Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
20:58 | 26/05/2017 GMT+7

Những tập tục khi kết hôn kì lạ nhất trên thế giới

aa
Không chỉ là ngày trọng đại nhất trong cuộc đời mỗi người, đám cưới ở các dân tộc trên thế giới còn đi kèm với nhiều phong tục kỳ lạ nhưng vô cùng ý nghĩa.

Phong tục tập quán chính là một trong những nét đẹp riêng của mỗi nền văn hóa. Bên cạnh đón năm mới hay xua đuổi vận đen, đám cưới có thể được xem là một phần không thể thiếu khi nhắc tới nền văn hóa nào đó. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia lại có những tập tục đặc trưng nhưng vô cùng có ý nghĩa vào ngày lễ trọng đại nhất của cuộc đời.

1. Cô dâu phải khóc như mưa trước ngày theo chồng về dinh

nhung tap tuc khi ket hon ki la nhat tren the gioi

Cô dâu và họ hàng phải khóc lóc khoảng 1 tháng trước khi cưới.

Tập tục này bắt nguồn từ Trung Quốc và đến nay vẫn còn tồn tại ở cộng đồng người Tujia của nước này. Trước ngày cưới khoảng 1 tháng, cô dâu dù buồn hay không cũng phải tỏ ra đau buồn và khóc thật nhiều mỗi ngày. Thậm chí, mẹ và người thân của cô dâu cũng tham gia vào tập tục này. Cụ thể, 10 ngày đầu mẹ cô dâu sẽ khóc cùng con gái; 10 ngày tiếp theo, cả bà ngoại của cô dâu cũng sẽ khóc cùng con cháu và 10 ngày cuối cùng, tất cả phụ nữ thuộc họ hàng của cô dâu sẽ khóc than ngập trời.

Ý nghĩa của tập tục này là để chứng minh nỗi buồn vì sắp xa gia đình của cô dâu. Ngoài ra, việc họ hàng cũng tham gia khóc lóc thảm thiết là cách mà họ chúc phúc cho cô dâu khi sắp bước vào cuộc sống mới.


2. Tắm trong hỗn hợp bột mì nhớp nhúa

nhung tap tuc khi ket hon ki la nhat tren the gioi

Tập tục tắm bột mỳ kì lạ của người Scotland.

Ở một số vùng tại Scotland, cô dâu và chú rể phải tắm mình trong một hỗn hợp gồm bột mì, tro và mật đường một ngày trước khi diễn ra lễ cưới. Thậm chí, người thân và bạn bè họ còn dùng cả thức ăn thiu, cá chết hay nước sốt để đổ lên khắp người cặp đôi sắp cưới.

Người ta cho rằng, hành động này sẽ giúp cặp đôi trẻ loại trừ hết tà ma. Đồng thời, tập tục này còn có ý nghĩa là nếu cô dâu chú rể vượt qua được thử thách này thì họ cũng sẽ vượt qua được mọi rắc rối trong đời sống hôn nhân. Khi đó, tình cảm gia đình sẽ được bền lâu mãi mãi.


3. Nhổ nước bọt vào người cô dâu

nhung tap tuc khi ket hon ki la nhat tren the gioi

Bố của cô dâu sẽ phun nước bọt lên mặt và ngực của con gái mình.

Tại Kenya, mọi cô dâu ở tộc người Masai sẽ được bố của mình phun nước bọt vào mặt và ngực trước khi cưới. Nước bọt của người cha tượng trưng cho tất cả những gì tốt đẹp nhất mà cha mẹ có thể dành cho con gái. Đây chính là lời chúc phúc mà mỗi ông bố đều phải làm trước khi tiễn con gái về nhà chồng.

Ngoài ra, khi rước dâu, cô dâu không được ngoáy đầu nhìn lại nếu không sẽ bị hóa thành đá. Không những thế, chú rể cũng phải là người do bố cô dâu chỉ định chứ không phải do cô lựa chọn.


4. Đập vỡ bát đĩa để chúc phúc

nhung tap tuc khi ket hon ki la nhat tren the gioi

Đập vỡ chén đĩa là cách các vị khách ở Đức chúc mừng cô dâu chú rể.

Nếu một số nước phương Đông cho rằng việc đổ vỡ đồ đạc vào ngày cưới là một điềm gở báo hiệu sự rạn nứt trong cuộc sống hôn nhân thì ở Đức, đây lại là một lời chúc phúc. Vào đêm trước hôn lễ, các vị khách sẽ đến trước nhà cô dâu hay chú rể và đập vỡ thật nhiều chén đĩa sứ còn mới tinh.

Tập tục này có tên là Polterabend và là lời chúc mừng ngày vui của các cặp đôi. Theo quan niệm ở đây, âm thanh của chén đĩa vỡ sẽ giúp xua đuổi ma quỷ và mang lại điềm lành cho cô dâu chú rể.


5. Đánh đòn vào đôi chân chú rể

nhung tap tuc khi ket hon ki la nhat tren the gioi

Tục đánh bàn chân chú rể ở Hàn Quốc.

Ở Hàn Quốc, sau khi mọi nghi thức kết thúc, chú rể sẽ phải chịu đựng một trận đòn trước khi có thể động phòng với cô dâu. Bạn bè, người thân sẽ sử dụng một sợi dây hay thắt lưng da buộc hai chân chú rể lại, sau đó họ sẽ thay phiên nhau đánh bằng gậy hoặc cá khô.. Không những thế, họ cũng sẽ liên tục cù vào lòng bàn chân để chú rể vừa đau đớn vừa nhột không chịu được.

Hành động kỳ cục này nhằm chúc cho chú rể có sức khỏe thật tốt vào đêm tân hôn đầu tiên. Bên cạnh đó, đây còn là cách các anh chàng chúc chiến hữu của mình luôn hài lòng với cuộc hôn nhân của mình.


6. Không được đi vệ sinh sau khi cưới

nhung tap tuc khi ket hon ki la nhat tren the gioi

Cô dâu chú rể người Tidong không được phép đi vệ sinh trong 3 ngày sau khi cưới.

Cộng đồng người Tidong ở Indonesia sở hữu khá nhiều phong tục kỳ lạ. Một trong số đó phải kể đến việc các cặp đôi mới cưới thuộc bộ tộc này không được phép đi vệ sinh trong 3 ngày liên tiếp sau khi cưới. Họ cũng sẽ không được phép bước ra khỏi nhà trong khoảng thời gian này. Do đó, họ chỉ được ăn và uống rất ít để không phải đi vệ sinh.

Người ta cho rằng phá vỡ tục lệ này có thể khiến hôn nhân đổ vỡ hoặc sinh con chết non.Vì vậy, mọi cặp đôi đều phải tuân theo tập tục có phần quái dị và khó khăn này để các con mình sinh ra được khỏe mạnh. Sau khi hoàn thành, họ sẽ được sinh hoạt như bình thường.


7. Cấm cười trong ngày cưới

nhung tap tuc khi ket hon ki la nhat tren the gioi

Không ai được phép cười đùa trong lễ cưới của người Congo.

Mặc dù đám cưới có thể xem là ngày vui nhất của một đời người, cô dâu và chú rể ở Congo không được phép nở một nụ cười nào trong suốt thời gian tiến hành hôn lễ. Không những vậy, những người tham gia đám cưới cũng không nên hé môi cười vì hành động này được xem là bất lịch sự và khiếm nhã.

Theo người dân ở đây, kết hôn là một dịp vô cùng quan trọng và nghiêm túc nên một nụ cười cũng không được phép. Nếu bạn lỡ cười trong đám cưới của người khác thì chắc chắn lần sau sẽ không ai dám mời bạn đến ngày vui của họ nữa.


8. Hẹn thề bằng trò bắn tên

nhung tap tuc khi ket hon ki la nhat tren the gioi

Tục bắn tên vào cô dâu của người Dụ Cố, Trung Quốc.

Ở tộc người Dụ Cố, Trung Quốc, chú rể sẽ dùng cung bắn tên vào người cô dâu 3 lần. Tuy vậy, hành động này không hề nguy hiểm gì, vì các mũi tên đều có đầu tù và chỉ mang tính tượng trưng. Sau đó, chính chú rể sẽ tiến đến gỡ mũi tên ra và bẻ gãy nó.

Hành động khó hiểu này được xem là lời hẹn thề mãi yêu thương nhau của chú rể dành cho vợ mình. Ngoài ra, nếu chú rể có thể bắn trúng cả 3 mũi tên vào người cô dâu thì đây là một điềm lành. Người ta tin rằng, cặp đôi đó sẽ bên nhau trọn đời.


9. Tụ tập quậy phá ầm ĩ trước phòng tân hôn

nhung tap tuc khi ket hon ki la nhat tren the gioi

Mọi người tụ tập trước phòng tân hôn.

Nghi thức Charivari hay còn biết đến với tên gọi shivaree của người Pháp có nghĩa là những tiếng ồn ào huyên náo. Đúng như tên gọi của mình, đây có lẽ là nghi thức gây khó chịu vô cùng cho các cặp vợ chồng mới cưới. Vào đêm tân hôn, bạn bè cũng như những người thân trong gia đình cô dâu, chú rể sẽ tụ tập bên ngoài phòng tân hôn để hát hò, nhảy múa... Họ gây ra đủ mọi tiếng ồn và sử dụng mọi phương pháp để phá rối cặp đôi.

Tuy nhiên thì ý nghĩa của tục lệ này cũng là sự mong đợi hạnh phúc. Họ tin rằng, những âm thanh càng khó chịu, càng gây rối cho đôi vợ chồng trong đêm tân hôn thì họ sẽ càng hạnh phúc sau này. Bởi vậy, nên cũng thật khó trách móc những người chỉ mong điều tốt đến với đôi vợ chồng.

(Nguồn: MSN)

Hiền Phan

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Top con giáp xui xẻo hôm nay 9/4/2025: Dần dễ hiểu lầm, Ngọ gặp trở ngại bất ngờ

Top con giáp xui xẻo hôm nay 9/4/2025: Dần dễ hiểu lầm, Ngọ gặp trở ngại bất ngờ

Top con giáp xui xẻo hôm nay 9/4/2025 dễ vướng rắc rối do bị sao xấu chiếu mệnh như Nguyệt yếm, Địa hỏa, Vãng vong. Đây là ngày không thuận lợi để mạo hiểm đầu tư, ký kết hợp đồng hay khởi sự công việc mới.
10 địa điểm tham quan nên đến khi đi du lịch Nhật Bản

10 địa điểm tham quan nên đến khi đi du lịch Nhật Bản

Đất nước Nhật Bản luôn có sức hút mãnh liệt với tất cả những đôi chân du khách ưa khám phá những điều mới mẻ. Dưới đây là 10 địa điểm du lịch Nhật Bản đẹp nhất mà bạn không thể bỏ qua trong bộ sưu tập những nơi phải check-in khi đến thăm đất nước mặt trời mọc.
Thủ tục chứng minh tài chính khi đi du lịch Nhật Bản

Thủ tục chứng minh tài chính khi đi du lịch Nhật Bản

Chứng minh tài chính du lịch Nhật Bản chính là việc cung cấp các bằng chứng cho thấy bạn đủ khả năng chi trả cho chuyến du lịch của mình đến Nhật Bản thông qua một số giấy tờ thủ tục cần thiết. Bạn đã biết thủ tục để chứng minh tài chính gồm những gì chưa?
Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 9/4/2025

Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 9/4/2025

Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 9/4/2024 chính là những gợi ý về việc lựa chọn những con số giúp bạn tăng vận khí tích cực và giảm những năng lượng tiêu cực.

Đọc nhiều

Phản bác quan điểm sai trái, xuyên tạc vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng trước thềm Đại hội XIV

Phản bác quan điểm sai trái, xuyên tạc vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng trước thềm Đại hội XIV

Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang chuẩn bị tốt các nội dung, kế hoạch, tiến hành đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đây là thời điểm vô cùng quan trọng, mang tính bước ngoặt để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới.
Tăng cường gắn kết và hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Nhật Bản phát triển

Tăng cường gắn kết và hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Nhật Bản phát triển

Ngày 6/4 Liên hiệp hội người Việt Nam tại Nhật Bản (Liên hiệp hội) đã tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2025 - 2028, thảo luận và đề ra phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ mới nhằm tăng cường gắn kết và hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Nhật Bản phát triển.
Ấm áp nghĩa tình Việt Nam trong dịp Tết cổ truyền nước bạn

Ấm áp nghĩa tình Việt Nam trong dịp Tết cổ truyền nước bạn

Nhân dịp Tết cổ truyền Chaul Chnam Thmay của Campuchia và Bunpimay của Lào năm 2025, nhiều đoàn công tác của Việt Nam đã tổ chức các hoạt động khám, chữa bệnh miễn phí và tặng quà cho người dân hai nước bạn.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tinh thần gắn kết cộng đồng

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tinh thần gắn kết cộng đồng

Thời Hùng Vương vẫn lung linh huyền sử. Vua Hùng vừa huyền ảo vừa hiện thực, là biểu tượng vừa hư vừa thực của cội nguồn dân tộc. Nhưng tín ngưỡng thờ Vua Hùng là biểu hiện rất thực của tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Tín ngưỡng thờ Hùng Vương là điểm hội tụ văn hóa tâm linh và sức mạnh đại đoàn kết Việt Nam.
Hải quân Việt Nam - Thái Lan: Phối hợp giải quyết tốt các vấn đề trên biển

Hải quân Việt Nam - Thái Lan: Phối hợp giải quyết tốt các vấn đề trên biển

Từ ngày 2-6/4, tàu H.T.M.S NARRESUAN (FFG-421) cùng đoàn công tác Vùng 1 Hải quân Hoàng gia Thái Lan do Phó Đô đốc Arpa Chapanont, Tư lệnh Vùng 1 Hải quân Hoàng gia Thái Lan làm trưởng đoàn, đã thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân (TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang).
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra kết quả huấn luyện tháng đầu tại các đơn vị

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra kết quả huấn luyện tháng đầu tại các đơn vị

Ngày 1 và 2/4, đoàn kiểm tra Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân do Đại tá Trịnh Xuân Tùng, Tư lệnh Vùng làm trưởng đoàn đến kiểm tra tháng đầu huấn luyện tại các đơn vị trực thuộc Vùng đóng quân trên địa bàn TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).
Hải quân Việt Nam - Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh

Hải quân Việt Nam - Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh

Sáng 2/4, các Biên đội tàu 263, 261 (thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam) đã cập quân cảng Vùng 5 (tỉnh Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với các Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ
Phiên bản di động