Những 'điểm nóng' biên giới Việt – Trung: Ải Nam Quan ở đâu? (Bài 6)
Nepal muốn đối thoại song phương về tranh chấp biên giới với Trung Quốc Theo Nepal times, tờ Annapurna Post tiết lộ rằng một số làng ở Nepal thực sự nằm trong lãnh thổ Trung Quốc. Nepal cho rằng ... |
Thiêng liêng những cột mốc đặc biệt trên biên giới Việt Nam Mỗi cột mốc nơi biên giới đều mang ý nghĩa thiêng liêng là đánh dấu chủ quyền biên giới, lãnh thổ, lãnh hải quốc gia. ... |
Để làm sáng tỏ những thắc mắc, nghi ngờ đó, với tư cách là người trực tiếp tham gia đàm phán, phân giới, cắm mốc, tôi xin cung cấp những thông tin chính thức về quá trình giải quyết ở một số khu vực được coi là “điểm nóng” của biên giới đất liền Việt – Trung.
Ảnh chụp Ải Nam Quan từ đầu thế kỷ 20 |
“Hữu Nghị Quan”, còn có tên “Ải Nam Quan”, “Mục Nam Quan” (Cửa ải nhìn về phương Nam), là một cửa khẩu biên giới Trung Quốc - Việt Nam, nằm ở thôn Ải Khẩu, trấn Hữu Nghị, thành phố Bằng Tường, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Hữu Nghị Quan cách Bằng Tường 15 km về phía tây và cách Đồng Đăng 5 km về phía bắc.
Khu vực biên giới Hữu Nghị Quan là một trong 164 khu vực loại C, là những khu vực được hình thành sau khi Việt Nam và Trung Quốc tiến hành đối chiếu bản đồ đường biên giới chủ trương năm 1994. Khu vực này liên quan đến đoạn biên giới đi qua tuyến đường bộ nối liền hai nước và đi qua tuyến đường sắt liên vận.
Đường biên giới Việt - Trung đi qua tuyến đường bộ đã được mô tả trong Biên bản hoạch định năm 1886 giữa Pháp và nhà Thanh là "đường biên nằm ở phía nam Ải Nam Quan, trên con đường từ Nam Quan đến làng Đồng Đăng”. Khi phân giới, Pháp và nhà Thanh (Trung Quốc), đã cắm mốc số 18 để cố định đường biên giới này, vị trí của mốc này cũng được mô tả là "nằm trên con đường từ Nam Quan đến Đồng Đăng". Tuy nhiên mốc này đã bị mất. Trên bản đồ cắm mốc Pháp - Thanh năm 1894, địa danh “Ải Nam Quan” được thể hiện ở phía Bắc đường biên giới.
Theo biên bản phân định biên giới Pháp-Thanh ngày 7-4-1886, đường biên giới khu vực Nam Quan được mô tả nguyên văn:
La Commission de Délimitation Franco-Chinoise a reconnu, le sept avril mil huit cent quatre-vingt-six, qu’à partir du point situé à cent mètres en avant de la Porte de Nam-Quan, sur la route de Nam-Quan à Ðồng-Ðăng, la frontière remonte à l’Ouest jusqu’au sommet de la montagne rocheuse sur lequel est situé le fort marqué A sur le croquis ci-joint,…
Tạm dịch:
Ủy ban Pháp-Trung phân định Biên giới nhìn nhận: từ một điểm được xác định cách cổng Nam Quan 100 thước trên đường từ Nam Quan về Ðồng Ðăng, đường biên giới theo hướng Tây, đi lên đỉnh ngọn núi đá mà trên đó có một đồn binh được đánh dấu là điểm A ở trên sơ đồ kèm theo đây…
Theo biên bản cắm mốc trên thực địa ngày 21-4-1891 cột mốc tại khu vực Nam Quan được xác định như sau:
“Cột thứ 18, Trấn Nam Quan ngoại 鎭南關外: Trên đường Nam Quan về Ðồng Ðăng, cách cửa khoảng 100 thước về hướng Nam. Nguyên văn tiếng Pháp trong biên bản: A environ 100m en avant de la porte de Nam-Quan.”
Như vậy, căn cứ vào các tư liệu có giá trị pháp lý theo Thoả thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ mà Việt Nam và Trung Quốc ký năm 1993, thì rõ ràng đường biên giới tại khu vực này luôn nằm về phía nam “Ải Nam Quan”, chứ không phải đi qua “Ải Nam Quan” theo tiềm thức của người Việt Nam.
Khi thể hiện đường biên giới chủ trương ở khu vực này, Việt Nam đã vẽ đường biên giới (màu đỏ trên bản đồ). Theo đó, đường biên giới chủ trương của Việt Nam không vẽ qua “Ải Nam Quan” mà vẽ về phía nam “Ải Nam Quan”. Còn đường biên giới chủ trương của Trung Quốc (màu xanh trên bản đồ) vẽ lệch về phía nam, đi qua cột Km số 0 trên tuyến đường bộ nối liền giữa hai nước. Với hai đường biên giới chủ trương khác nhau đó, hai bên tạo thành khu vực 294C, khá rộng, trải dài từ tây sang đông của tuyến đường bộ.
Bản đồ phân giới Việt - Trung tại khu vực ải Nam Quan |
Trong khi đàm phán hoạch định đường biên giới ở khu vực này, hai bên đều không có đủ căn cứ pháp lý rõ ràng để bảo vệ đường biên giới chủ trương của mình. Vì vậy đã thống nhất lựa chọn một đường biên giới theo các nguyên tắc mà hai bên đã thỏa thuận để hoạch định biên giới ở các khu vực loại C có nhận thức khác nhau.
Đường màu tím trên sơ đồ kèm theo là đường biên giới đã được hoạch định cuối cùng mà hai bên chấp nhận, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản mà hai bên thỏa thuận, đảm bảo công bằng, thỏa đáng cho cả hai bên, đảm bảo lợi ích cơ bản lâu dài của hai nước.
TS Trần Công Trục trong một chuyến đi khảo sát thực địa biên giới Việt - Trung |
Như vậy không có chuyện Việt Nam đã "nhường" Ải Nam Quan cho Trung Quốc như nhiều người suy diễn theo cảm tính và dựa vào những thông tin thiếu khách quan, không có giá trị pháp lý.