
Oxfam kêu gọi đánh thuế các tỷ phú để hỗ trợ người nghèo chịu ảnh hưởng của dịch
Giám đốc điều hành Oxfam, bà Gabriela Bucher đưa ra kêu gọi trên tại hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos (Thụy Sĩ).
![]() |
Người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 xếp hàng chờ nhận lương thực cứu trợ ở ngoại ô thủ đô Lima, Peru ngày 28/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN |
Báo cáo của Oxfam dẫn bảng xếp hạng tài sản của tạp chí Forbes và dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết trên thế giới đã có thêm 573 tỷ phú trong thời kỳ đại dịch, tức là trung bình 30 giờ có một tỷ phú mới. Trong khi đó, Oxfam dự kiến sẽ có 263 triệu người rơi vào cảnh nghèo cùng cực trong năm nay, đồng nghĩa trung bình 33 giờ có thêm một triệu người rơi vào cảnh nghèo đói, trong bối cảnh lạm phát tăng mạnh ở hầu hết các khu vực trên thế giới.
Bà Gabriela Bucher nhấn mạnh: "Các tỷ phú đến Davos ăn mừng tài sản của họ tăng đáng kể. Đại dịch, cùng với tình trạng giá lương thực và năng lượng tăng cao hiện nay, khiến họ càng có thêm lợi nhuận. Trong khi đó, thành quả tiến bộ trong công tác chống đói nghèo cùng cực nhiều thập kỷ qua đang bị đảo ngược, khi hàng triệu người đối mặt với tình trạng gia tăng chi phí chỉ để tồn tại".
Trong bối cảnh này, Oxfam đề xuất các biện pháp về thuế, trong đó có áp thuế một lần đối với số của cải mà các tỷ phú có được trong đại dịch. Khoản thuế này sẽ được sử dụng để hỗ trợ những người đang phải chịu ảnh hưởng của việc giá cả tăng cao, qua đó đảm bảo một sự phục hồi “công bằng và bền vững” sau đại dịch.
Oxfam cũng đề xuất áp thuế mức tạm thời 90% đối với những lợi nhuận phát sinh mà các tập đoàn lớn thu được trong thời kỳ đại dịch, nhấn mạnh đã đến lúc "chấm dứt việc trục lợi từ khủng hoảng”. Theo Oxfam, cũng cần tính đến việc đánh thuế thường xuyên đối với những người giàu có nhất.
Theo tính toán của Oxfam, việc áp mức thuế hằng năm 2% đối với các triệu phú và 5% đối với các tỷ phú sẽ mang lại khoản thu 2.520 tỷ USD/năm. Số tiền này có thể giúp 2,3 tỷ người thoát khỏi cảnh nghèo cùng cực, phân phối đủ vaccine cho toàn thế giới và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn dân cho tất cả người dân ở các nước nghèo.
Tin bài liên quan

IFRC hỗ trợ người dân Phú Thọ khắc phục hậu quả bão số 3

Việt Nam tiếp tục phối hợp và trao đổi với Hoa Kỳ

UNDP hỗ trợ Quảng Trị cải thiện dịch vụ công
Các tin bài khác

Động đất ở Myanmar, Thái Lan: Sự sống nảy sinh từ trong cái chết

Các quốc gia khuyến cáo công dân, khách du lịch khi tới Myanmar và Thái Lan

Thế giới chung tay hỗ trợ Myanmar và Thái Lan sau động đất

Bangkok đêm không ngủ tìm kiếm người mất tích trong động đất
Đọc nhiều

Phản bác quan điểm sai trái, xuyên tạc vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng trước thềm Đại hội XIV

VSAK: Gắn kết cộng đồng, nâng cao hình ảnh sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tiếp thân nhân cựu phi công Hoa Kỳ

Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ Việt Nam - Mexico
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Thêm 300 hộ nghèo ở khu vực biên giới có nhà ở mới

Hải quân Việt Nam - Thái Lan: Phối hợp giải quyết tốt các vấn đề trên biển

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra kết quả huấn luyện tháng đầu tại các đơn vị
Multimedia

[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025

[Infographic] 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành năm 2025

[Infographics] Lừa đảo làm cộng tác viên chốt đơn hàng online

4 nội dung và 3 mục tiêu chính của Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030

11 nước có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam
