Trang chủ Chính trị - Xã hội Bình luận
17:22 | 26/09/2022 GMT+7
Dự báo mùa Đông Châu Âu khan hiếm năng lượng:

Nước xa khó cứu lửa gần

aa
Cùng với việc cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu ngày một nghiêm trọng, gần đây, EU và các nước lớn châu Âu không ngừng tìm cách mở rộng nguồn cung cấp năng lượng. Ngày 24/9 vừa qua, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tới Saudi Arabia bắt đầu chuyển thăm 3 nước vùng Vịnh trong 2 ngày nhằm tăng cường hợp tác trên phương diện cung ứng năng lượng.
Giá năng lượng, lương thực tại châu Âu tăng mạnh Giá năng lượng, lương thực tại châu Âu tăng mạnh
Kể từ đầu năm 2022, giá năng lượng, đặc biệt là giá khí đốt, giá điện và giá dầu, cùng giá lương thực đã tăng mạnh tại châu Âu.
Tác động mới của cuộc khủng hoảng năng lượng đối với kinh tế châu Âu Tác động mới của cuộc khủng hoảng năng lượng đối với kinh tế châu Âu
Khủng hoảng năng lượng khiến nhiều ngành công nghiệp châu Âu đóng cửa, làm dấy lên nguy cơ về cuộc suy thoái kinh tế sâu rộng trên toàn châu Âu.

Nỗi “ớn lạnh” của người dân

Ở Đức, các hộ gia đình phải trả trước hàng tháng cho hóa đơn điện và khí đốt. Cuối năm, họ sẽ nhận được bảng sao kê cả năm để đối chiếu số tiền đã trả trước với số tiền phải trả cho lượng sử dụng thực tế. Chia sẻ với Đài RBB, một gia đình ở Brandenburg gần thủ đô Berlin cho biết họ đã bị sốc khi nhận được thư từ nhà cung cấp khí đốt địa phương thông báo về việc chuẩn bị tăng giá khí đốt và yêu cầu họ phải trả một số tiền “trên trời”: 1.515 euro thay vì 143 euro như mỗi tháng trước đây.

Tại Đức, các trung tâm hỗ trợ khách hàng thường khuyên khách hàng như gia đình Brandenburg tìm tới nhà cung cấp rẻ hơn.

Tuy nhiên, giờ đây, người dân không thể tìm thấy nhà cung cấp khí đốt giá rẻ nào ở bất cứ đâu và cũng khó có thể tìm thấy sự ưu đãi đối với khách hàng mới. Ví dụ, tại Berlin, GASAG là một trong những nhà cung cấp chủ chốt với khoảng 800.000 khách hàng. Kể từ khi xung đột Nga – Ukraine bùng nổ vào ngày 24/2/2022, đài Truyền hình Deutsche Welle của Đức ngày 24/9 cho biết, GASAG bắt đầu tăng mức tiền trả trước hàng tháng của các hộ gia đình cho việc sử dụng khí đốt thêm khoảng 50% và dự kiến đến tháng 11/2022 sẽ tăng gấp đôi.

Nước xa khó cứu lửa gần
Đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 ở vùng Leningrad, Nga. (Ảnh: TASS)

Với việc một nửa số hộ gia đình ở Đức sử dụng khí đốt để sưởi ấm thì sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi kết quả điều tra mới đây cho thấy có 40% số người được hỏi nói rằng họ sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán hoá đơn khí đốt trong mùa Đông tới. Nhiều gia đình ở Đức đã sớm nhận ra nguy cơ từ các cảnh báo thiếu hụt khí đốt mà chính phủ nước này đưa ra khoảng 1 tháng sau khi xung đột Nga – Ukraine bùng nổ, tích cực chuẩn bị phương án dự phòng, tìm đến lò sưởi bằng củi theo kiểu truyền thống, làm giá gỗ và viên nén mùn cưa leo thang. Theo số liệu của Cục Thống kê Liên bang Đức (Destatis) công bố ngày 22/9, giá gỗ và viên nén mùn cưa trong tháng 8 đã tăng 85,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chưa khi nào người Đức phải lo chuyện sưởi ấm cho mùa Đông sớm như vậy! Cũng chưa khi nào, người dân Đức cảm thấy “ớn lạnh” khi nhìn hoá đơn khí đốt như vậy! Lời kêu gọi tiết kiệm khí đốt vì thế liên tục được giới chức Đức nhấn mạnh, nhưng có thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào yếu tố thời tiết. Mùa đông năm 2021 khá ôn hòa đã giúp châu Âu nói chung và Đức nói riêng giữ được dự trữ nhiên liệu ở mức cao hơn dự báo. Tuy nhiên, nếu năm nay, mùa Đông khắc nghiệt bất ngờ ập tới, nhu cầu sử dụng khí đốt để sưởi ấm sẽ tăng vọt và mùa Đông không khí đốt của Nga sẽ không dễ chịu với người dân Đức một chút nào.

“Viễn giao” cho mục tiêu chiến lược

Thủ tướng Đức thăm 3 nước Trung Đông, gần như không hẹn mà gặp, báo chí đều nhận định là nhằm tăng cường an ninh năng lượng. Việc này cũng dễ hiểu vì chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Nga đã đóng van đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) cung cấp khí đốt cho Đức; giá năng lượng ở châu Âu đã tăng vọt và dự báo chưa dừng lại. Thực tế cho thấy, trong chặng dừng chân tại thủ đô Abu Dhabi của Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) vào sáng Chủ nhật (25/9), ông Scholz đã ký hợp đồng vận chuyển 137.000 m3 khí hoá lỏng (LNG), dự kiến ​​sẽ đến miền Bắc nước Đức vào cuối năm nay.

Sự xuất hiện của lô hàng đến từ UAE nếu diễn ra như dự kiến sẽ đúng lúc để giúp nền kinh tế lớn nhất châu Âu vượt qua tình trạng khan hiếm khí đốt trong mùa Đông này. Nhưng phải nhìn nhận một cách khách quan là lô hàng đó chỉ có thể bù đắp một phần nhỏ trong tổng lượng khí đốt mà Đức nhận được từ Nga (năm 2020 là 56,3 tỷ m3). Bên cạnh đó, trước chuyến thăm Qatar của ông Scholz, theo tạp chí Focus Online, chưa có công ty năng lượng lớn nào của Đức, bao gồm EnBW, RWE, Vattenfall, E.On và Lex Uniper, ký được hợp đồng với các nhà cung cấp từ Qatar. Các thoả thuận song phương ở cấp chính phủ về thương mại hydro và LNG cũng chỉ mang tính tượng trưng, chưa có ngày giao hàng lẫn khối lượng cung cấp cụ thể.

Nước xa khó cứu lửa gần
Công nhân làm việc tại nhà máy chế biến dầu thô Abqaiq thuộc Tập đoàn năng lượng quốc doanh Saudi Aramco của Saudi Arabia. Ảnh: AFP/TTXVN

Nhưng cho dù có ký được thoả thuận cung cấp khí đốt có lợi cho mình với Qatar, Đức cũng không thể giải quyết được cuộc khủng hoảng khí đốt ngay trước mắt. Bởi vì Qatar dù đã công bố dự án North Field East (dự án LNG lớn nhất thế giới) từ năm 2021, nhưng phải tới quý IV/2025 mới đi vào sản xuất. Trong khi đó, một dự án khác của Qatar là North Field South (chia sẻ với Iran) thậm chí còn muộn hơn, dự kiến bắt đầu sản xuất vào năm 2027.

Trước khi đến vùng Vịnh, vào tháng 8 vừa qua, ông Scholz đã tới Canada. Đức hy vọng LNG của Canada sẽ giúp Berlin dần giảm phụ thuộc vào khí đốt từ Nga, nhưng Thủ tướng Canada Justin Trudeau lại hoài nghi về tính khả thi của dự án xây dựng cảng xuất khẩu LNG do Đức đề xuất. Phía Canada công khai đặt câu hỏi rằng cảng này có sinh lời và hoàn thành đủ nhanh để tạo ra khác biệt, giải quyết phần nào khó khăn về nguồn cung khí đốt dài hạn cho châu Âu hay không.

Đức quyết tâm thoát khỏi sự lệ thuộc vào khí đốt của Nga vào năm 2024. Quyết tâm ấy đã được hiện thực hoá bằng nỗ lực xoay sở tìm kiếm nguồn cung thay thế và cả các thay đổi ở trong nước như tận dụng năng lực sản xuất của các nhà máy điện than và có thể vào đầu năm 2023, sẽ dùng đến các nhà máy điện hạt nhân ở phía Nam đất nước. Ngoài ra, Chính phủ Đức cũng cung cấp những gói hỗ trợ toàn diện cho người dân và doanh nghiệp. Nhưng xem ra thoát khỏi sự lệ thuộc vào khí đốt của Nga là mục tiêu chiến lược còn băng giá của mùa Đông chuẩn bị bắt đầu mới trở thành thử thách cam go trước mắt.

Giá điện ở châu Âu tăng gấp 4 lần Giá điện ở châu Âu tăng gấp 4 lần
Báo tài chính Financial Times đưa tin giá điện ở Liên minh châu Âu (EU) đã tăng gấp bốn lần do chi phí khí đốt tăng cao, chạm ngưỡng giá điện cao nhất kỷ lục mọi thời đại.
Người dân châu Âu đối mặt mùa Đông khó khăn do thiếu khí đốt​ Người dân châu Âu đối mặt mùa Đông khó khăn do thiếu khí đốt​
Châu Âu đã phải thay đổi để thích ứng kể từ khi xảy ra cuộc xung đột tại Ukraine. Giá năng lượng tăng cao đến mức nhiều người đã phải cắt dịch vụ cung cấp nước nóng từ đường ống của thành phố.
Thành Nam
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Gần 22.000 sinh viên nước ngoài học tập ở Việt Nam - con số cao nhất trong 9 năm qua

Gần 22.000 sinh viên nước ngoài học tập ở Việt Nam - con số cao nhất trong 9 năm qua

Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, hiện có gần 22.000 sinh viên nước ngoài đang học tập ở Việt Nam. Đây là con số cao nhất trong 9 năm qua.
Chuyên gia Nga khâm phục tư duy lý luận sắc bén của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chuyên gia Nga khâm phục tư duy lý luận sắc bén của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chuyên gia Nga cho rằng di sản nổi bật của Tổng Bí thư là đường lối ngoại giao cây tre - một hình ảnh rất đẹp để nói về phong cách Việt Nam trong đối ngoại - gốc vững, thân thẳng và can trường.
Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam: Đường lối 'ngoại giao cây tre' - Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc

Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam: Đường lối 'ngoại giao cây tre' - Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc

Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya cho biết, đường lối ‘ngoại giao cây tre’ mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xây dựng là một nền tảng lý luận rất quan trọng nhằm giúp Việt Nam phát triển và tiến bộ vững chắc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nguồn sức mạnh truyền cảm hứng

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nguồn sức mạnh truyền cảm hứng

Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng của cuộc đấu tranh của các dân tộc nhỏ bé chống lại chủ nghĩa thực dân và sự hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc.

Đọc nhiều

Hậu Giang: Phát huy sức mạnh tổng thể thực hiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Hậu Giang: Phát huy sức mạnh tổng thể thực hiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Hậu Giang đã và đang huy động sự tham gia đồng bộ của hệ thống chính trị và toàn dân nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển Theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (được phê duyệt tại Quyết định số 1588/QĐ-TTg, ngày 08/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ).
16 đội bóng tham gia giải bóng đá người Việt tại Hiroshima, Nhật Bản

16 đội bóng tham gia giải bóng đá người Việt tại Hiroshima, Nhật Bản

Ngày 29/9 tại TP Fukuyama, tỉnh Hiroshima, Nhật Bản đã diễn ra giải thi đấu bóng đá của cộng đồng người Việt khu vực Chugoku "FAVIJA CHUGOKU CUP 2024".
Học sinh, sinh viên Việt Nam trải nghiệm văn hóa Trung Quốc

Học sinh, sinh viên Việt Nam trải nghiệm văn hóa Trung Quốc

Ngày 28/9, Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Hà Nội tổ chức Chuỗi hoạt động Tuần lễ Văn hóa Trung Quốc với chủ đề “Thanh xuân hội tụ, sức sống mới của tình hữu nghị Việt-Trung".
705 học sinh Quảng Bình nhận học bổng và quà tặng từ Zhi Shan Foundation

705 học sinh Quảng Bình nhận học bổng và quà tặng từ Zhi Shan Foundation

Từ ngày 24 đến 27/9, Tổ chức Zhi Shan Foundation phối hợp cùng Trung tâm Công tác Xã hội tỉnh Quảng Bình và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã trao 705 suất học bổng đợt 2 năm 2024, với tổng kinh phí gần 800 triệu đồng.
Xét, tặng giải thưởng sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài hải quân nhân dân Việt Nam

Xét, tặng giải thưởng sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài hải quân nhân dân Việt Nam

Cục Chính trị Hải quân đã có văn bản đề nghị ban tuyên giáo các tỉnh uỷ, thành uỷ; Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, các cơ quan báo chí tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến văn nghệ sĩ, hội viên, phóng viên, cộng tác viên, tác giả có tác phẩm tham gia xét giải thưởng sáng tác văn học, nghệ thuật về đề tài hải quân nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021-2025.
Vùng 4 Hải quân: ngư dân gặp nạn được điều trị kịp thời

Vùng 4 Hải quân: ngư dân gặp nạn được điều trị kịp thời

Ngày 27/9, Bệnh xá đảo Sinh Tồn Đông (Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân) đã tiếp nhận và điều trị cho 3 ngư dân tỉnh Bình Thuận.
Hải quân Việt Nam – Campuchia tuần tra chung lần thứ 76

Hải quân Việt Nam – Campuchia tuần tra chung lần thứ 76

Sáng 27/9, Tàu 265, Lữ đoàn 175, (Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam) đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung lần thứ 76 với Tàu 1144, Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia.
inforgraphics phong chong dich benh mua mua bao
thong diep chuyen du dai hoi dong lhq cua tong bi thu chu tich nuoc to lam
inforgraphics bao ve tre em trong truong hop xay ra thien tai
inforgraphics 11 dai hoc viet nam dat tieu chuan nuoc ngoai
video su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
video ca nuoc huong ve dong bao vung bao lu
su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động