e magazine
Những hạt mầm của hạnh phúc

11:02 | 02/05/2024

Những hạt mầm của hạnh phúc.

Những hạt mầm của hạnh phúc

Tháng 5/1960, bà Trần Thị Hoa ở Gia Viễn, Ninh Bình sấp ngửa, xách túi áo quần đón xe tải ngược lên Tây Bắc. Mất đúng nửa tháng vừa đi, vừa chờ, bà mới gặp được chồng lúc ấy đang làm nông binh tại Điện Biên. Vài tháng sau, chị Bùi Thị Hạnh cất tiếng khóc chào đời, trở thành thế hệ hậu duệ đầu tiên của những người… đi dựng xây phân trường Mường Ảng.

Cựu binh Phạm Bá Miều cũng có được hạnh phúc một cách… lạ kỳ khi ở dưới quê hương Thái Bình, làng xã, xóm giềng tự tổ chức đám cưới cho anh – một đám hỏi không chú rể.

Những hạt mầm của hạnh phúc, cứ thế, âm thầm nảy lên, rồi đơm hoa, kết trái trên mảnh chiến trường xưa đầy bom đạn.

Những hạt mầm của hạnh phúc

Những hạt mầm của hạnh phúc

Ông Phạm Bá Miều, nguyên Tiểu đội trưởng thuộc Trung đoàn 174, Đại đoàn 316 mắt ngân ngấn đỏ khi kể lại cho chúng tôi mối lương duyên kỳ lạ của mình. Theo tiếng gọi non sông, năm vừa tròn 19 tuổi, chàng trai trẻ Phạm Bá Miều lên đường nhập ngũ. Sâu dưới đáy ba lô, anh mang theo hình ảnh một người con gái nhỏ nhắn ở quê nhà.

Ông kể, ngày còn trẻ, làng Thụy Dương (Thái Thụy, Thái Bình) của ông bị giặc chiếm đóng. Khi đó, ông cùng một số thanh niên tham gia vào đội du kích địa phương. Tại đây, ông gặp được cô du kích cùng làng, khác thôn. Tình yêu của họ được nhen nhóm lên cùng tình yêu đất nước. Trước ngày ra trận, cả hai đều bịn rịn, không nói nên lời.

Rồi chiến tranh cứ cuốn ông đi, hết Cao – Bắc – Lạng rồi tới Thượng, Hạ Lào. Năm 1954, Phạm Bá Miều cùng Đại đoàn 316 được lệnh về Điện Biên chuẩn bị cho trận đánh cuối cùng. Trải qua 56 ngày đêm “mưa dầm, cơm vắt”, ông may mắn sống sót.

Ngừng lại một lát, ông bảo: Có lẽ, chính bức ảnh giấu kín dưới đáy hành trang đã hóa thành động lực để ông vượt qua mưa bom, bão đạn. Nhưng, ông chưa bao giờ dám hẹn ước hay nghĩ xa xôi, bởi đời lính sống nay, chết mai. Miều sợ người con gái quê lúa sẽ lỡ dở cả một đời nếu chuyện không may ập đến.

Những hạt mầm của hạnh phúc

Sau ngày giải phóng, Phạm Bá Miều tiếp tục được giao nhiệm vụ mới nên không thể về quê. Tới đầu năm 1955, ông bất ngờ nhận được thư của gia đình… giục về cưới vợ. “Trong thư, bố mẹ tôi viết, vợ tương lai các cụ chọn lại chính là cô gái tôi thầm thương trộm nhớ năm nào. Dẫu vậy, do không thể sắp xếp công việc, nên tôi đành khất lại, xin hoãn đám hỏi”, ông kể tiếp.

Những hạt mầm của hạnh phúc

Ông Phạm Bá Miều kể về mối lương duyên vượt qua không gian, khoảng cách của mình. (ẢNH: NHẬT QUANG)

Những tưởng thế là xong, nhưng tới năm 1956, trong đợt về phép đầu tiên thăm quê, Phạm Bá Miều… ngã ngửa khi thấy… cô dâu mới đã ở trong nhà mình được… cả năm nay. Hỏi ra, ông mới biết, do sốt ruột nên ở nhà mọi người đã tổ chức một đám cưới mà không cần… chú rể.

Những hạt mầm của hạnh phúc

Ông bảo: Chiến chinh đã khiến ngay cả những điều bất thường cũng trở nên… bình thường nhất; đưa đến cho ông niềm hạnh phúc bất ngờ. Nhiều năm sau, người tiểu đội trưởng vẫn thi thoảng hỏi vợ: Sao đám cưới vắng chú rể mà em và gia đình vẫn đồng ý? Bà chỉ bảo: Anh bận công tác. Hai bên gia đình thông cảm nên vẫn làm.

Đám cưới của ông đặc biệt đến nỗi anh em trong đơn vị ai cũng biết. Ngay cả khi trở về quê cũ, những người lớn tuổi vẫn nhắc lại như một biểu tượng xúc động của tình yêu vượt qua khoảng cách, thời gian và bom đạn…

Vài năm sau, khi đã ổn định, ông đón bà về Điện Biên. Bà được nhận làm trong nhà ăn tập thể của huyện. Ít lâu sau, thế hệ thứ hai của ông bà lần lượt ra đời trên chính mảnh đất mà ông đã “đốt cháy cả thanh xuân” để giữ gìn, bảo vệ.

Những hạt mầm của hạnh phúc

Năm 1963, ông tiếp tục đưa cả gia đình vào Mường Tè (Lai Châu) nhận nhiệm vụ phụ trách địa bàn. Lúc bấy giờ, để vào được xã, ông phải đi bộ ròng rã nhiều ngày. Gặp đoạn suối dữ, anh cán bộ trẻ cởi trần, buộc chặt ba-lô rồi cố bơi sang bờ đối diện.

“Có lần, khi đang bơi ra giữa dòng, tôi bỗng thấy nước đục ngầu ồ ạt đổ từ đầu nguồn về. Chưa kịp nghĩ được gì thì cả người bị cuốn đi, chung quanh chao đảo. Chỉ tới khi dạt được vào bãi cạn mới biết mình còn sống”, ông kể.

Những hạt mầm của hạnh phúc

Đáng nhớ nhất là quãng thời gian 5 năm (1958-1963) trực tiếp phụ trách xã Hua Bum. Ông Miều bồi hồi kể: "Ðịa bàn lạ, tiếng mình bà con không biết mà tiếng bà con thì mình không hiểu; nhiều người thấy cán bộ người Kinh thì… bỏ chạy, nên đi tìm dân thôi cũng vất vả lắm rồi. Cảm thương khó khăn, thiệt thòi của đồng bào dân tộc thiểu số; quyết tâm thực hiện nhiệm vụ, mỗi ngày chúng tôi đều lên lịch đến từng nhà gặp gỡ bà con. Ban đầu là làm quen, sau thì tiếp xúc bằng việc làm, dần dà đồng bào quen với cán bộ người Kinh, họ cho cán bộ ở cùng và làm theo cách làm của cán bộ".

Không phụ công sức của ông Miều và nhiều đồng chí khác, người dân xã Hua Bum đã nghe theo cán bộ, đã biết cấy lúa, biết nuôi thêm con vịt, con gà cải thiện bữa ăn. Ðời sống đồng bào dân tộc ở Hua Bum dần khá hơn vì không phụ thuộc lối sống nhờ săn bắt, hái lượm.

Đang mặn chuyện, ông chợt ngẩn ra. Những dòng ký ức trong phút chốc ùa về, xô nhau hằn lên trên những nếp nhăn trên khuôn mặt gày guộc. Ông nói mình may mắn vì có bà luôn đồng hành, ngay cả khi khó khăn nhất.

Những hạt mầm của hạnh phúc

Bắt đầu từ năm 1960, bộ đội “hạ sao” được phép về quê đón gia đình lên lập nghiệp. Nghe tin, ai cũng mừng. Cánh lính cũ bắt đầu lên kế hoạch đưa thân quyến về với quê hương mới.

Ông Phạm Đức Cư, năm nay 94 tuổi, nguyên chiến sĩ pháo binh mặt trận Điện Biên cười rộ lên khi nhắc tới kỷ niệm này. Kết thúc chiến dịch 2 năm, trong một lần trở về quê Hưng Hà, Thái Bình, ông cưới vợ rồi lại… đi biền biệt theo nhiệm vụ mới. Những lá thư phải vượt núi rừng, băng qua cổng trời Pha Đi nên cả tháng trời mới nhận được. Không chịu được cảnh xa chồng, vợ ông quyết định bế con ngược miền Tây Bắc.

“Bà ấy mang theo đúng một chiếc hòm quần áo, bế con đi lên Hà Nội, nằm đợi ở bến xe Kim Liên 17 ngày mới đón được xe đi. Rồi lại thêm 2 tuần nữa để tới Điện Biên”, ông nhớ lại.

Những hạt mầm của hạnh phúc

Cựu chiến binh Phạm Đức Cư. (ẢNH: NHẬT QUANG)

Nhưng đến nơi rồi, bà lại chẳng biết tìm ông nơi đâu nên cứ vùa đi, vừa hỏi. Đứa bé 2 tuổi mệt nhoài thi thoảng lại giật mình, khóc ré lên. May mắn, bà gặp được Hội trưởng Hội phụ nữ huyện Điện Biên bấy giờ nên được dẫn đi.

“Lúc đó, nhìn vợ ôm con đi tìm chồng, tôi gần như bật khóc, mừng mừng, tủi tủi. Mừng vì giờ cả gia đình đã được đoàn tụ, nhưng lo vì mọi thứ vẫn còn khó khăn quá, không biết làm sao để nuôi nấng nhau trưởng thành”, ông Cư nghèn nghẹn.

Những hạt mầm của hạnh phúc

Cùng thời điểm này, tại C17 Thanh Tường, cựu binh Trần Quang Hữu cũng tất bật chuẩn bị cho chuyến về vùng chiêm trũng Bình Lục đón vợ. Vốn là lính lái xe, tiện dịp công tác Hà Nam Ninh, ông xin phép thủ trưởng ghé qua nhà đưa gia đình đi cùng. Được đồng ý, đêm trước khi xuất phát, ông Hữu không sao ngủ được. Niềm vui phập phồng trong lồng ngực chàng lính trẻ, khi giấc mơ đoàn viên đang ở rất gần.

Xe dừng ở ga Bình Lục. Ông Hữu xấp ngửa chạy về. Thoáng thấy chồng, bà Nụ quẳng cả quang gánh, nức nở khóc.

- Em có chịu đi lên Tây Bắc với tôi chuyến này không? Nếu đi thì chuẩn bị luôn cho kịp.

Sau hơn 60 năm, bà Trần Thị Nụ vẫn nhớ như in câu nói đầu tiên chồng hỏi. Không mất quá nhiều thời gian, bà gật đầu. Thêm chừng nửa ngày chuẩn bị, chào hỏi bà con, xóm giềng, cô gái nhỏ khi ấy mới 25 tuổi im lặng bước theo chồng về phía ga Bình Lục. Bóng hai người liêu xiêu in trong ráng chiều miền chiêm trũng.

Giờ kể lại, bà vẫn tủm tỉm cười. Bà bảo: Mặc dù hồi đó nghe Điện Biên xa xôi heo hút, nhưng bà vẫn rất thương và muốn ở gần chồng. “Vợ chồng sống cứ xa nhau mãi, bao giờ mới có con bồng. Tôi vẫn nghĩ, rồi sẽ ổn cả thôi, ở đâu có ông ấy thì ở đó là nhà”.

Ít lâu sau, con trai đầu lòng của vợ chồng người lính nông binh trẻ Trần Quang Hữu cất tiếng khóc chào đời trên đất Điện Biên. Tiếng khóc vang lên, như niềm tin vào hạnh phúc đang nảy chồi trên chiến trường xưa đầy bom đạn…

Những hạt mầm của hạnh phúc

Những hạt mầm của hạnh phúc

Ở tuổi gần 90, bà Nụ vẫn ngại ngùng khi kể lại chuyện xưa.

Chuyện của ông Hữu, ông Cư không hề hiếm gặp ở Điện Biên những năm tháng ấy. Vượt qua muôn vàn khó khăn, hàng trăm, hàng nghìn gia đình đã định cư, sinh con đẻ cái trên quê hương thứ hai của mình. Và đến lượt mình, những thế hệ tiếp theo đang từng ngày viết tiếp bản trường ca vỡ đất, vỡ cát mà cha, ông mình đã bắt đầu…

Theo Thiếu tướng Lưu Trọng Lư, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Điện Biên, thế hệ thứ hai, con của các chiến sĩ Điện Biên năm xưa nhiều người cũng đang giữ các vị trí chủ chốt trong hệ thống chính trị của tỉnh.

Những hạt mầm của hạnh phúc

Thiếu tướng Lưu Trọng Lư, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Điện Biên. (ẢNH: NHẬT QUANG)

Bố đồng chí Lê Văn Quý, Phó Chủ tịch tỉnh cũng là một cựu chiến sĩ - công nhân Nông trường Điện Biên. Chị Lầu Thị Mại, nguyên Uỷ viên Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ là con gái của chiến sĩ Điện Biên Lầu A Vừ, chị nghỉ thì con trai chị, cháu là Kháng Mai Thu lại tiếp bước, hiện là Phó Bí thư Tỉnh Đoàn. Anh Lê Văn Hoàn, Bí thư Đảng uỷ xã Pom Lót, huyện Điện Biên cũng là con trai của chiến sĩ Điện Biên Lê Đăng Điệng, người sau này đã từng là Giám đốc Nông trường Điện Biên...

Còn nhiều các trường hợp khác nữa. Họ đã góp phần xây dựng Đảng bộ, Chính quyền, hệ thống chính trị của Điện Biên sau này, tạo nền móng cho một Điện Biên phát triển như ngày nay.

__________________________

Giờ chia tay, ông Hữu khó nhọc đưa chúng tôi ra tận đường. Dưới cái nắng tháng 4, cây anh đào nở muộn trước sân nhà cựu chiến binh lác đác hoa. Cô con dâu, đang làm giáo viên trung học dìu cha theo chân khách. Nhìn cảnh ấy, chúng tôi chợt nhớ tới hai câu thơ trong Tiếng hát con tàu.

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn…

Những hạt mầm của hạnh phúc

Đánh giá về vai trò của các chiến sĩ Điện Biên trong phong trào tái thiết, xây dựng Điện Biên, Thiếu tướng Lưu Trọng Lư, Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh khẳng định: Điện Biên hôm nay đã được bắt đầu từ chính bàn tay người lính.

“Có một số lượng các chiến sĩ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, năm 1958 theo chủ trương của Đảng đã trở lại Điện Biên xây dựng Nông trường Điện Biên, làm công nhân và sinh sống tại tỉnh nhà. Số này đại đa số thuộc quân của Đại đoàn 316 với con số ước tính khoảng trên 2.000 đồng chí”, ông Lư nhấn mạnh.

Những hạt mầm của hạnh phúc

Cựu chiến binh Phạm Văn Ngân, người để lại một phần tay phải của mình tại đồi A1 kể lại cuộc hồi sinh sau chiến tranh.

Thời gian qua, Đảng bộ tỉnh Điện Biên rất trân trọng công lao đóng góp xây dựng Điện Biên của các cựu chiến binh, bộ đội, từ những ngày đầu làm thay đổi việc canh tác lúa bằng thuỷ lợi nhỏ, thuỷ lợi vừa, sau đó là công trình thuỷ lợi lớn; làm thay đổi phương thức sản xuất, hướng dẫn đồng bào bản địa chuyển đổi nhận thức, thay đổi cung cách làm ăn, xây dựng Nông trường Điện Biên thành điểm sáng phát triển kinh tế, làm hậu phương lớn trên miền Bắc.

“Những chiến sĩ Điện Biên đã thành chiến sĩ lái máy cày, chiến sĩ chăn nuôi, trồng trọt, xây dựng Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Tây Bắc. Những cơ sở hạ tầng đầu tiên của Điện Biên cũng được khởi tạo bởi những người lính. Các chiến sĩ Điện Biên đã đốt gạch, nung vôi, xây dựng những công trình công cộng, xây dựng những con đường giao thông đến Điện Biên, đường giao thông từ trung tâm Điện Biên Phủ đến các huyện”, Thiếu tướng Lưu Trọng Lư nhấn mạnh.

Điện Biên tháng 4/2024.

Theo Báo Nhân dân

https://special.nhandan.vn/hat-mam-hanh-phuc/index.html

Theo Báo Nhân dân

Tin bài liên quan

Chiến thắng Điện Biên Phủ - cầu nối giúp Việt Nam và Algeria chia sẻ quá khứ, hướng tới tương lai

Chiến thắng Điện Biên Phủ - cầu nối giúp Việt Nam và Algeria chia sẻ quá khứ, hướng tới tương lai

Sáng ngày 4/11, tại Bảo tàng quốc gia Cựu chiến binh ở thủ đô Algiers, Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria phối hợp cùng Bộ Cựu chiến binh và Người có công Algeria đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Từ chiến thắng Điện Biên Phủ đến cách mạng Algeria: ý nghĩa lịch sử và triển vọng tương lai”.
70 năm Hiệp định Geneve: Hiệp định mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới

70 năm Hiệp định Geneve: Hiệp định mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới

Theo Tổng biên tập tờ Resumen Latinoamericano của Argentina, ông Carlos Aznarez, cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954, việc đàm phán và ký kết Hiệp định Geneve ngày 21/7/1954, cách đây 70 năm, là một mốc son lịch sử của dân tộc Việt Nam và có ý nghĩa thời đại sâu sắc.
Dấu ấn Điện Biên Phủ trong dòng chảy mỹ thuật

Dấu ấn Điện Biên Phủ trong dòng chảy mỹ thuật

Dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024), cùng nhiều loại hình nghệ thuật khác, các triển lãm hội họa và điêu khắc diễn ra sôi nổi, góp phần đưa công chúng tìm hiểu và trải nghiệm những tháng ngày lịch sử hào hùng của dân tộc, đồng thời tôn vinh các nghệ sĩ tạo hình đã và đang đóng góp tài năng sáng tạo của mình trên mặt trận văn hóa.

Tin mới

Thanh Hóa tiếp nhận gần 30 tỷ đồng từ GNI để hỗ trợ phát triển cộng đồng

Thanh Hóa tiếp nhận gần 30 tỷ đồng từ GNI để hỗ trợ phát triển cộng đồng

Ngày 21/11, UBND tỉnh Thanh Hóa có Quyết định số 4614/QĐ-UBND phê duyệt tiếp nhận khoản viện trợ 1.234.940 USD, tương đương gần 30 tỷ đồng thực hiện dự án “Hỗ trợ phát triển cộng đồng huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa” do Tổ chức Good Neighbors International (GNI) Hàn Quốc - Văn phòng đại diện tại Việt Nam tài trợ.
Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước có Quyết định số 1267/QĐ-CTN ngày 21/11/2024 về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định là Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 940 và Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, Chủ nhiệm bay Trung đoàn 940 (Trường Sĩ quan Không quân, Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng).

Tin khác

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc: Doanh nghiệp sẽ phát triển nếu các điểm nghẽn thể chế được tháo gỡ

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc: Doanh nghiệp sẽ phát triển nếu các điểm nghẽn thể chế được tháo gỡ

Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV hiện đang xem xét những dự luật quan trọng về kinh tế, tác động trực tiếp đến cộng đồng doanh nghiệp. Chính vì vậy, dư luận hiện đang rất hy vọng vào sự thay đổi này, để từ đó có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn về thể chế như Tổng Bí thư Tô Lâm nêu lên. Thời Đại đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc, Tư lệnh Binh đoàn 12, Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn về nội dung trên.
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana

Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana

Từ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
Bàn giao 3 thư viện cho các trường học ở huyện miền núi Quỳ Châu (Nghệ An)

Bàn giao 3 thư viện cho các trường học ở huyện miền núi Quỳ Châu (Nghệ An)

Ngày 21/11, tổ chức Zhi Shan Foundation tại Việt Nam phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An; Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quỳ Châu tổ chức Lễ bàn giao 3 thư viện cho 3 trường học tại huyện miền núi Quỳ Châu (Nghệ An).
Đại sứ quán Thụy Điển trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh Việt Nam

Ngày 21/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội, phối hợp với Ủy ban Nhân dân quận Cầu Giấy, phòng Giáo dục và Đào tạo Cầu Giấy, đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Phiên bản di động