Trang chủ Chính trị - Xã hội Bình luận
15:38 | 20/12/2020 GMT+7

Những bài học kinh nghiệm từ công tác giảm nghèo bền vững

aa
Từ công tác giảm nghèo bền vững trong thời gian qua, nhiều tỉnh, thành, đơn vị đã rút ra một số bài học kinh nghiệm thiết thực, hiệu quả.
Hợp tác kiến tạo môi trường phát triển bền vững trong khu vực Hợp tác kiến tạo môi trường phát triển bền vững trong khu vực
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự các Hội nghị cấp cao lần này thể hiện sự coi trọng của Việt Nam với chiến lược hợp tác khu vực, nhấn mạnh vai trò của hợp tác trong ứng phó với các thách thức chung.
Đổi thay từ chính sách dân tộc ở huyện nghèo vùng biên Đổi thay từ chính sách dân tộc ở huyện nghèo vùng biên
Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chương trình, dự án đặc thù cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, biên giới đã và đang góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn nơi vùng cao biên giới.

Phú Yên: 5 kinh nghiệm

Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 - 2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên, đến cuối năm 2019 còn 10.271 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3,93%; dự ước cuối năm 2020 còn 2,54%, đạt chỉ tiêu theo Nghị quyết đề ra.

Kết quả qua 05 năm thực hiện (giai đoạn 2011 - 2015), đã có hơn 37.600 hộ thoát nghèo. Tính bền vững trong công tác giảm nghèo đã được cải thiện đáng kể, hộ tái nghèo và nghèo phát sinh mới trong 05 năm chỉ chiếm 7,1% so với tổng số hộ nghèo, giảm 5,87% so với giai đoạn 2006 - 2010 (tỷ lệ tái nghèo và hộ nghèo phát sinh của giai đoạn 2006-2010 là 12,97). Đầu năm 2016, toàn tỉnh có 30.803 hộ, tỷ lệ hộ nghèo 12,62%. Đến cuối năm 2019 còn 10.271 hộ, chiếm tỷ lệ 3,93% và dự ước cuối năm 2020 còn 2,54%, đạt chỉ tiêu theo Nghị quyết đề ra.

Những bài học kinh nghiệm từ công tác giảm nghèo bền vững

Từ công tác giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 - 2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên, đã rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm làm chuyển biến về nhận thức của người dân trong công tác giảm nghèo, ý thức được trách nhiệm của mình, từ đó tự vươn lên thoát nghèo, tránh tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước.

Hai là, cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền và huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân thực hiện chính sách giảm nghèo theo hướng bền vững.

Ba là, phải thực hiện lồng ghép tốt các chương trình, dự án, nguồn vốn trên địa bàn để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bằng một cơ chế chỉ đạo tập trung thống nhất từ huyện đến cơ sở.

Bốn là, xác định rõ nguyên nhân nghèo của từng địa phương, từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch giảm nghèo với những giải pháp phù hợp, đúng hướng, giúp người nghèo, xã nghèo, xã khó khăn vươn lên thoát nghèo.

Năm là, đẩy mạnh công tác xây dựng nhân rộng mô hình giảm nghèo với phương châm mỗi địa phương có một mô hình hiệu quả; hướng dẫn cách làm ăn; phát huy hệ thống dạy nghề, tập trung ngành nghề gắn với thực tiễn sản xuất, nhu cầu học nghề của từng đối tượng và nhu cầu việc làm; tổ chức sơ, tổng kết kịp thời.

Hải Dương: đúc rút 5 bài học

Từ quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, tỉnh Hải Dương đúc rút một số bài học kinh nghiệm bước đầu:

Một là, cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền và huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân thực hiện chính sách giảm nghèo theo hướng bền vững. Ban chỉ đạo giảm nghèo của tỉnh và các huyện cần phải điều tra, khảo sát sâu sắc tình hình cụ thể từng địa bàn, rà soát từng nhóm đối tượng để trên cơ sở đó vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng nhóm đối tượng để đưa ra những mô hình giảm nghèo hiệu quả. Cần thu hút và huy động được được các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài nước giúp đỡ các đối tượng nghèo (hỗ trợ tài chính; kinh nghiệm, công nghệ, kỹ thuật). Đưa mục tiêu giảm nghèo bền vững thành tiêu chí quan trọng trong phương hướng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị.

Những bài học kinh nghiệm từ công tác giảm nghèo bền vững
Nhiều mô hình áp dụng có hiệu quả trong thực tế.

Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách giảm nghèo của địa phương. Công tác tuyên truyền phong phú về nội dung, cách thức, bao phủ rộng thì chủ trương, chính sách về giảm nghèo bền vững nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo ra hiệu ứng sâu rộng. Một trong những kinh nghiệm hiệu quả của Hải Dương là sử dụng các phương tiện truyền thông để tuyên truyền, vận động một cách sâu rộng đến người dân. Hình thức tuyên truyền: qua đài phát thanh, truyền hình; qua báo chí; qua các lớp tập huấn; qua các buổi họp thôn, làng...

Ba là, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế gắn liền với thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. Tăng trưởng kinh tế ổn định là sơ sở, tiền đề nguồn lực cho giảm nghèo bền vững. Vì thế, tỉnh Hải Dương tập trung khắc phục những khó khăn, huy động mọi tiềm năng để giữ ổn định và từng bước đẩy mạnh tăng trưởng, phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, thực hiện bảo đảm an sinh xã hội, nhất là đối tượng yếu thế trong xã hội: đẩy mạnh chính sách giải quyết việc làm cho người dân nghèo; hỗ trợ việc mua bảo hiểm y tế cho người dân nghèo; trợ giúp kịp thời những đối tượng gặp rủi ro... Do giảm nghèo là một trong những trụ cột quan trọng của chính sách an sinh xã hội nên các trụ cột khác thuộc chính sách an sinh xã hội sẽ tác động, hỗ trợ chính sách giảm nghèo. Cho nên, phải có những biện pháp đồng bộ, phù hợp để thúc đẩy giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội hiệu quả, nhanh chóng.

Bốn là, thường xuyên nghiên cứu, đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện giảm nghèo về: hoạch định chính sách và chỉ đạo thực hiện; huy động và sử dụng các nguồn lực (đặc biệt là nguồn lực tài chính); xây dựng, đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo; kinh nghiệm về đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế hiệu quả, bền vững;... Ngoài ra, phải thường xuyên nghiên cứu, trao đổi với các địa phương khác trong khu vực và cả nước để học tập những kinh nghiệm, sáng tạo.

Năm là, phát huy vai trò “tự giảm nghèo bền vững”, “tự an sinh” của những đối tượng thuộc hộ nghèo. Đây là một trong những vấn đề cốt lõi, quan trọng, đóng vai trò là chủ thể của chính sách giảm nghèo bền vững. Tỉnh cần tuyên truyền giáo dục và có biện pháp hữu hiệu để mỗi hộ nghèo thấy được trách nhiệm trong việc giảm nghèo; tránh tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước và xã hội. Nâng cao ý thức tự lập vươn lên của mỗi hộ dân và cộng đồng dân cư để khẳng định mình trong xã hội, có trách nhiệm cải thiện và nâng cao đời sống của bản thân và gia đình trước sự phát triển, đi lên của xã hội.

An Giang: bài học thực tế

Qua quá trình thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo, An Giang rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, phải xác định xóa đói, giảm nghèo là một trong những chính sách ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là mục tiêu hàng đầu của các mục tiêu thiên niên kỷ. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo phải hướng vào những vùng còn tỷ lệ hộ nghèo cao như vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với tinh thần: về chủ trương, phải đúng trọng tâm, đúng trọng điểm; về chỉ đạo, phải quyết liệt, biết khối lượng công việc, lực lượng thực hiện, thời hạn hoàn thành; về chủ trì, phải gương mẫu, tận tụy, sâu sát, dân chủ, sáng tạo nhưng đúng pháp luật của Nhà nước.

Thứ hai, xây dựng lộ trình thực hiện các chính sách, cơ chế đặc thù, các biện pháp đột phá, nhằm thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn. Đi đôi với công tác này, phải tích cực giải quyết việc làm cho người lao động, gắn với đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đào tạo nghề ngắn hạn cho người lao động ở nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp nhằm nâng cao kiến thức tay nghề, đủ điều kiện tham gia thị trường lao động chất lượng cao. Đây là một trong những giải pháp tích cực có tác động rất lớn đối với công tác xóa đói, giảm nghèo ở Thừa Thiên - Huế.

Thứ ba, xã hội hóa các hoạt động xóa đói, giảm nghèo, phát động phong trào quần chúng sâu rộng trong toàn tỉnh. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống. Phấn đấu thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững thông qua việc đẩy mạnh các chương trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, các chương trình hỗ trợ về sản xuất và đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, các xã đặc biệt khó khăn kết hợp và lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn và dựa trên cơ sở đề xuất của nhân dân cho phù hợp; đồng thời, xem việc xóa nhà ở tạm là nội dung quan trọng trong chương trình xóa đói, giảm nghèo của địa phương.

Thứ tư, thiết lập cơ chế phân bổ ngân sách công bằng, minh bạch và có tính khuyến khích cao, tạo điều kiện cho các địa phương chủ động trong việc huy động nguồn lực tại chỗ cũng như lồng ghép với các nguồn khác, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn lực, bảo đảm đúng mục tiêu, đúng đối tượng, không thất thoát; kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí của chương trình không đúng mục đích, không có hiệu quả.

Thứ năm, hằng năm, tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết để đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo và xóa nhà ở tạm; kịp thời khen thưởng để động viên nhân tố tích cực, khắc phục những yếu kém, tồn tại để tổ chức thực hiện chương trình tốt hơn cho những năm tiếp theo.

Giảm nghèo từ ứng dụng công nghệ 4.0 Giảm nghèo từ ứng dụng công nghệ 4.0
Hợp tác kiến tạo môi trường phát triển bền vững trong khu vực Hợp tác kiến tạo môi trường phát triển bền vững trong khu vực
Phạm Nguyễn

Bình luận

Các tin bài khác

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc

Nhân dịp đón Năm Mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc". Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng
Đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt-Trung đi vào chiều sâu, thực chất

Đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt-Trung đi vào chiều sâu, thực chất

Trước thềm chuyến thăm Trung Quốc và đồng chủ trì phiên họp Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương phía Việt Nam Bùi Thanh Sơn, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai đã trả lời phỏng vấn báo chí về mục đích, ý nghĩa chuyến công tác cũng như tình hình và triển vọng hợp tác giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc.
Ra mắt bộ mới Tạp chí Sức khỏe trẻ em

Ra mắt bộ mới Tạp chí Sức khỏe trẻ em

Sáng 21/10, tại Hà Nội, Tạp chí Sức khỏe trẻ em đã tổ chức Lễ ra mắt bộ mới Tạp chí Sức khỏe trẻ em (in và điện tử).
Bộ trưởng Ngoại giao Malawi đặt nhiều kỳ vọng vào quan hệ với Việt Nam sau cột mốc lịch sử

Bộ trưởng Ngoại giao Malawi đặt nhiều kỳ vọng vào quan hệ với Việt Nam sau cột mốc lịch sử

Trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) khóa 79 ở New York, tại trụ sở Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã cùng Bộ trưởng Ngoại giao Malawi Nancy Tempo chứng kiến Lễ ký thông cáo chung thiết lập quan hệ ngoại giao.

Đọc nhiều

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp thăm Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp thăm Việt Nam

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 đến 15/4/2025.
Hậu phương quốc tế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Hậu phương quốc tế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất và chủ nghĩa xã hội, đứng vào hàng ngũ các quốc gia, dân tộc tiên phong trên thế giới. Độc lập, tự do và thống nhất đất nước là lẽ sống chân chính, là lý tưởng lớn của toàn dân tộc.
Quyết định hoãn áp thuế là “nghệ thuật đàm phán” của ông Trump?

Quyết định hoãn áp thuế là “nghệ thuật đàm phán” của ông Trump?

Phát ngôn viên Nhà Trắng Karoline Leavitt nói việc Tổng thống Donald Trump bất ngờ đảo ngược chính sách thuế quan là một phần của “nghệ thuật đàm phán”, ám chỉ tới cuốn sách cùng tên được chấp bút năm 1987 của ông Trump.
Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: Phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên nhiều lĩnh vực

Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: Phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên nhiều lĩnh vực

Sau các chuyến thăm lẫn nhau mang ý nghĩa lịch sử của lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước những năm gần đây, quan hệ song phương đã có những bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện.
Quân y Việt - Trung khám, chữa bệnh cho người dân biên giới hai nước

Quân y Việt - Trung khám, chữa bệnh cho người dân biên giới hai nước

Ngày 12/4, tại huyện Cao Lộc (tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam) đã diễn ra chương trình khám, chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân địa phương. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9.
Sĩ quan, cán bộ trẻ Việt  - Trung cùng xây dựng biên giới hòa bình, ổn định

Sĩ quan, cán bộ trẻ Việt - Trung cùng xây dựng biên giới hòa bình, ổn định

Ngày 11/4, tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn), Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) phối hợp Tổng trạm Kiểm tra Biên phòng xuất nhập cảnh Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức chương trình giao lưu sĩ quan, cán bộ trẻ hai bên.
Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 diễn ra từ ngày 16 - 17/4

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 diễn ra từ ngày 16 - 17/4

Ngày 9/4 tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt báo chí thông tin về Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9. Theo thông tin tại cuộc gặp, hoạt động sẽ diễn ra từ ngày 16 - 17/4 tại tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
11 nuoc co quan he doi tac chien luoc toan dien voi viet nam
canh bao gia tang lua dao tren khong gian mang
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ
Phiên bản di động