Phát động cuộc thi tài năng thể hiện thơ, văn A. X. Puskin dành cho học sinh, sinh viên
Tượng đài đại thi hào A. X. Puskin tại Công viên Hoà Bình (Hà Nội). (Ảnh: Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga) |
Cuộc thi nhằm phát hiện và khích lệ những tài năng trẻ, khơi dậy niềm đam mê văn học cho học sinh, sinh viên, tạo môi trường sáng tạo, giao tiếp, giao lưu giữa thanh niên Việt Nam và Nga để các bạn hiểu biết thêm về văn học của hai nước và tình hữu nghị giữa hai dân tộc.
Cuộc thi xét tặng các tác phẩm trong các hạng mục: (1) Đọc thơ, (2) Diễn kịch, (3) Tranh vẽ, (4) Thiết kế. Thí sinh (hoặc nhóm thí sinh) lựa chọn thể hiện các tác phẩm của A.X. Puskin bằng nhiều hình thức khác nhau, như đọc thơ, diễn kịch, vẽ tranh, thiết kế trang phục cho các nhân vật trong tác phẩm hoặc thiết kế bối cảnh cho các vở kịch dựng theo tác phẩm của A.X. Puskin.
Đại thi hào A.X. Puskin được đông đảo những người yêu thích văn thơ tại Việt Nam biết đến với danh xưng “Mặt trời thi ca Nga”. Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch, nhà phê bình và lý luận văn học, nhà sử học, nhà báo. Đặc biệt, ông còn là người đặt nền móng cho tiếng Nga hiện đại. |
Học sinh, sinh viên, học viên Việt Nam đang học tiếng Nga hoặc không học tiếng Nga nhưng yêu thích văn hoá Nga, học sinh, sinh viên Nga và các nước khác đang học tập tại Việt Nam đều được tham gia cuộc thi. Thí sinh Việt Nam thể hiện tác phẩm bằng tiếng Nga, thí sinh Nga và quốc tế thể hiện tác phẩm bằng tiếng Việt.
Các tác phẩm dự thi phải đảm bảo những yêu cầu: Đối với hạng mục Đọc thơ và Diễn kịch, video clip dự thi có độ dài tối đa 10 phút, được lưu dưới định dạng AVI, MPEG-2, WMV, MPEG-4, MP4, FLV, MOV Quick Time, khung hình chuẩn 16:9. Hình ảnh trong video clip cần rõ nét, đặc biệt nhìn rõ mặt diễn viên.
Đối với hạng mục Tranh vẽ: Kích thước tranh không nhỏ hơn 30 x 40cm và không lớn hơn 50 x 70cm; chất liệu thể hiện tranh có thể là đồ họa (bút chì) hoặc màu bột, màu nước, phấn màu, sơn dầu, mực màu; không được đóng khung gỗ. Trên mặt sau tác phẩm có ghi rõ bằng bút chì: tên bức tranh, họ tên tác giả, số điện thoại (có mã thành phố) liên hệ của phụ huynh hoặc người đại diện của tác giả, địa chỉ.
Mỗi tác phẩm phải có kèm theo thư của phụ huynh hoặc người đại diện của tác giả (đối với thí sinh vị thành niên) đồng ý trao quyền sử dụng tác phẩm cho Phân viện Puskin, Viện tiếng Nga quốc gia mang tên A.X. Puskin và Hội hữu nghị Việt Nam – Liên bang Nga.
Ban Giám khảo Cuộc thi gồm các chuyên gia của Phân viện Puskin và Viện tiếng Nga quốc gia mang tên A.X. Puskin, đại diện Hội hữu nghị Việt Nam – Liên bang Nga và Hội Mỹ thuật Việt Nam, đại diện các Đại sứ quán và Lãnh sự quán tại Việt Nam, các nhà hoạt động nghệ thuật, văn học và văn hóa.
Ban tổ chức sẽ trao giải theo các hạng mục. Thí sinh đạt giải sẽ nhận được bằng khen, giấy chứng nhận điện tử, phần thưởng và quà lưu niệm của Ban tổ chức.
Cuộc thi được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Thi trực tiếp và Lễ trao giải tổ chức vào ngày 15/05/2024.
Thí sinh đăng ký tham gia Cuộc thi trước ngày 15/04/2024 theo đường link: https://forms.gle/PdzdfXs78VbXKBTc9.
Tác phẩm dự thi gửi về hòm thư điện tử của Ban tổ chức: puskin@vied.vn. Thời hạn cuối nhận tác phẩm là 24h ngày 25/04/2024.
Lễ hội tiễn mùa đông của người Nga tại Hà Nội Mỗi năm, vào dịp cuối tháng hai, đầu tháng ba, Lễ hội Tiễn mùa đông (Maslenitsa) lại được tổ chức trên khắp mọi miền nước Nga Trong dịp này, người dân Nga rộn ràng tiễn biệt mùa đông lạnh lẽo, cũng là để chào đón, hy vọng một mùa xuân mới tràn đầy sức sống sớm quay trở lại. Năm nay, lễ hội này đã được tổ chức tại nhiều cơ sở giáo dục tại Việt Nam. |
Việt Nam – Liên bang Nga hợp tác định hướng nghề nghiệp cho thanh niên Nâng cao nhận thức của các bên về xu hướng lựa chọn chuyên ngành trong tương lai của thanh niên Việt Nam, trao đổi ý kiến, quan điểm và đánh giá hiện trạng, đề xuất các hình thức hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong thời gian tới là nội dung chính của Hội thảo giáo dục “Định hướng nghề nghiệp cho thanh niên Việt Nam - một hướng hợp tác mới trong lĩnh vực giáo dục”. Sự kiện diễn ra ngày 18/3, do Trung tâm Khoa học và Văn hoá (TTKHVH) Nga tại Hà Nội. |