Những ngôi chùa Phật giáo Việt Nam tại Nhật Bản nên đến đầu năm
Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam làm thiệp và gửi lời chúc mừng năm mới Trang Facebook của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam vừa đăng tải tấm thiệp mang thông điệp chúc Tết Nguyên đán ấn tượng. |
Những ngôi chùa Việt linh thiêng ở Thái Lan nhất định phải đi lễ đầu năm Ngay khi những người Việt Nam đặt chân lên đất Thái Lan khoảng 200 năm trước đây, những ngôi chùa Việt đầu tiên cũng đã được xây dựng. Các ngôi chùa Việt là nơi bà con giao lưu, gặp gỡ và thăm hỏi lẫn nhau, nhất là trong những dịp lễ tết, cũng là nơi kiều bào ta tại Thái Lan gửi gắm tình cảm đối với quê hương đất tổ. |
Tính đến hết năm 2020, số lượng người Việt Nam tại Nhật Bản đã lên tới hơn 420.000 người. Với số lượng lớn người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản, thì việc tìm một nơi sinh hoạt tâm linh là vô cùng cần thiết. Đặc biệt, trong mỗi dịp vu lan, hay Tết đến xuân về, phong tục tụ hội đi lễ chùa là một trong những nét văn hóa không thể thiếu của người Việt Nam. Sau đây là những ngôi chùa Phật giáo Việt Nam tại Nhật Bản mà mọi người có thể du xuân đầu năm.
Chùa Đại Ân Honjo ở Saitama
Đây là ngôi chùa có số lượng Phật tử đông và có nhiều sự kiện thường niên nhất. Hiện tại, cho quý cô Thích Tâm Trí quản lý. Được biết, chùa Đại Ân có diện tích khoảng 1.500m2. Chùa có giảng đường và bảo tháp thờ cốt cho cộng đồng người Việt. Chùa Đại Ân hiện là nơi cưu mang nhiều lao động Việt đang gặp khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19.
Chùa Nisshinkutsu ở Tokyo
Tọa lạc tại khu Minatoku, một trong những khu vực trung tâm của Thủ đô Tokyo, Nhật Bản, chùa Nisshinkutsu được thiết kế một cách khoa học, ấm cúng nhưng không mất đi vẻ trang nghiêm và tĩnh tại như các ngôi chùa Việt. Trụ trì ngôi chùa là Hòa thượng Yoshimizu Daichi, một người dành rất nhiều tình cảm cho Việt Nam, kể từ khi ông biết và tìm hiểu về đất nước hình chữ S này qua những người cùng tu tập, trong đó có Thượng tọa Thích Trí Quảng.
Trong giai đoạn bình thường, ngôi chùa là nơi các nữ tu cầu nguyện cho người quá cố. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, ngôi chùa đã trở thành điểm tựa cho những lao động nhập cư Việt Nam tại Nhật Bản. Bên trong chùa, những người Việt học về văn hóa Nhật Bản, nấu các món ăn Việt Nam, tìm việc làm, hoặc tìm cách đặt các chuyến bay về quê nhà.
Chùa Phước Huệ Aichi ở Nagoya
Chùa Phước Huệ Aichi được thành lập vào năm 2013 do Sư cô Thích Nữ Như Tâm làm Chủ trì. Chùa cái tên biểu thị cho tâm nguyện và ước mơ chung xây dựng một ngôi nhà tâm linh cho những người con tha hương có chỗ quay về chiêm bái, nương tựa, tìm được sự thanh thản cho tâm hồn sau những ngày vất vả mưu sinh.
Ngôi chùa hy vọng là nơi để người đồng hương Phật Tử hỗ trợ lẫn nhau những lúc gặp khó khăn trong cuộc sống, cùng nhau tu học và thực hành theo lời Phật dạy. Thêm vào đó đây cũng là nơi để giao lưu và giới thiệu những nét sinh hoạt đặc biệt của người Phật Tử Việt Nam với người dân sở tại và quốc tế.
Chùa Tinh Tấn Hamamatsu ở Shizuoka
Chùa sinh hoạt hàng tuần, hàng tháng đều có lễ. Ngoài ra hàng năm Chùa đều tổ chức các lễ lớn như: Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan...
Chùa Phước Viên ở Hyogo
Chùa Phước Viên ở Hyogo do thầy Quảng Niệm trụ trì. Đây là nơi sinh hoạt của cộng đồng Phật tử Việt Nam tại Nhật. Chùa thường tổ chức khóa tu vào chủ nhật của tuần thứ hai hàng tháng.
Chùa Đại Nam ở Hyogo
Chùa Đại Nam do Đại đức Thích Nhuân Phổ cùng với quý phật tử phát tâm mua lại mảnh đất với diện tích 1400 m2 để xây dựng một ngôi chùa thuần Việt tại Nhật Bản.
Chùa tạo môi trường cho các con em người Việt ngồi lại với nhau bảo lưu giữ gìn và trau dồi ngôn ngữ - văn hoá tâm linh... Thêm vào đó tạo một nét văn hoá cho sự giao lưu văn hoá với Nhật Bản.
Chùa Phước Quang ở Osaka
Chùa Hoà Lạc ở Kobe
Chùa Hòa Lạc được lập nên trong nhiều ý nghĩa: Hòa là đại hòa, tức là nước Nhật bản. Lạc là Lạc Việt, tức Việt Nam. Hòa là sự hòa bình, hòa hợp, hòa thuận. Phật giáo luôn mang lại cho nhân loại sự hòa bình, mang lại cho xã hội sự hòa hợp và mang lại cho gia đình sự hòa thuận. Lạc là sự an lạc, là hạnh phúc cho mình và cho người. Chính sự hòa thuận, thương yêu là nguyên nhân dẫn đến có cuộc sống an lạc cho mình, cho gia đình mình và mọi người xung quanh mình.
Chùa Hòa Lạc dựng lên với tâm nguyện của Cộng đồng người Việt Nam đang sống ở xứ người là không quên mất cội gốc quê cha đất tổ, không đánh mất đi tất cả những nét văn hóa phong tục tập quán của quê hương. Và hòa nhập trong dòng chảy tâm linh của tuệ giác thường chiếu, kết nối hai dòng chảy Phật giáo quê hương và phật giáo bản địa hòa quyện vào nhau tạo thành một dòng chảy giải thoát trong tâm hồn người con Việt.
Chùa Nam Hoà ở Saitama
Chùa được thành lập vào năm 2006 với ý nghĩa: cầu nguyện nước Việt Nam luôn được hòa bình, thịnh vượng. Cầu nguyện những người con Việt đang sống trên đất Nhật luôn được hòa hợp an lạc.
Nam là quốc hiệu của nước Việt Nam, Hòa là Đại Hòa là quốc hiệu của nước Nhật Bản. Do đó, chùa Nam Hòa có nghĩa là ngôi chùa Việt Nam trên nước Nhật.
Chùa Việt Nam ở Kangawa
Ngôi chùa Việt Nam nằm ở thị trấn Aikawa, Kanagawa (Nhật Bản). Chùa đã trở thành điểm đến tâm linh được yêu thích của người Việt Nam sinh sống tại khu vực siêu đô thị Tokyo.
Chùa Việt Nam do Hoà thượng Minh Tuyền sáng lập, được xây dựng và hoàn thành trong giai đoạn 2010 - 2017. Năm 2018, Đại đức Thích Nhuận Ân và sư cô Thích Nữ Giới Bảo tiếp tục quản lý và điều hành chùa Việt Nam.
Vào Chủ nhật hằng tuần, chùa định kỳ tổ chức các buổi lễ, khóa tu với sự tham dự của hàng trăm người Việt Nam là người lao động, người tạm trú ngắn hạn tại Nhật.
Những ngôi chùa ở Pháp mà Việt Kiều nên đi lễ đầu năm Đi lễ chùa đầu năm là một nét đẹp văn hóa tâm linh không thể thiếu của bà con người Việt tại Pháp mỗi dịp Tết đến, Xuân về để cầu sức khỏe, cầu an, cầu lộc cho gia đình, người thân...Tại Pháp có rất nhiều chùa, những ngôi chùa quen thuộc không chỉ với người Việt mà còn với cả cộng đồng người Pháp. |
Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang mạnh mẽ chưa từng thấy "Thủ tướng Suga nhấn mạnh rằng mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đang mạnh mẽ nhất từ trước tới nay và Việt Nam là một đối tác chủ chốt của Nhật Bản ở khu vực Đông Nam Á", ông Yoshida Tomoyuki, Vụ trưởng Vụ báo chí, trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, người phát ngôn của Thủ tướng Nhật Bản cho biết tại cuộc họp báo chiều 19/10. |