời: Vì vinh quang của Tổ quốc, của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân, của con người; để con cháu chúng ta mai sau mãi mãi biết ơn, kính trọng, học tập và noi theo.”

Có thể khẳng định rằng, qua phong cách ngôn ngữ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện trong các bài nói, bài viết, bài phát biểu, chúng ta càng hiểu sâu sắc hơn về chân dung một nhà lãnh đạo không chỉ có tầm cao trí tuệ, tư tưởng chính trị, mà còn là nhà văn hóa thân dân, trọng ngôn ngữ dân tộc, thấm đượm tình yêu văn chương.

Những bài viết, bài nói mang tính lý luận, khoa học đó đã được làm “mềm” đi bằng những áng thơ, bài văn; bằng kho ca dao, tục ngữ phong phú của dân tộc nên càng trở nên sinh động, hấp dẫn, dễ nhớ, dễ hiểu. Đó chính là sự độc đáo, riêng có của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Theo Vietnamplus.vn

https://www.vietnamplus.vn/phong-cach-ngon-ngu-tham-tinh-dan-toc-dam-chat-van-chuong-cua-tong-bi-thu-post967247.vnp

Nhân sỹ Trung Quốc tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Nhân sỹ Trung Quốc tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Ngoại trưởng Antony Blinken: Nhân dân Hoa Kỳ luôn ghi nhớ và tôn vinh di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Ngoại trưởng Antony Blinken: Nhân dân Hoa Kỳ luôn ghi nhớ và tôn vinh di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Theo Vietnamplus.vn
Nguồn: www.vietnamplus.vn

Tin bài liên quan

Thái Lan treo cờ rủ tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thái Lan treo cờ rủ tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thái Lan treo cờ rủ trong hai ngày đầu tháng 8 để tỏ lòng kính trọng đối với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và quan điểm toàn diện, nhất quán về quyền con người

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và quan điểm toàn diện, nhất quán về quyền con người

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra quan điểm toàn diện, nhất quán về quyền con người, khẳng định chủ nghĩa xã hội là chế độ tốt nhất bảo đảm quyền con người cho nhân dân Việt Nam.
Thư, điện cảm ơn lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, các chính đảng và bạn bè quốc tế

Thư, điện cảm ơn lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, các chính đảng và bạn bè quốc tế

Các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước mong muốn cùng các nước, các đối tác tiếp tục thực hiện tâm nguyện của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Các tin bài khác

Chủ tịch Hồ Chí Minh, một trong những lãnh tụ cách mạng quan trọng nhất của lịch sử nhân loại

Chủ tịch Hồ Chí Minh, một trong những lãnh tụ cách mạng quan trọng nhất của lịch sử nhân loại

Bên lề Hội thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan hệ Việt Nam - Mỹ Latinh” diễn ra tại Buenos Aires mới đây, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Uruguay, Juan Castillo, khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng dân tộc Việt Nam là một trong những lãnh tụ cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại.
Hơn 2 vạn du khách trải nghiệm tại Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024

Hơn 2 vạn du khách trải nghiệm tại Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024

Chiều 25/8, tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức Lễ Bế mạc Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề “Thức quà Hà Nội”.
Hơn 50.000 lượt người dân và du khách đến với “Những ngày Hà Nội tại thành phố Hồ Chí Minh”

Hơn 50.000 lượt người dân và du khách đến với “Những ngày Hà Nội tại thành phố Hồ Chí Minh”

Chương trình “Những ngày Hà Nội tại thành phố Hồ Chí Minh” (từ ngày 23-25/8) đã thể hiện đậm sắc màu truyền thống văn hoá Thủ đô Hà Nội, được hoà quyện cùng không gian văn hoá của thành phố mang tên Bác với những ấn tượng sâu sắc, triển vọng tươi sáng. Đây là một sự kiện văn hóa đặc sắc, mang đậm dấu ấn của Thủ đô Hà Nội đến với người dân TP Hồ Chí Minh.
Kết nối văn hóa Việt Nam - Ấn Độ qua giao lưu nghệ thuật tại Vĩnh Long

Kết nối văn hóa Việt Nam - Ấn Độ qua giao lưu nghệ thuật tại Vĩnh Long

Ngày 24/8, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình Giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Ấn Độ.

Đọc nhiều

Chất nhân văn và bất khuất làm nền tảng văn hóa Nga

Chất nhân văn và bất khuất làm nền tảng văn hóa Nga

Có nhiều quan điểm lý giải về căn cơ của nền văn hóa này. Với nhà báo, nhà thơ Hồng Thanh Quang, người có tình cảm đặc biệt với nước Nga thì tinh thần “nhân văn” và “bất khuất” là hai yếu tố cốt lõi làm nên văn hóa của dân tộc này.
Tàu điện ngầm Moskva: kỳ quan nghệ thuật dưới lòng đất

Tàu điện ngầm Moskva: kỳ quan nghệ thuật dưới lòng đất

Hệ thống tàu điện ngầm Moskva không chỉ là một phương tiện giao thông quan trọng mà còn là một kỳ quan kiến trúc dưới lòng đất, phản ánh rõ nét văn hóa và lịch sử nước Nga. Mỗi nhà ga không chỉ phục vụ nhu cầu di chuyển mà còn là một câu chuyện sống động về sự tinh tế và lòng tự hào của người Nga.
Lễ hội “Xin chào Việt Nam” kết nối tình hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ

Lễ hội “Xin chào Việt Nam” kết nối tình hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ

Lễ hội "Xin chào Việt Nam" 2024 chào mừng kỷ niệm 52 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Ấn Độ (1972-2024) là dịp tạo dựng, duy trì kết nối, giao lưu nhân dân hai nước Việt Nam - Ấn Độ.
Chuyên gia Trung Quốc "hiến kế" tăng cường kết nối chiến lược và hợp tác thiết thực Việt - Trung

Chuyên gia Trung Quốc "hiến kế" tăng cường kết nối chiến lược và hợp tác thiết thực Việt - Trung

Những năm gần đây, Trung Quốc và Việt Nam đã phát huy tối đa lợi thế gần gũi về địa lý và lợi thế bổ sung về ngành nghề để đẩy nhanh hợp tác kết nối chiến lược giữa sáng kiến ​​“Vành đai và Con đường” và “Hai hành lang, Một vành đai”, hợp tác thiết thực đạt được những kết quả tích cực.
Vùng 3 Hải quân tiếp nhận ngư dân gặp nạn ở Hoàng Sa

Vùng 3 Hải quân tiếp nhận ngư dân gặp nạn ở Hoàng Sa

Sáng 24/8, tại vùng biển Hoàng Sa, Tàu Hải cảnh 4110 của Hải quân Trung Quốc đã bàn giao hai ngư dân bị nạn cho Tàu 952, Hải đội 311, Lữ đoàn 161, Vùng 3 Hải quân Việt Nam.
Lữ đoàn 127 bế mạc Hội thi tàu chính quy mẫu mực, Hội thao huấn luyện tàu năm 2024

Lữ đoàn 127 bế mạc Hội thi tàu chính quy mẫu mực, Hội thao huấn luyện tàu năm 2024

Chiều 23/8, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Lữ đoàn 127, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức bế mạc Hội thi tàu chính quy mẫu mực, Hội thao huấn luyện tàu năm 2024. Đại tá Trịnh Xuân Tùng, Tư lệnh Vùng dự và chỉ đạo.
Triển lãm thủy sản quốc tế - Vietfish 2024

Triển lãm thủy sản quốc tế - Vietfish 2024

Ngày 21/8, Triển lãm thủy sản quốc tế 2024 (Vietfish 2024) do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) tổ chức đã khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP Hồ Chí Minh.
infographics cac truong hop duoc doi cap lai hoac thu hoi giay phep lai xe tu 112025
inforgraphic nhung dieu can biet ve tro cap huu tri xa hoi
con dao top 4 diem den hoang so tuyet dep chua duoc danh gia dung tam
canh bao tinh trang mao danh ngan hang nha nuoc gui link cap nhat thong tin sinh trac hoc
ghi nhan dong gop cua dai su thuy dien tai viet nam cho quan he huu nghi hai nuoc
inforgraphics ha noi phan luong giao thong phuc vu le quoc tang
bo doi hai quan vung 5 cuu tau ca ngu dan mac can
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết hôm nay (25/8): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa dông

Thời tiết hôm nay (25/8): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, ngày 25/8, Hà Nội có mưa rào và dông. Trong cơn dông có thể xuất hiện lốc, sét và gió giật mạnh. Khu vực phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Hướng dẫn thực hiện Quy định chống phá rừng (EUDR) của EU

Hướng dẫn thực hiện Quy định chống phá rừng (EUDR) của EU

EU đang đưa ra các hướng dẫn chi tiết liên quan đến thực thi luật chống phá rừng. Luật sẽ có hiệu lực thực hiện từ 30/12/2024 và áp dụng từ 30/6/2025 cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg và EU đã đưa ra các hướng dẫn thực hiện Quy định chống phá rừng (EUDR) của EU.
Nhiều hoạt động đặc sắc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam dịp nghỉ lễ 2/9

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam dịp nghỉ lễ 2/9

Nhân kỷ niệm Ngày Quốc khánh 2/9, từ ngày 31/8 - 3/9, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn.
Chính sách mới có hiệu lực từ giữa tháng 8/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ giữa tháng 8/2024

Một số Nghị định mới của Chính phủ quy định về tiêu chuẩn xét thăng hạng đối với viên chức ngành tài nguyên và môi trường; ngành hành chính, văn thư... sẽ có hiệu lực từ giữa tháng 8/2024.
Thời tiết hôm nay (21/8): Vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông

Thời tiết hôm nay (21/8): Vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm qua và sáng sớm ngày 21/8, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ đã có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to; khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to cục bộ.
Thời tiết hôm nay (20/8): Bắc Bộ tiếp tục mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay (20/8): Bắc Bộ tiếp tục mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 20/8, ở khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động