Trang chủ Kinh tế Doanh nghiệp - Doanh nhân
11:31 | 05/07/2023 GMT+7

Phát triển điện khí LNG: Nhưng câu hỏi cho bài toán khó

aa
Theo Quy hoạch điện VIII, điện khí LNG ở Việt Nam sẽ ngày càng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn cung điện trong tương lai. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi của kế hoạch này thì trước mắt vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

Điện khí LNG (Liquefied Natural Gas), được quy hoạch điện VIII mới được phê duyệt vào tháng 5 vừa qua, đề cập đến như một nguồn quan trọng trong cơ cấu nguồn điện quốc gia.

Cụ thể, quy hoạch điện VIII đưa ra mục tiêu đến năm 2030 tổng công suất đặt toàn hệ thống đạt 150-160 GW, tức là gấp đôi so với hiện tại. Có thể nói đây là tham vọng lớn đối với ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam. Con số này nếu đáp ứng được thì sẽ đảm bảo ổn định an ninh năng lượng, bên cạnh đó, nếu cơ cấu nguồn điện khí LNG trong tổng sơ đồ đạt yêu cầu đề ra (năm 2030 khoảng 22.400 MW, chiếm 14,9% cơ cấu nguồn) thì còn đáp ứng mục tiêu trung hoà carbon dù vẫn bị coi là nhiên liệu hoá thạch. Tuy nhiên câu chuyện có lẽ không đơn giản như vậy.

Phát triển điện khí LNG: Nhưng câu hỏi cho bài toán khó
Phát triển điện khí LNG đang đứng trước nhiều thách thức lớn

Với ưu điểm là có khả năng chạy nền, khởi động và cung cấp điện nhanh nên điện khí LNG luôn được đánh giá cao trong định hướng phát triển, chỉ có điều khoảng cách giữa mong muốn và hiện thực đang đặt ra những câu hỏi lớn về tính khả thi.

Câu hỏi đầu tiên là về nguồn khí LNG. Theo ước tính của các chuyên gia năng lượng, đến năm 2025 lượng khí thiếu hụt của Việt Nam ước tính là 15 tỷ m3. Điều này xảy ra trong xu hướng nhu cầu về LNG trên thế giới liên tục tăng cao, ước tính tăng bình quân 6,3%/năm. Các quốc gia trên thế giới cũng liên tục nâng cao sản lượng khí nhập khẩu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Theo hãng tin Bloomberg, Trung Quốc hiện đang trở thành nhà nhập khẩu khí LNG lớn nhất thế giới. Năm 2023 là năm thứ 3 liên tiếp quốc gia này dẫn đầu toàn cầu về mua khí LNG qua hợp đồng dài hạn. Đây là lợi thế tuyệt đối của các nước mua khí với khối lượng lớn, vì các bên cung cấp sẽ ưu tiên họ đáng kể so với các quốc gia mua khối lượng ít hơn. Vì lẽ đó, việc duy trì nguồn cung LNG ổn định phục vụ sản xuất điện là điều không dễ dàng với Việt Nam.

Câu hỏi thứ 2 và đặc biệt quan trọng là giá bán điện. Giá nhập khẩu khí LNG dự kiến là 10,6 USD cho 1 triệu BTU (giá quy về năm 2020 không tính trượt giá) cho cả giai đoạn 2021-2045. Tuy vậy giá thực tế trên thị trường lại rất, rất biến động, vào năm 2022 có thời điểm giá LNG lên đến 32 USD cho 1 triệu BTU tại khu vực ASEAN.

Hiện tại giá điện bán lẻ bình quân là hơn 1900 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT), giá bán điện LNG thì ước chừng đắt gấp đôi thuỷ điện và gấp rưỡi nhiệt điện. Sự chênh lệch mức giá đầu vào và ra như vậy thực sự là bài toán khó cho nhà đầu tư và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bởi tính toán kiểu gì cũng không ổn thoả, được vế này thì lại không được vế kia.

Với những yếu tố từ lịch sử để lại, thị trường điện và người tiêu dùng điện ở Việt Nam cấu thành lại tạo nên một không gian rất đặc thù. Vì vậy cần một chính sách và phương cách thực thi chính sách rất đặc thù để làm sao đáp ứng hài hoà cả về lợi ích, nhu cầu, tiến độ và quy mô trong quá trình phát triển.

Quy hoạch điện VIII đã ban hành, và như thường lệ thì để nội dung này đi vào cuộc sống thì cơ quan chức năng cần thực hiện một loạt các khâu liên quan. Hiện nay đã bước vào nửa cuối năm 2023, thời gian để thực hiện chỉ còn 7 năm để đạt các mục tiêu đề ra với điện khí LNG. Những lợi ích của LNG thì đã được nói đến nhiều và không cần nhắc lại, điều cần thiết ở đây là một sự linh hoạt, hay nói đúng hơn là cần thực tế trong dự báo vấn đề. Nếu trong thời gian tới, vì nhiều nguyên nhân các khâu triển khai điện khí LNG phải kéo dài hơn dự tính thì vai trò của các nguồn điện truyền thống cần được điều chỉnh kịp thời thế nào để đảm bảo nguồn cung về điện không thiếu hụt mà vẫn duy trì được mức giá bán điện hợp lý? Thiết tưởng những việc này cần phải được hình dung từ bây giờ!

Lê Sơn
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Tích hợp AI tạo sinh, trợ lý ảo VinFast “thế hệ mới” có gì đặc biệt?

Tích hợp AI tạo sinh, trợ lý ảo VinFast “thế hệ mới” có gì đặc biệt?

Từ tháng 7/2024, người dùng có thể trải nghiệm phiên bản cập nhật của Trợ lý ảo tích hợp công nghệ AI tạo sinh (do VinBigdata phát triển) trên dòng xe VinFast VF 8 Lux Plus, hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm thú vị và đột phá với loạt tính năng mới.
Vingroup trao hơn 640 tỷ đồng Học bổng Khoa học Công nghệ trong 6 năm

Vingroup trao hơn 640 tỷ đồng Học bổng Khoa học Công nghệ trong 6 năm

Tập đoàn Vingroup vừa trao Học bổng Khoa học Công nghệ (KHCN) năm 2024 cho 36 sinh viên ưu tú, nâng tổng số học bổng đã trao lên 210 suất, tổng giá trị hơn 640 tỷ đồng, chỉ trong 6 năm từ khi chương trình ra đời.
Hệ sinh thái Eurowindow Holding kinh doanh ra sao?

Hệ sinh thái Eurowindow Holding kinh doanh ra sao?

Theo báo cáo tài chính, tính đến tháng 4/2024, tổng tài sản của Eurowindow Holding đạt hơn 16.000 tỷ đồng. Eurowindow Holding cũng là cổ đông lớn của ngân hàng Techcombank, nắm giữ 5% cổ phần, tương đương khoảng 10.000 tỷ đồng.
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á 2024: Cơ hội quảng bá, nâng tầm giá trị thương hiệu

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á 2024: Cơ hội quảng bá, nâng tầm giá trị thương hiệu

Ngày 28/9/2024, “Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á 2024” - lần thứ 2 sẽ được tổ chức tại Trung tâm Thủ đô Kuala Lumpur – Malaysia. Diễn đàn là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam và các nước trong khu vực giao lưu, chia sẻ, kết nối hợp tác đầu tư, nâng tầm giá trị thương hiệu.

Đọc nhiều

Hà Nội: Quyền lợi BHYT của người dân khi khám chữa bệnh ở quận/huyện khác nơi đăng ký ban đầu ra sao?

Hà Nội: Quyền lợi BHYT của người dân khi khám chữa bệnh ở quận/huyện khác nơi đăng ký ban đầu ra sao?

Nhiều ý kiến thắc mắc gửi về BHXH thành phố Hà Nội về nội dung sau: Mức hưởng BHYT khi khám chữa bệnh ở quận, huyện khác nơi đăng ký ban đầu? có được cộng nối thời gian tham gia BHXH tự nguyện với BHXH bắt buộc?
Ngân hàng Nhà nước tăng giá bán vàng miếng lên 79 triệu đồng/lượng

Ngân hàng Nhà nước tăng giá bán vàng miếng lên 79 triệu đồng/lượng

Sau hơn 1 tháng giữ nguyên giá bán vàng miếng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phải điều chỉnh tăng lên trong bối cảnh giá vàng thế giới liên tiếp tăng, chinh phục các mức kỷ lục mới.
Cuộc thi “Sài Gòn - Thành phố tôi yêu”: Sân chơi sáng tạo của sinh viên ngành du lịch

Cuộc thi “Sài Gòn - Thành phố tôi yêu”: Sân chơi sáng tạo của sinh viên ngành du lịch

Sau vòng sơ khảo và bán kết đầy cạnh tranh, ngày 17/7, chung kết Cuộc thi “Sài Gòn - Thành phố tôi yêu” đã diễn ra tại TP Hồ Chí Minh. 7 đội thi lọt vào vòng chung kết đã mang đến những màn “trình diễn” đặc sắc - đầy hứng khởi, tiếp thêm động lực cho nhiều sinh viên khác đang theo học ngành du lịch.
Tuổi Mậu Dần 1998 có nên sinh con năm 2025 không?

Tuổi Mậu Dần 1998 có nên sinh con năm 2025 không?

Năm Ất Tỵ 2025 thường được gọi là Xuất Huyệt Chi Xà (Rắn rời hang). Bé sinh năm này sẽ có mệnh Phú Đăng Hỏa. Tuổi Mậu Dần 1998 có nên sinh con năm 2025 không?
Tăng cường phối hợp tuyên truyền biển, đảo

Tăng cường phối hợp tuyên truyền biển, đảo

Sáng 19/7/2024, tại TP Hải Phòng, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị Sơ kết 5 năm Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo giai đoạn 2019 - 2024.
Việt Nam nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng khu vực giữa Biển Đông

Việt Nam nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng khu vực giữa Biển Đông

Sáng 17/7 (theo giờ địa phương), tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao do Đại sứ Trịnh Đức Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia làm Trưởng đoàn, đã chính thức nộp Hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở Khu vực Giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên Hợp Quốc (CLCS).
Tàu buồm 286-Lê Quý Đôn thăm, giao lưu với hải quân Indonesia

Tàu buồm 286-Lê Quý Đôn thăm, giao lưu với hải quân Indonesia

Ngày 17/7, tàu buồm 286-Lê Quý Đôn, Hải quân nhân dân Việt Nam đã đến Surabayar, bắt đầu chuyến thăm và giao lưu với hải quân Indonesia kết hợp huấn luyện đi biển đường dài cho cán bộ, chiến sỹ, học viên trên tàu.
ghi nhan dong gop cua dai su thuy dien tai viet nam cho quan he huu nghi hai nuoc
bo doi hai quan vung 5 cuu tau ca ngu dan mac can
dong dien yoga huong den mot the gioi hoa binh va huu nghi
ra mat sach uy ban viet nam doan ket va hop tac a phi my latinh nhung chang duong nhung nguoi ban
video doc dao nhung ngoi lang viet tren dat trung hoa
de nhung ky niem xua tao sinh trong hien tai va tuong lai
ho chi minh la bieu tuong cua hoa binh doc lap va tien bo xa hoi
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động