Trang chủ Bờ cõi biển đảo Nhịp sống biển đảo
18:40 | 17/09/2021 GMT+7

Nhọc nhằn nghề mưu sinh ven biển

aa
Nhìn cơn mưa nặng hạt những ngày giữa tháng 9 chưa có dấu hiệu giảm do ảnh hưởng của cơn bão số 5, ngư dân Bảy Vĩnh thở dài ngao ngán: “Ðã 3, 4 ngày rồi, mưa đâu mà mưa hoài, kiểu này là “đói” chứ không phải chơi”.
Mưu sinh mùa nắng lửa Mưu sinh mùa nắng lửa
Cái nóng vào lúc giữa trưa đã vượt quá ngưỡng 40 độ C vào hơn 14h chiều lên đến 42 độ C khiến người dân “ngất ngư” khi ra đường. Vậy nhưng vẫn có những người lặng lẽ lau những giọt mồ hôi, chấp nhận cái nóng, cái nắng rát mặt để mưu sinh.
Khát vọng vươn xa của xã bãi ngang ven biển Cà Mau Khát vọng vươn xa của xã bãi ngang ven biển Cà Mau
Huyện Phú Tân nằm ở phía Tây của tỉnh Cà Mau, xã Nguyễn Việt Khái là điểm cực Tây của địa phương này. Huyện Phú Tân có 8 xã, trong đó 5 xã đã về đích NTM, 2 xã cơ bản hoàn thành bộ tiêu chí, riêng xã bãi ngang ven biển Nguyễn Việt Khái vẫn còn nhiều khó khăn. Có một điều thú vị là hiện nay, khu trung tâm hành chính các cơ quan của huyện lại đang đứng chân trên địa bàn khó khăn nhất này. Chủ tịch UBND huyện Võ Trường Giang từng nhiều lần gan ruột: “Nguyễn Việt Khái đang đi đúng hướng, nhưng không phải với cái danh xã bãi ngang ven biển khó khăn, mà phải là một xã ven biển giàu đẹp, xã NTM trong tương lai gần”.
Cà Mau: Cuộc sống mưu sinh của bà con ở cửa biển Giá Lồng Đèn Cà Mau: Cuộc sống mưu sinh của bà con ở cửa biển Giá Lồng Đèn
Cuối tuần, có dịp ngay con nước xổ vuông, anh Phạm Hoàng Hiển, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, rủ tôi đi "phượt". Không ở đâu xa, chỉ đi xuồng khoảng 15 phút là đến nơi. Đó là cửa biển Giá Lồng Đèn, ấp Thuận Tạo, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, nơi được biết đến với nơi phù sa bồi đắp, nằm bên cạnh cửa biển Hố Gùi. Bà con ở cửa biển nhỏ này chủ yếu đánh bắt gần bờ, khai thác những sản vật thiên nhiên để mưu sinh.

Có lẽ từ “đói” theo lời của ngư dân Bảy Vĩnh là hơi quá, nhưng khó khăn, thiếu thốn là điều đang diễn ra đối với ngư dân sống bằng nghề khai thác ven bờ hiện nay. Bởi họ đang chịu tác động “kép” từ đại dịch Covid-19 làm giá cá, tôm giảm thấp và đang trong mùa mưa bão. Câu chuyện mưu sinh của những ngư dân ven biển giờ đây càng nhọc nhằn, hiểm nguy gấp bội.

Nối nghề cha, anh Bảy Vĩnh (Nguyễn Hữu Vĩnh) được sinh ra và lớn lên chính bằng nguồn tài nguyên biển ven bờ dọc theo khu vực từ Tiểu Dừa, xã Khánh Tiến, huyện U Minh đến huyện Trần Văn Thời. Như hầu hết bà con mưu sinh bằng nguồn lợi ven biển khác từ Tây sang Ðông, gia đình anh Bảy Vĩnh cũng thuộc hộ di dân tự do, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Do không có đất sản xuất nên phần lớn cuộc sống gia đình phụ thuộc vào sự hào sảng của biển cả theo từng con nước.

Chỉ mới bước qua tuổi ngoài 40 nhưng anh Vĩnh đã có thâm niên hơn 25 năm mưu sinh trên vùng ven biển Tây này. “Khoảng 14, 15 tuổi gì đó đã theo cha ra biển mưu sinh, dọc theo mé biển từ Tiểu Dừa đến tận Sông Ðốc của huyện Trần Văn Thời, không có khu vực nào mà mình chưa từng đến. Vất vả mấy mươi năm, vậy mà khi nhìn lại vẫn chưa có gì, vẫn không thể thoát khỏi cảnh làm ngày nào ăn ngày đó”, anh Vĩnh đưa mắt đảo một vòng căn nhà, thì thầm chia sẻ.

Ngay khi vào mùa mưa, gia đình anh Vĩnh đã chủ động chằng chống, gia cố căn nhà, tuy nhiên vẫn chưa thể giúp anh yên tâm. “Do cơ bản là nhà tạm, nên dù gia cố cỡ nào cũng không thể chắc chắn được, chỉ có thể chống chịu với mưa gió bình thường, còn khi có bão hay gió giật thì khó trụ được lắm, nhất là trong điều kiện thời tiết cực đoan như hiện nay”, anh nói.

Không riêng gia đình anh Vĩnh, theo thống kê, toàn huyện U Minh hiện có khoảng 7.744 căn nhà bán kiên cố và nhà tạm. Theo kế hoạch sơ tán dân khi có bão mạnh, siêu bão đổ bộ vào địa bàn huyện, thì số dân cần di dời trên 3.374 người nếu trường hợp bão dưới cấp 10. Còn nếu xảy ra trường hợp bão từ cấp 10 trở lên, thì tổng số dân cần di dời tại chỗ và sơ tán là 31.645 người. Trong đó, xã Khánh Tiến cần sơ tán dân tại chỗ 4.000 người, sơ tán dân đi nơi khác là 121 hộ với 525 người; xã Khánh Hội sơ tán dân tại chỗ 6.996 người, sơ tán dân đi nơi khác là 2.092 hộ với 6.590 người.

Tại cửa biển vàm Ba Tỉnh, phương tiện khai thác nhỏ ven bờ chiếm đa số.

Do tác động của biến đổi khí hậu, những năm gần đây, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là tình trạng dông lốc cục bộ thường xuyên xảy ra gây đổ sập nhà cửa, tình trạng sạt lở cửa biển, cửa sông ngày một nghiêm trọng… Ngoài ra, tại một số cửa biển trong tỉnh, không ít hộ dân vẫn đang sử dụng các loại phương tiện nhỏ, trang bị thô sơ để hoạt động đánh bắt, khai thác thuỷ sản. Thực tế này càng làm gia tăng mức độ nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của người dân, nhất là cư dân sống ven biển.

Mưa dông những ngày qua cũng đã làm sập 1 căn nhà và tốc mái 3 căn nhà của 4 hộ dân trên địa bàn Ấp 2, xã Khánh An, huyện U Minh, nâng tổng mức thiệt hại về tài sản do thiên tai từ đầu năm đến nay trên toàn tỉnh lên đến trên 8,2 tỷ đồng. Ðau lòng hơn, thiên tai đã làm 3 thuyền viên mất tích trên biển, 3 người chết, 5 người bị thương, 4 tàu cá và 1 sà lan bị chìm. Bên cạnh đó, nhiều diện tích lúa, hoa màu, nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại và ảnh hưởng do bị ngập, tràn và hơn 829 căn nhà bị thiệt hại, ảnh hưởng...

Thiệt hại về tính mạng, tàu thuyền, nhà cửa là câu chuyện quá rõ ràng mỗi khi có dông, lốc bất ngờ xảy ra trên biển. Tuy nhiên, vì cuộc sống, nhiều ngư dân ven biển vẫn bất chấp nguy hiểm, ngày đêm bám biển để mưu sinh. Tại nhiều cửa biển nhỏ dọc từ Tây sang Ðông trên địa bàn tỉnh, vẫn còn hàng ngàn phương tiện nhỏ đang hoạt động nghề đánh bắt thuỷ sản với các nghề chủ yếu là lưới rê, lưới ghẹ, đặt lú bát quái và ốc mực mé.

Tại khu vực cửa biển Ðá Bạc, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, nơi hiện có gần 100 phương tiện khai thác ven bờ, đời sống người dân nơi đây đa phần cũng lâm vào tình cảnh khó khăn và chấp nhận đánh đổi sự hiểm nguy lấy “cơm ăn, áo mặc”. Anh Trần Văn Út (ấp Kinh Hòn) bộc bạch: “Chủ yếu là sáng đi, chiều vào, các thành viên tham gia khai thác chủ yếu là người trong gia đình, vợ chồng và con. Trên tàu thường trang bị áo phao, can; thông tin liên lạc là điện thoại. Dù biết nguy hiểm, nhưng không làm thì lấy gì sống. Vốn đã khó khăn lại thêm dịch bệnh, suốt thời gian qua có làm ăn được gì đâu, khai thác đã không có, mà giá thành sản phẩm lại giảm sâu”.

Do tự phát và nhỏ lẻ nên những phương tiện thuộc diện này thường không được đăng ký, đăng kiểm, hoạt động một cách lén lút, từ đó mức độ nguy hiểm càng tăng cao.

Thời gian qua, nhằm giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra đối với cư dân sống ngoài đê biển, ven biển, ngành chức năng tỉnh đã cho xây dựng nhiều khu tái định cư, định canh; xây dựng kế hoạch, phương án theo từng cấp độ rủi ro thiên tai, đối với từng loại thiên tai, sơ tán dân tránh trú bão; hướng dẫn người dân cách chằng chống nhà cửa… Tuy nhiên, để những cư dân sống ven biển không còn canh cánh nỗi lo khi mùa mưa bão đến, thì cần có các mô hình sinh kế bền vững, chuyển đổi nghề… nhằm góp phần vào công tác giảm nghèo và thực hiện thắng lợi mục tiêu trong kế hoạch phát triển bền vững kinh tế biển trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo mục tiêu của kế hoạch này, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân tăng 7%/năm; trong đó, các ngành kinh tế biển, thuần biển đóng góp khoảng 40-45% tổng thu ngân sách của tỉnh. Theo đó, thời gian tới, tỉnh tập trung đầu tư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng khu vực ven biển, bao gồm cả hạ tầng các đô thị ven biển, ưu tiên đầu tư xây dựng trên đường bộ kết nối tuyến giao thông hành lang ven biển liên kết vùng; các tuyến vận tải đường biển kết nối Cà Mau với các trung tâm kinh tế, khu kinh tế, các cụm đảo, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển, đảo. Trong đó, tập trung đầu tư và nâng cấp để phát triển đô thị Sông Ðốc và đô thị Năm Căn trở thành đô thị loại III vào năm 2025; phát triển đô thị Sông Ðốc trở thành đô thị mạnh về kinh tế biển vào năm 2030.

Phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển, đến năm 2030 hình thành khu, cụm du lịch. Trong đó, Khu du lịch di tích Hòn Ðá Bạc, Khu du lịch Mũi Cà Mau, Khu du lịch đầm Thị Tường, Khu du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau... sẽ là những điểm nhấn để cư dân ven biển chuyển đổi ngành nghề, phát triển kinh tế bền vững, hạn chế rủi ro khi xảy ra thiên tai cũng như xâm hại tài nguyên biển./.

Cà Mau: Khôi phục rừng phòng hộ ven biển Cà Mau: Khôi phục rừng phòng hộ ven biển
Nhọc nhằn nghề cào nghêu Nhọc nhằn nghề cào nghêu
Nhọc nhằn nghề săn ươi bay Nhọc nhằn nghề săn ươi bay
Nguyễn Phú
Nguồn: www.baocamau.com.vn

Tin bài liên quan

Làng chài Cửa Vạn nằm trong danh sách 16 điểm đến ven biển đẹp nhất thế giới

Làng chài Cửa Vạn nằm trong danh sách 16 điểm đến ven biển đẹp nhất thế giới

Tạp chí Travel + Leisure vừa công bố Làng chài Cửa Vạn (thuộc Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh) nằm trong danh sách 16 điểm đến ven biển đẹp nhất thế giới bởi vẻ đẹp nguyên sơ, quyến rũ mà yên bình nơi đây.
Thanh Hóa: Nuôi trồng thủy sản ven biển thích ứng với biến đổi khí hậu

Thanh Hóa: Nuôi trồng thủy sản ven biển thích ứng với biến đổi khí hậu

Thời tiết, khí hậu cực đoan như bão, lũ lụt, nhiệt độ tăng cao về mùa hè, hạ thấp về mùa đông đã trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của các đối tượng nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở các địa phương ven biển.
Phê duyệt 54 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo

Phê duyệt 54 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 18/3/2022 phê duyệt Danh sách 74 huyện nghèo thuộc 26 tỉnh, 54 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thuộc 12 tỉnh giai đoạn 2021 – 2025.

Các tin bài khác

Vùng 2 Hải quân phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024

Vùng 2 Hải quân phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024

Ngày 21/11, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân phối hợp với Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Trung tâm 286/BTL 86 tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024.
Vùng 5 Hải quân triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024

Vùng 5 Hải quân triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024

Đây là kết quả được ghi nhận qua hoạt động kiểm tra toàn diện tại Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân diễn ra ngày 20/11 của đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Trung tướng Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam làm trưởng đoàn.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân quản lý tốt vũ khí, trang bị sẵn sàng chiến đấu

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân quản lý tốt vũ khí, trang bị sẵn sàng chiến đấu

Ngày 19/11, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đoàn công tác của Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, Bộ Tổng Tham mưu do Đại tá Nguyễn Mạnh Túy, Phó Trưởng phòng Quản lý đăng kiểm Quân sự làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra chất lượng vũ khí, trang bị sẵn sàng chiến đấu tại Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân.
Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân chạy bộ vì Trường Sa xanh

Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân chạy bộ vì Trường Sa xanh

Ngày 16/11, tại thành phố Đà Nẵng, các cơ quan, đơn vị của Vùng 3 Hải quân đã cùng tổ chức Lễ phát động thử thách chạy bộ “Higreen – Vì Trường Sa xanh”. Mỗi quân nhân tham gia thử thách sẽ hoàn thành ít nhất 20km tương đương đóng góp vào quỹ trồng cây tại huyện đảo Trường Sa là 60.000 đồng.

Đọc nhiều

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở và được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Giao lưu nhân dân: Nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ

Giao lưu nhân dân: Nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ

Ngày 21/11, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ (17/11/1954 - 17/11/2024).
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc: Doanh nghiệp sẽ phát triển nếu các điểm nghẽn thể chế được tháo gỡ

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc: Doanh nghiệp sẽ phát triển nếu các điểm nghẽn thể chế được tháo gỡ

Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV hiện đang xem xét những dự luật quan trọng về kinh tế, tác động trực tiếp đến cộng đồng doanh nghiệp. Chính vì vậy, dư luận hiện đang rất hy vọng vào sự thay đổi này, để từ đó có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn về thể chế như Tổng Bí thư Tô Lâm nêu lên. Thời Đại đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc, Tư lệnh Binh đoàn 12, Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn về nội dung trên.
Nhịp cầu ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Nhịp cầu ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Ngày 20/11, Câu lạc bộ Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh tại Hà Nội đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Nhịp cầu ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa” nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tình yêu và những hiểu biết sâu sắc về biển đảo quê hương từ triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa

Tình yêu và những hiểu biết sâu sắc về biển đảo quê hương từ triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa

Những tài liệu, hình ảnh trưng bày đã mang đến hiểu biết sâu sắc về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đồng thời góp phần khơi gợi, nhân lên lòng tự hào và tình yêu biển đảo quê hương. Đó là chia sẻ của nhiều cán bộ, chiến sĩ hải quân Vùng 5 và đông đảo nhân dân, các em học sinh thành phố Phú Quốc khi tham quan triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng”.
Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Từ ngày 21-22/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan (Lào) tiến hành tuần tra song phương đoạn biên giới Việt Nam - Lào, từ mốc quốc giới 634 đến mốc quốc giới 637.
Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Ngày 21/11, Tàu 467 Vùng 4 Hải quân đã cứu nạn thành công tàu cá Bình Định bị hỏng máy tại khu vực đảo Phú Quý.
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
video tay ninh bao ton phat huy nghe thuat trinh dien dan gian dan toc khmer gan voi phat trien du lich
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết hôm nay (23/11): Hà Nội trời rét, ngày nắng hanh

Thời tiết hôm nay (23/11): Hà Nội trời rét, ngày nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 23/11 khu vực Bắc Bộ tiếp tục hạ nhiệt, vùng núi có nơi xuống dưới 15 độ. Trời rét về đêm và sáng sớm, ban ngày nắng hanh.
Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở và được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết hôm nay (20/11), không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu, vùng núi có nơi dưới 17 độ. Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ mưa to. Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 34 độ.
Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo ngày 19/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vài nơi. Đêm và sáng sớm trời lạnh.
Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Ngày 18/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng tới Bắc Bộ, Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông vài nơi.
2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

Biển Đông liên tiếp đón 2 cơn bão số 7 (bão Yinxing) và số 8 (bão Toraji). Đáng chú ý, đã có những thời điểm 2 cơn bão này hoạt động cùng lúc trên Biển Đông, gây ra hiện tượng bão đôi.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động