Philippines vẫn không bỏ qua phán quyết về Biển Đông dù khai thác dầu khí với Trung Quốc
Bộ trưởng Năng lượng Philippines Alfonso Cusi REUTERS |
Năm 2014, Philippines áp đặt lệnh tạm hoãn khai thác dầu khí ở Biển Đông khi Manila kiện Trung Quốc về yêu sách của nước này ở Biển Đông.
Vào ngày 12.7.2016, tòa trọng tài quốc tế ra phán quyết cho vụ kiện, với nội dung bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.
Hồi năm 2019, Tổng thống Duterte cho biết Bắc Kinh đề nghị với Manila về việc kiểm soát cổ phần trong một liên doanh năng lượng ở Biển Đông. Bắc Kinh đưa ra điều kiện cụ thể là Philippines bỏ qua phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA, Hà Lan) chống lại Trung Quốc.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với ABS-CBN News hôm 19.10, Bộ trưởng Năng lượng Philippines Alfonso Cusi khẳng định khi dỡ bỏ lệnh tạm hoãn khai thác dầu khí ở Biển Đông, không có điều kiện nào được thiết lập và dù có đi theo khả năng khai thác dầu khí chung với Trung Quốc, Philippines vẫn không bỏ qua phán quyết về Biển Đông.
Ông Cusi cho biết thêm hiện còn tồn tại ít nhất 5 hợp đồng thăm dò dầu khí ở biển Tây Philippines, vùng biển Manila tuyên bố có chủ quyền ở Biển Đông. Những hợp đồng này do các công ty của Philippines thực hiện và đang tìm kiếm đối tác. Bộ Năng lượng Philippines cũng đã cho phép họ khôi phục lại công việc khai thác tại thực địa.
Khi được hỏi liệu những công ty Philippines thực hiện hợp đồng khai thác ở biển Tây Philippines có thể lập công ty liên doanh với các công ty Trung Quốc hay không, ông Cusi trả lời là “có thể”. Bộ trưởng Cusi còn nói Trung Quốc đã ra thông báo rằng Bắc Kinh đang hy vọng hai bên cùng nhau làm việc vì khai thác chung ở Biển Đông.
Sơ lược quan hệ Trung Quốc - Philippines và động thái của Bắc Kinh trên Biển Đông. Ảnh: Báo Thanh niên |
Trước đó, hàng loạt chuyên gia và quan chức Philippines lẫn quốc tế ra sức cảnh báo về những hậu quả khó lường đối với Philippines và cả khu vực liên quan kế hoạch khai thác dầu khí chung với Trung Quốc. Trong bài bình luận trên chuyên san The Diplomat, cây bút chuyên về các vấn đề an ninh châu Á - Thái Bình Dương Prashanth Parameswaran cho rằng động thái của Philippines đã đặt nước này và cả khu vực vào tình huống hết sức nguy hiểm. Theo đó, Trung Quốc sẽ tạo ảo tưởng rằng tình hình Biển Đông đã lắng dịu và có cớ ngăn cản các nước phản đối hành động phi pháp của nước này ở Biển Đông.
Họ cho rằng cái gật đầu của Manila sẽ khiến Bắc Kinh có thêm cơ sở để ép các bên khác trong khu vực chấp nhận đàm phán song phương và hiện thực hóa ý đồ “khai thác chung”, kể cả ở những khu vực không tranh chấp nhưng bị đưa vào yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý.
Mặt khác, cái gật đầu của Manila khiến Bắc Kinh càng tự tin hơn trong hành vi quấy rối, cưỡng ép và ngăn cản các bên khác tiến hành hoạt động dầu khí hợp pháp và lâu dài ở những khu vực không tranh chấp nhưng bị đưa vào yêu sách đường lưỡi bò phi lý, để từ đó phải chấp nhận đàm phán song phương và khai thác chung.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, Bộ trưởng Năng lượng Philippines Alfonso Cusi vẫn khẳng định nước này không bỏ qua phán quyết của tòa trọng tài quốc tế bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc khi dỡ bỏ lệnh tạm hoãn khai thác dầu khí ở Biển Đông.
Philippines điều chỉnh tuyên bố về Biển Đông chỉ sau vài phút Bộ Quốc phòng Philippines ban đầu ra tuyên bố nhấn mạnh về phán quyết Biển Đông nhưng chỉ vài phút sau hiệu chỉnh lại với ... |
Việt Nam – Trung Quốc đàm phán về vịnh Bắc Bộ và hợp tác phát triển trên biển Bộ Ngoại giao vừa thông tin về cuộc đàm phán Việt - Trung về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và hợp tác cùng ... |
Hải quân Philippines quyết không rời căn cứ cho nhà thầu Trung Quốc làm sân bay Chính quyền tỉnh Cavite muốn lực lượng hải quân rời khỏi một căn cứ chiến lược tại đây để nhà thầu Trung Quốc - hiện ... |