
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Phải sửa luật để tháo gỡ những vướng mắc
-Thưa ông, xuất phát từ lý do nào khiến việc sửa một số luật về kinh tế lại trở nên cấp bách như vậy?
-Như chúng ta đều biết hoạt động kinh tế đều bị chi phối bởi một số luật, trong số này có những lĩnh vực cụ thể bị luật điều chỉnh trực tiếp từng giai đoạn, từng quá trình, từng nội dung công việc có liên quan với tất cả các bên. Nhìn chung có luật điều chỉnh là tốt, tuy nhiên khái niệm tốt này chỉ có khi luật thực sự phù hợp với sự vận động của đời sống. Còn ngược lại, nếu luật và thực tiễn còn 1 khoảng cách, không phù hợp với yêu cầu trong những bối cảnh khác nhau, thì sẽ chỉ gây trở ngại, gây tác động không mong muốn đến một số lĩnh vực của nền kinh tế.
![]() |
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cho rằng khi những điểm nghẽn trong luật được tháo gỡ thì sẽ có điều kiện giải phóng nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. |
Trước những vấn đề đặc thù của hoàn cảnh hiện nay, trước những phản hồi từ thực tế quản lý thì có một số lĩnh vực cần sự điều chỉnh với luật liên quan, nếu không sẽ gây ra những điểm nghẽn cho hoạt động đầu tư nói riêng, qua đó ảnh hưởng chung đến kinh tế, xã hội. Vì vậy muốn thúc đẩy phát triển, muốn bứt phá trong giai đoạn này thì những điểm nghẽn đó phải được tháo gỡ.
-Chính phủ sẽ tập trung vào những luật nào, thưa ông?
-Trước hết là với Luật Đầu tư công. Việc sửa Luật Đầu tư công lần này sẽ có những nội dung được cải cách cụ thể như sau: Thứ nhất là với dự án nhóm A thì sẽ giao cho Bộ trưởng và chủ tịch UBND tỉnh. Thứ 2 là sẽ tách phần đền bù giải phóng mặt bằng của tất cả các loại dự án thành dự án độc lập. Thứ 3 là cho phép sử dụng nguồn chi thường xuyên để lập và điều chỉnh quy hoạch dự án. Thứ 4 là với kế hoạch đầu tư công trung hạn sẽ cân đối tài khoá cho cả nhiệm kỳ, còn điều hành tài chính ngân sách trong năm thì nếu có những nguồn khác để chi thường xuyên thì thực hiện theo đúng trình tự thủ tục hiện tại, còn nếu chi sang đầu tư thì phải lập dự án, dự toán, đấu thầu…. Tiếp nữa là tăng cường phân cấp, rồi với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thì cứ có tiền và có khối lượng là được giải ngân chứ không phải theo hạn mức trong kế hoạch.
-Riêng Luật Đầu tư công là vậy, còn với lĩnh vực khác thì sao, thưa ông?
-Với Luật Ngân sách nhà nước thì có điều chỉnh quan trọng đầu tiên là được dùng ngân sách cấp này để chi cho cấp khác. Thứ 2 là nếu công trình của trung ương chạy qua địa phương thì địa phương có thể dùng ngân sách của mình để thực hiện nhiệm vụ. Thứ 3 là được dùng những nguồn chi như chi thường xuyên để sửa chữa, nâng cấp và xây mới một số công trình cần thiết. Thứ 4 là phân cấp trong quản lý nguồn vốn viện trợ, tài trợ để đầu tư có mục tiêu và đầu tư phát triển. Thứ 5 các địa phương được dùng ngân sách địa phương hoặc viện trợ nước ngoài hỗ trợ cho các đơn vị biên giới. Một nội dung nữa là các cấp ngân sách được hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân thông qua các quỹ tài chính ngoài ngân sách, ví dụ như hỗ trợ cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi thuế tối thiểu toàn cầu, hoặc bổ sung vốn điều lệ cho các doanh nghiệp nhà nước…
-Thưa ông, vừa qua cũng có nhiều đánh giá trái chiều về hiệu quả của công tác đấu thầu, vậy lần này Luật Đấu thầu có sửa đổi gì không?
-Có chứ, với Luật Đấu thầu cũng thế. Lần sửa đổi này sẽ thực hiện theo hướng nâng mức chỉ định thầu lên, rồi tăng cường công tác phân cấp, giảm thiểu thủ tục hành chính, tăng cường đấu thầu qua mạng để nâng cao tính minh bạch…
-Thưa ông, một băn khoăn lớn hiện nay là với thời gian ngắn như vậy thì liệu có đảm bảo chất lượng các dự luật khi trình ra Quốc hội vào kỳ họp tháng 10 tới đây không?
-Đúng là thời gian không nhiều nhưng chính vì vậy chất lượng các dự luật càng phải được chuẩn bị ở mức tốt nhất có thể. Chúng ta phải cầu thị lắng nghe các ý kiến đóng góp để từ đó phát huy được trí tuệ của cộng đồng, của các cơ quan hữu trách. Cùng với đó là phải đảm bảo thực hiện chặt chẽ quy trình xây dựng luật, xác định rõ tiến độ trình các dự luật, bảo đảm phù hợp với các yêu cầu của Quốc hội và Chính phủ.
Mục tiêu xuyên suốt ở đây là chúng ta sửa luật để tháo gỡ kịp thời và chính xác các vướng mắc, qua đó giải phóng các nguồn lực để đạt mục tiêu tăng trưởng cao, giải quyết được lao động việc làm, tăng thu ngân sách…từ đó xây dựng nền tảng để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững.
-Trân trọng cảm ơn ông!
Tin bài liên quan

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 tân Phó Thủ tướng Chính phủ

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Doanh nghiệp không thể mãi trông chờ vào hỗ trợ thuế

Mô hình kinh tế trọng cung đối với việc phát triển nền kinh tế Việt Nam nhanh, bền vững
Các tin bài khác

Đoàn cứu hộ Việt Nam kết thúc nhiệm vụ tại Myanmar

Trình Quốc hội xem xét sửa Hiến pháp, sáp nhập tỉnh

Thủ tướng: Hợp tác kinh tế với Hoa Kỳ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi

Chia sẻ mô hình kinh tế giữa Đồng Nai và Pinar del Río (Cuba)
Đọc nhiều

Phản bác quan điểm sai trái, xuyên tạc vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng trước thềm Đại hội XIV

Tăng cường gắn kết và hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Nhật Bản phát triển

Malaysia và nhiều nước đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ, ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam

Ấm áp nghĩa tình Việt Nam trong dịp Tết cổ truyền nước bạn
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Hải quân Việt Nam - Thái Lan: Phối hợp giải quyết tốt các vấn đề trên biển

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra kết quả huấn luyện tháng đầu tại các đơn vị

Hải quân Việt Nam - Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh
Multimedia

[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025

[Infographic] 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành năm 2025

[Infographics] Lừa đảo làm cộng tác viên chốt đơn hàng online

4 nội dung và 3 mục tiêu chính của Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030

11 nước có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam
