Trang chủ Chính trị - Xã hội
19:46 | 26/11/2021 GMT+7

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân họp Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam

aa
Biểu dương những nỗ lực của Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ) trong thời gian qua, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho biết, hiện nay, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam là quỹ duy nhất của Nhà nước thành lập từ năm 1992 theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (nay là Luật Trẻ em 2016), được quốc tế công nhận nên có tính pháp lý rất cao.
Chú thích ảnh
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: TTXVN

Do đó, Phó Chủ tịch nước đề nghị cần làm rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Bảo trợ trong hoạt động Quỹ cũng như hệ thống Quỹ các cấp để đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới.

Đối với các nhiệm vụ cụ thể, Phó Chủ tịch nước nêu rõ, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đưa ra tầm nhìn dài, chiến lược phát triển đất nước đến năm 2030, năm 2045. Trong đó, nguồn nhân lực luôn được đặt lên vị trí hàng đầu, là một trong ba đột phá chiến lược. Do đó, trẻ em phải được đặt trong vị trí quan trọng trong thực hiện triển khai chiến lược này.

Trong bối cảnh có nhiều thuận lợi xen lẫn thách thức, cả nước đang nỗ lực kiểm soát dịch COVID-19, vừa phục hồi phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, trẻ em là một trong những đối tượng chịu tác động mạnh mẽ của dịch bệnh, Phó Chủ tịch nước đề nghị Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam cần xác định rõ những nhiệm vụ, hoạt động trước mắt, cấp bách để thích nghi kịp thời với bối cảnh. Đồng thời, Hội đồng Bảo trợ và Quỹ đề ra nhiệm vụ dài hạn theo chiến lược phát triển nguồn nhân lực đất nước, cũng như đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế đối với quyền trẻ em. Quỹ tiếp tục mở rộng hơn về đối tượng được hỗ trợ, cách thức, nguồn lực vận động xã hội trong nước và quốc tế để đào tạo lớp trẻ em tương lai đáp ứng yêu cầu phát triển.

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: TTXVN

Cùng với việc bổ sung thành viên Hội đồng Bảo trợ, xác định chỉ tiêu hoạt động, quy chế làm việc, Phó Chủ tịch nước yêu cầu tăng cường đổi mới công tác thông tin truyền thông để theo kịp bối cảnh hiện nay. Bởi đây là cách vận động hữu hiệu và minh bạch hóa hoạt động, lan tỏa tấm lòng, tình yêu thương, truyền thống nhân ái trong các chủ trương của Đảng, Nhà nước và xã hội đối với trẻ em, góp phần nâng cao quyền trẻ em, quyền con người trong mắt bạn bè quốc tế.

Thông qua hoạt động của 14 chương trình tiêu biểu, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tích cực đề xuất với Đảng, Nhà nước để tiếp tục hoàn thiện pháp luật, chính sách chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Phó Chủ tịch nước mong muốn, với tâm huyết, trí tuệ, trách nhiệm của Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, các mạnh thường quân, công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em trong thời gian tới sẽ đạt được nhiều kết quả hiệu quả, thiết thực.

Chú thích ảnh
Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam Hoàng Văn Tiến phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: TTXVN

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, trong thời gian tới, Hội đồng Bảo trợ và thành viên của Quỹ sẽ tích cực triển khai kế hoạch kỷ niệm 30 năm thành lập và hoạt động của Quỹ; chuẩn bị hoạt động chương trình "Mùa Xuân cho em" lần thứ 15 năm 2022; tổ chức gặp mặt các nhà tài trợ trong nước và các tổ chức quốc tế...

Cùng với việc quan tâm, chăm sóc cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và các nhiệm vụ thường xuyên, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị quan tâm đến trẻ em bị ung thư, đang chạy thận có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; cân nhắc nội dung, phương thức hoạt động và mở rộng ra để tham vấn về chính sách, cơ chế, sự phối hợp hoạt động hiệu quả, phù hợp hơn.

Trong nhiệm kỳ 2016-2021, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã huy động được khoảng 575 tỷ đồng và triển khai những hoạt động thiết thực, được cộng đồng trong nước và quốc tế ghi nhận. Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam vinh dự nhận danh hiệu “Anh hùng Lao động” thời kỳ đổi mới.

Chú thích ảnh
Bà Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy viên Hội đồng Bảo trợ phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Minh Đức/TTXVN

Năm 2021, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đạt các chỉ tiêu đề ra, dự kiến hỗ trợ 113.870 lượt trẻ em, đạt 103% so với kế hoạch năm, với kinh phí 72,272 tỷ đồng. Các hoạt động hỗ trợ trẻ em có sự thay đổi, tập trung ưu tiên hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Cùng với đó, Quỹ tiếp tục hỗ trợ khảo sát, khám phân loại bệnh tim bẩm sinh, dị tật vận động, dị tật mắt cho hàng nghìn trẻ người dân tộc thiểu số, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo vùng núi cao; hỗ trợ phẫu thuật tim bẩm sinh, phẫu thuật nụ cười; hỗ trợ sữa, học bổng, dụng cụ học tập, xe đạp và bảo trợ dài hạn; hỗ trợ điểm vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở vùng sâu, vùng xa, giáp biên giới, vùng dân tộc ít người…

Trước đó, tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà công bố Quyết định về việc kiện toàn Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam; giới thiệu Chủ tịch, Phó Chủ tịch và 19 ủy viên Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam.

Thành phố Hồ Chí Minh trao 1 tỷ đồng hỗ trợ kiều bào và người dân Lào bị ảnh hưởng bởi Covid- 19 Thành phố Hồ Chí Minh trao 1 tỷ đồng hỗ trợ kiều bào và người dân Lào bị ảnh hưởng bởi Covid- 19
Chiều 19/11, tại Cửa khẩu Quốc tế La Lay, thôn La Lay, xã A Ngo, huyện Dakrông, tỉnh Quảng Trị, đoàn Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đã đến trao tặng quà cho 500 kiều bào và người dân Lào gặp khó khăn.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: ‘Chúng ta sẽ có nhiều trò giỏi khi có nhiều thầy giỏi’ Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: ‘Chúng ta sẽ có nhiều trò giỏi khi có nhiều thầy giỏi’
Phát biểu tại lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Sư phạm Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: "Chúng ta sẽ có nhiều trò giỏi khi có nhiều thầy giỏi! Người thầy cần đi tiên phong thực hiện khát vọng vươn lên, truyền cảm hứng cho học sinh để các em nỗ lực học tập tốt, rèn luyện tốt...".
Nhật Bản hỗ trợ 5,7 triệu USD bảo vệ trẻ em Việt Nam trước biến đổi khí hậu Nhật Bản hỗ trợ 5,7 triệu USD bảo vệ trẻ em Việt Nam trước biến đổi khí hậu
Chính phủ Nhật Bản sẽ tài trợ 5,7 triệu USD để trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết ứng phó với biến đổi khí hậu và thiên tai cho trẻ em Việt Nam, gia đình và cộng đồng ở khu vực miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là tại các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu.
Theo Báo Tin Tức/TTXVN
Nguồn:

Tin bài liên quan

Kỷ luật tích cực - Nền tảng yêu thương

Kỷ luật tích cực - Nền tảng yêu thương

Phương pháp kỷ luật tích cực không chỉ là lời nói “KHÔNG” với bạo lực mà còn là cách tiếp cận khác biệt và đầy nhân văn, đặt trẻ em vào trung tâm của quá trình nuôi dạy bằng sự tôn trọng và thấu hiểu. Phương pháp này giúp người lớn nhìn nhận cảm xúc, nhu cầu của trẻ, từ đó đồng hành và giáo dục bằng tình yêu thương, thay vì kiểm soát và trừng phạt. Kỷ luật tích cực chính là chìa khóa để xây dựng một thế hệ biết yêu thương, tự tin và trưởng thành trong môi trường an toàn, không bạo lực.
Quyền trẻ em trong doanh nghiệp - Cam kết bền vững vì tương lai trẻ em

Quyền trẻ em trong doanh nghiệp - Cam kết bền vững vì tương lai trẻ em

Không chỉ là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế của mình bằng những cam kết phát triển bền vững – trong đó, bảo vệ quyền trẻ em trong chuỗi cung ứng là một điểm nhấn quan trọng. Nhiều doanh nghiệp trong ngành cà phê đã và đang tiên phong thực hiện Hướng dẫn về quyền trẻ em trong nguyên tắc kinh doanh (CRBP), chung tay xây dựng một môi trường sản xuất và chuỗi cung ứng bền vững và an toàn cho thế hệ tương lai.
Thúc đẩy quyền trẻ em và thanh thiếu niên yếu thế tại Việt Nam

Thúc đẩy quyền trẻ em và thanh thiếu niên yếu thế tại Việt Nam

Từ diễn đàn trẻ em đến các sáng kiến hỗ trợ trẻ khuyết tật, trẻ em vùng khó khăn hay nhóm thanh thiếu niên đa dạng giới, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em (Save the Children) đang góp phần tạo ra những thay đổi tích cực, từng bước mở rộng không gian an toàn, thân thiện cho hàng nghìn trẻ em và thanh thiếu niên yếu thế tại Việt Nam.

Các tin bài khác

Đối tác Chiến lược Việt Nam-Brazil: "Quan hệ kinh tế luôn là trụ cột quan trọng"

Đối tác Chiến lược Việt Nam-Brazil: "Quan hệ kinh tế luôn là trụ cột quan trọng"

Tổng thống Brazil khẳng định hai nền kinh tế có thế mạnh bổ trợ cho nhau rất rõ, thể hiện qua việc “những gì Brazil thiếu thì Việt Nam có tiềm năng, những gì Brazil có thế mạnh thì Việt Nam cần".
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil

Nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và thực hiện các hoạt động song phương tại Brazil, trưa 5/7 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm quan trọng với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi vận hành bộ máy mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi vận hành bộ máy mới

Ngày 04/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến về tình hình thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính; dự thảo báo cáo kết quả triển khai Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII từ tháng 11/2024 đến tháng 7/2025.
Thông điệp về vai trò và đóng góp của Việt Nam vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Thông điệp về vai trò và đóng góp của Việt Nam vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil Lula da Silva, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) mở rộng năm 2025 và hoạt động song phương tại Brazil từ ngày 4 đến 8/7/2025. Đây là lần đầu Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng với tư cách nước đối tác của BRICS.

Đọc nhiều

Việt Nam mời 5 nước bạn tham gia diễu binh dịp Quốc khánh 02/9

Việt Nam mời 5 nước bạn tham gia diễu binh dịp Quốc khánh 02/9

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã gửi thư mời Bộ Quốc phòng 8 nước: Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Cuba, Belarus, Kazakhstan, Azerbaijan tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02/9, đồng thời mời 5 nước: Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus cử lực lượng tham gia diễu binh tại Lễ kỷ niệm.
Vải Trung Quốc đón "mùa vàng" nhờ công nghệ 4.0

Vải Trung Quốc đón "mùa vàng" nhờ công nghệ 4.0

Nhờ ứng dụng công nghệ 4.0 cùng thời tiết thuận lợi, vụ vải năm 2025 tại Trung Quốc đã đạt sản lượng kỷ lục. Các vùng trồng vải trọng điểm như Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây đều ghi nhận sản lượng tăng mạnh. Nhờ được mùa và hệ thống logistics phát triển, giá vải giảm sâu, giúp người tiêu dùng Trung Quốc có thể dễ dàng thưởng thức loại trái cây yêu thích này với mức giá phải chăng.
Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình khảo sát tại tỉnh Sơn Tây

Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình khảo sát tại tỉnh Sơn Tây

Từ ngày 07 - 08/7, Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm và khảo sát tại thành phố Dương Tuyền và thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc).
Định vị Việt Nam: Cần một chiến lược truyền thông hiện đại, bài bản

Định vị Việt Nam: Cần một chiến lược truyền thông hiện đại, bài bản

Ngày 10/7, tại Hà Nội diễn ra tọa đàm “Định vị Việt Nam - Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài. Sự kiện đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc xây dựng một chiến lược bài bản nhằm nâng tầm hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế, với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, cơ quan báo chí, tổ chức quốc tế, chuyên gia truyền thông và doanh nghiệp.
Đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân bị chấn thương nặng khi đánh bắt trên biển

Đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân bị chấn thương nặng khi đánh bắt trên biển

Chiều 11/7, lực lượng quân y đảo Song Tử Tây (Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân) đã kịp thời tiếp nhận và tổ chức cấp cứu cho một ngư dân bị chấn thương nghiêm trọng khi đang lao động trên biển.
Sôi động giao thương, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

Sôi động giao thương, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

6 tháng đầu năm nay, lượng khách xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn) tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Điều này phản ánh rõ nét nhu cầu giao thương, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đã tăng cao.
Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân giúp nhân dân chữa cháy rừng

Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân giúp nhân dân chữa cháy rừng

Vào lúc 17 giờ 00 phút ngày 8/7, cán bộ, chiến sĩ Trạm 535 thuộc Trung đoàn 351, Vùng 3 Hải quân đã phối hợp với các lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn xã Phú Trạch, tỉnh Quảng Trị đã khống chế hoàn toàn đám cháy rừng, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
infographic viet nam hoan thanh vai tro dong chu tich chuong trinh dong nam a searp giai doan 2022 2025
infographic sua phap lenh dan so vo chong tu quyet dinh so con va thoi gian sinh con
infographics quan he doi tac toan dien giua viet nam va hungary
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động