Nhóm tình nguyện viên đầu tiên của Chương trình Hòa bình tới Việt Nam
Trọng tâm của Chương trình Hòa bình tại Việt Nam là giảng dạy tiếng Anh, phù hợp với ưu tiên quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong công tác Giảng dạy tiếng Anh.
Các tình nguyện viên háo hức khi đặt chân đến Việt Nam. (Nguồn: TLS Hoa Kỳ) |
Theo đó, các tình nguyện viên Chương trình Hòa bình sẽ làm việc tại các trường Trung học phổ thông tại các quận huyện Hà Nội từ đầu tháng 1/2023, sau khi kết thúc 10 tuần tập huấn toàn diện nhằm nâng cao năng lực hiểu biết về văn hóa cũng như các kỹ năng cần thiết trong công tác giảng dạy hiệu quả phù hợp với hệ thống giáo dục tại Việt Nam.
Các tình nguyện viên sẽ được phân công đồng giảng dạy tại các tiết học tiếng Anh cùng với giáo viên tiếng Anh tại địa phương.
Trước khi rời Hoa Kỳ, ngày 25/10, các tình nguyện viên đã tụ họp tại Washington D.C. Tại đây, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Dũng đã phát biểu và bày tỏ sự khích lệ đối với các tình nguyện viên.
Việc nhóm tình nguyện viên đầu tiên tới Việt Nam đánh dấu một mốc quan trọng trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, được xây dựng trên nền tảng ngoại giao nhân dân và quan hệ đối tác chặt chẽ trong nhiều thập niên nhằm thúc đẩy công tác giảng dạy tiếng Anh.
Các tình nguyện viên được đoàn Việt Nam hướng dẫn. (Nguồn: TLS Hoa Kỳ) |
Được biết, Chương trình Hòa bình là cơ quan độc lập thuộc ngành hành pháp của chính phủ Hoa Kỳ, chịu trách nhiệm vận hành chương trình tình nguyện nhằm hỗ trợ chính phủ các nước sở tại trong công tác thực thi các ưu tiên phát triển.
Kể từ khi Tổng thống John F. Kennedy thành lập Chương trình Hòa bình vào năm 1961, cho đến nay đã có hơn 240.000 tình nguyện viên là công dân Hoa Kỳ phục vụ tại trên 142 quốc gia trên thế giới. Việt Nam là quốc gia thứ 143, theo lời mời và đối tác với Chương trình Hòa bình.
Sứ mệnh của Chương trình Hòa bình là thúc đẩy hòa bình và tình hữu nghị thế giới thông qua ba mục tiêu: (1) Hợp tác với người dân tại các quốc gia có nhu cầu về nguồn nhân lực được đào tạo; (2) Tăng cường hiểu biết của người dân Hoa Kỳ về các quốc gia họ đã phục vụ và (3) Tăng cường hiểu biết về người dân Hoa Kỳ của nhân dân các quốc gia tiếp nhận tình nguyện viên.
Đại sứ Nguyễn Thị Bích Huệ nhận Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh của Pháp Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh của Cộng hoà Pháp là sự ghi nhận, đánh giá cao đối với các nhà ngoại giao đã đóng góp để làm sâu sắc mối quan hệ hữu nghị giữa Pháp và Việt Nam, cũng như phong trào Pháp ngữ. |
Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của tiến trình phi thực dân hóa tại Liên hợp quốc Việt Nam cho rằng cần thúc đẩy đối thoại chính trị mang tính xây dựng, tìm kiếm hòa bình lâu dài trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc và các nghị quyết liên quan của Đại hội đồng Liên hợp quốc. |