ODA Nhật Bản: sự trợ giúp đầy ý nghĩa
JICA nỗ lực thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam thông qua hợp tác ODA JICA sẽ nỗ lực hơn nữa để đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam thông qua hoạt động hợp tác ODA, thúc đẩy việc kết nối giữa con người với con người, góp phần củng cố và phát triển quan hệ hai nước. |
Nhật Bản tài trợ hơn 200.000 USD cho 3 dự án y tế, giáo dục ở TP.HCM và Cà Mau Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cơ sở vật chất và nhiều trang thiết bị về y tế và giáo dục cho 1 dự án ở TP.HCM và 2 dự án ở Cà Mau với tổng trị giá 252.528 USD. |
ODA (Official Development Assistance) là hoạt động trợ giúp chính thức cho sự phát triển của một quốc gia.
Nhật Bản đã hỗ trợ Việt Nam trong rất nhiều các nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Có đến hàng chục lĩnh vực hợp tác giữa hai nước thông qua vốn ODA. Điển hình là: Kinh tế - tài chính; Giao thông vận tải; Điện lực; Chiến lược công nghiệp hóa; Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp...
Năm 2003, Nhật Bản đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng nhà máy sản xuất vaccine sởi. Ảnh: Vũ Khoa |
Từ 1995 đến nay, Nhật Bản luôn là nhà tài trợ ODA lớn nhất trong các nhà tài trợ song phương cho Việt Nam. Trên tinh thần tôn trọng sự tự lực của Việt Nam, 78% trên tổng số vốn ODA được Nhật Bản cung cấp dưới hình thức vốn vay ODA.
Sự hỗ trợ theo chiến lược tổng hợp đã góp phần không chỉ thu hút đầu tư, mà còn tạo cơ hội việc làm và xóa đói giảm nghèo. Năm 1993, tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam là 58,15%, nhưng đến năm 2010, tỷ lệ này đã giảm mạnh xuống còn 14,2%.
Dưới đây là một số lĩnh vực mà ODA của Nhật Bản đã có những đóng góp rất to lớn.
Điện lực và năng lượng
Nhật Bản đã phát huy khả năng kỹ thuật của mình để hỗ trợ Việt Nam phát triển nguồn điện lực như xây dựng các nhà máy điện, công trình truyền tải phân phối điện; xây dựng mạng lưới trạm biến áp ở các khu công nghiệp...
Từ năm 1992 đến năm 2011, số vốn mà Nhật Bản đã tài trợ cho ngành năng lượng (số cam kết) là 493,9 tỷ Yên, chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trên tổng nguồn vốn (23,8%), chỉ sau lĩnh vực giao thông.
Trong 10 năm cho đến năm 2010, lượng tiêu thụ điện năng của Việt Nam mỗi năm tăng trung bình khoảng 14%. Năm 2009, tỷ lệ điện khí hóa toàn quốc lên đến 97,6%. Tính đến cuối năm 2011, công suất của các nhà máy điện đã và đang được xây dựng bằng nguồn vốn ODA Nhật Bản đạt 4.500 MW, tương đương 14% tổng công suất phát điện cả nước. Nhật Bản hiện đang tiến hành một số dự án quan trọng như dự án hoạch định quy hoạch tổng thể phát triển điện lực và tiết kiệm năng lượng, đào tạo nhân viên kỹ thuật điện, và phổ cập tiêu chuẩn kỹ thuật điện.
Giao thông vận tải
“Đoàn tàu Hữu nghị Việt – Nhật” là một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản. |
Nhật Bản đã hỗ trợ Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam lập quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải toàn quốc nửa đầu những năm 90.
Trong đó, việc khôi phục Quốc lộ số 1 được ưu tiên hàng đầu. Để giúp việc khôi phục Quốc lộ số 1, Nhật Bản đã hỗ trợ khôi phục các cây cầu, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á đã hỗ trợ nâng cấp các tuyến đường.
Cầu Nhật Tân lung linh trong đêm. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN) |
Nhật Bản đã hỗ trợ cải tạo cầu đường sắt trên tuyến đường sắt Thống nhất Bắc-Nam. “Đoàn tàu Hữu nghị Việt – Nhật” là một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản. Nhật Bản cũng đã hỗ trợ tăng cường chức năng đô thị với các dự án xây dựng đường vành đai 3 (Hà Nội), Đại lộ Đông-Tây (TP.HCM), đường sắt nội đô tại Hà Nội và TP.HCM… và nâng cấp các cửa ngõ quốc tế với dự án cải tạo Cảng Hải Phòng, Sân bay quốc tế Nội Bài…
Năng lực quản trị nhà nước
Bên cạnh phát triển cơ sở hạ tầng, việc hoàn thiện các bộ luật cơ bản, các pháp lệnh và tiêu chuẩn về kinh doanh, chính sách thuế, sở hữu trí tuệ… là điều rất cần thiết để xúc tiến đầu tư nước ngoài.
Từ năm 1996, Nhật Bản bắt đầu triển khai dự án hợp tác kỹ thuật “Hỗ trợ hình thành các chính sách quan trọng của Chính phủ về hệ thống luật”, và trong 10 năm đã tiến hành giới thiệu hệ thống pháp luật và chế độ đào tạo nhân lực của Nhật Bản, tư vấn những nội dung liên quan đến sửa đổi Luật Dân sự.
Với sự hỗ trợ của Nhật Bản, Bộ luật Dân sự sửa đổi đã được ban hành vào năm 2005. Sau đó, Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ cho việc hình thành và thực thi các luật như Luật Tố tụng Dân sự… Cách tiếp cận của Nhật Bản ở đây là chia sẽ kinh nghiệm của mình, Việt Nam tự lựa chọn, xây dựng và áp dụng các luật/ chính sách mới một cách chủ động.
Trong nhiều năm qua, Bộ Tư pháp, Tòa án tối cao, Hiệp hội Luật sư Nhật Bản và trường đại học Nagoya… đã và đang hỗ trợ Việt Nam một cách có hệ thống.
Năng lực phòng chống dịch bệnh
Từ năm 2003, Nhật Bản đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng nhà máy sản xuất vaccine sởi, sau đó là dự án chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine sởi vào năm 2006.
Để có thể tăng cường khả năng đối phó với mối đe dọa của dịch cúm gia cầm và dịch SARS, Nhật Bản cũng tiến hành hỗ trợ cho các cơ quan nghiên cứu. Tháng 1/2008, Nhật Bản đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng bốn Phòng xét nghiệm an toàn sinh học (ATSH) cấp độ 3 tại Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ để chẩn đoán bệnh cúm gia cầm và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.
Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo thông qua phát triển nông nghiệp và nông thôn
Tại Việt Nam, tỷ trọng của ngành nông lâm nghiệp trong GDP thường là khoảng 13,4%, đứng thứ 3 sau ngành công nghiệp chế tạo và thương mại.
Vào năm 2010, khoảng 70% dân số Việt Nam sống ở nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn là 18,7%, ở mức cao so với tỷ lệ 3% ở khu vực đô thị.
Nhật Bản đã tích cực hỗ trợ Việt Nam xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho nông dân với một số dự án tiêu biểu như “Dự án Thủy lợi Phan Rang”, “Dự án phát triển cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ cho người nghèo” và “Dự án phát triển cơ sở hạ tầng và cải thiện điều kiện sống ở nông thôn” – nhằm phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn; “Dự án Hợp tác kỹ thuật với Khoa Nông nghiệp trường ĐH Cần Thơ” – nhằm phát triển khoa học kỹ thuật và phát triển nguồn nhân lực...
Môi trường
Nhật Bản đã triển khai hỗ trợ Việt Nam cải thiện môi trường đô thị một cách có hệ thống như cải thiện hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải đô thị và rác thải tại Hà Nội và TP. HCM.
Nhật Bản đã hỗ trợ Việt Nam lập Kế hoạch quản lý môi trường kết hợp hài hòa với phát triển kinh tế ở khu vực vịnh Hạ Long. |
Năm 1998, dự báo môi trường của vịnh Hạ Long có nguy cơ bị hủy hoại do sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, Nhật Bản đã hỗ trợ Việt Nam lập Kế hoạch quản lý môi trường kết hợp hài hòa với phát triển kinh tế ở khu vực vịnh Hạ Long.
Để giúp chính phủ Việt Nam nâng cao năng lực hành chính về quản lý môi trường, một số dự án như “Dự án nâng cao năng lực quản lý môi trường nước trên toàn quốc” được thực hiện.
Trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, từ năm 2010, Nhật Bản kết hợp thực hiện chương trình vốn vay “Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu” và hợp tác kỹ thuật để giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua đối thoại chính sách và tài trợ vốn.
Nói chung, ODA của Nhật Bản là rất toàn diện và rất có ý nghĩa cho sự phát triển kinh tế -xã hội nhanh chóng và bền vững của Việt Nam.
Trong cuộc đối thoại với các nhà đầu tư Nhật Bản cuối năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khẳng định, Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, với số tiền lên tới gần 27 tỷ USD, chiếm tới xấp xỉ 30% số vốn ODA Nhật Bản dành cho các nước trên thế giới. |
Đẩy nhanh giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 307/CĐ-TTg ngày 8/4 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài. |
Đại học Cần Thơ khánh thành 2 công trình từ nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản Khu phức hợp phòng thí nghiệm nghiên cứu và Tòa nhà công nghệ cao trong khuôn khổ Dự án ODA 'Nâng cấp trường Đại học Cần Thơ' từ nguồn vốn vay của Chính phủ Nhật Bản, với tổng vốn 12,306 triệu Yên Nhật, tương đương 2.250 tỷ đồng. |