Nhiều nước lên tiếng bác bỏ đòi hỏi vô lý của Trung Quốc trên Biển Đông
Hội hữu nghị Bỉ-Việt phản đối các hành động gây căng thẳng ở Biển Đông |
Việt Nam kiên quyết bác bỏ yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông |
Đảo Phú Lâm, thuộc Hoàng Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Ảnh: CSIS. |
Trung Quốc ngang nhiên khiêu khích
Từ đầu năm đến nay, trong khi cả thế giới dồn lực vào chống COVID-19 thì Trung Quốc lại liên tiếp có những hành động khiêu khích trên Biển Đông.
Bắc Kinh lập cái gọi là các quận hành chính "quản lý" Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đâm chìm tàu cá Việt Nam, đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá, điều tàu khảo sát bám theo tàu thăm dò dầu khí của Malaysia.
Trung Quốc gần đây còn tuyên bố canh tác rau trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhằm củng cố yêu sách chủ quyền phi pháp, gửi các công hàm đến Liên Hợp Quốc đòi yêu sách Tứ Sa, khu vực có phạm vi rộng hơn "đường 9 đoạn", trái ngược với quy định của luật pháp quốc tế.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với phần lớn Biển Đông, tuyến đường biển chiến lược quan trọng, với khoảng 1/3 lượng hàng hóa thế giới lưu thông qua đây, cũng là khu vực giàu tài nguyên biển và dầu khí.
Hiện hàng chục tàu chấp pháp Trung Quốc và hàng trăm tàu dân quân biển hoạt động mỗi ngày, và nhận lệnh phải hành xử hung hăng để khẳng định quyền lợi của Trung Quốc và quấy phá những nước láng giềng.
"Dư luận trong thời gian gần đây nhìn chung đều nhận định Trung Quốc đã có nhiều hành động "bắt nạt" các nước láng giềng liên quan tới tranh chấp ở Biển Đông, trong đó có Việt Nam, Philippines và Malaysia. các hành động của Trung Quốc có thể làm gia tăng bất ổn an ninh trong khu vực, thậm chí có thể khiến căng thẳng leo thang.
Và các nước không thể đứng nhìn sự an toàn, tự do hàng hải ở Biển Đông-tuyến đường giao thương hàng hải huyết mạch của thế giới bị xâm phạm", ông Derek Grossman, chuyên gia cao cấp của Trung tâm chính sách châu Á-Thái Bình Dương thuộc Tập đoàn RAND (Research And Development) nói.
Các nước đồng loạt gửi công hàm phản đối
Ngày 5/6, tờ Jakarta Post đăng tải một bài viết cho hay, sau nhiều lần chứng kiến những hành vi ngang ngược của Trung Quốc, Indonesia-quốc gia vốn trước nay quan điểm rằng không tham gia bất kỳ tranh chấp lãnh hải nào ở Biển Đông đã buộc phải lên tiếng nói về mối quan ngại với LHQ.
"Trong một bức thư gửi Tổng thư ký LHQ hồi tuần trước, Indonesia đã bác bỏ các yêu sách vô lý và trái với luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông.
Sau khi Việt Nam và Malaysia đệ trình yêu cầu gia hạn thềm lục địa năm 2009, Indonesia còn tái khẳng định lập trường bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.
Mới đây, ông Abdul hiện giữ chức Bupati, một chức tương tự với thống đốc tỉnh ở Indonesia cho biết: "Chúng tôi chào đón các khoản đầu tư từ nước ngoài nhưng nếu có thể sẽ là nhà đầu tư từ Nhật Bản, Australia, hay các nước khác. Nếu là nhà đầu tư Trung Quốc, chúng tôi không muốn đón nhận vào thời điểm này. Chúng tôi quan ngại, sẽ thế nào nếu các lao động họ mang tới đây không phải là lao động thông thường mà là quân đội thì sao?"
Thực tế, công hàm của Indonesia chỉ là phản ứng mới nhất trong số các công hàm mà các quốc gia ASEAN và Trung Quốc gửi lên LHQ sau công hàm của Malaysia hồi tháng 12 năm ngoái về việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với thềm lục địa ở Biển Đông. Khi đó, Malaysia đã đệ trình lên Uỷ ban Ranh giới thềm lục địa về thềm lục địa mở rộng của nước này tại Biển Đông-một động thái mà Bắc Kinh đã ngay lập tức phản đối tại LHQ. Đây là một đệ trình cá nhân của Malaysia, sau khi Việt Nam và Malaysia đã đệ trình chung vào năm 2009.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi (giữa) yêu cầu Trung Quốc điều tra rõ về cái chết của các thuyền viên người Indonesia. ảnh: Bộ Ngoại giao Indonesia. |
Sau đó chưa đầy 3 tháng, Philippines cũng trình công hàm phản đối công hàm của Trung Quốc và một công hàm phản hồi công hàm của Malaysia. Động thái này của Manila cũng nhận được công hàm phản đối từ Bắc Kinh.
Ngày 30/3, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ trình công hàm phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông với lập luận rõ ràng rằng, các yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông. 10 ngày sau, Việt Nam tiếp tục gửi thêm một công hàm nữa lên LHQ, để khẳng định lập trường trong vấn đề Biển Đông, trong đó có đề cập đến công hàm của Malaysia và của Philippines.
Ngày 1/6, công hàm của Đại sứ Mỹ tại LHQ Kelly Craft gửi hôm 1/6 cũng khẳng định Trung Quốc đã cố tình diễn giải sai luật pháp quốc tế để theo đuổi mục đích riêng và Mỹ sẵn sàng nói lý để đập tan luận điệu của Bắc Kinh.
Gregory Poling, Giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI), Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) đã gọi đùa rằng "có một cuộc đấu công hàm lên LHQ" trong vấn đề Biển Đông.
Tờ Washington Times đưa tin: "Đại sứ Kelly Craft đã phản đối yêu sách của Trung Quốc về cái gọi là “các quyền lịch sử” trên Biển Đông vì yêu sách này vượt quá những quyền trên biển mà Trung Quốc có thể đòi hỏi dựa trên luật quốc tế như được phản ánh trong UNLOS 1982; đồng thời lưu ý rằng Tòa trọng tài Quốc tế đã ra phán quyết hồi năm 2016 khẳng định yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông là bất hợp pháp. Phán quyết trọng tài là quyết định cuối cùng và có tính ràng buộc với Trung Quốc và Philippines".
Đại sứ Mỹ tại LHQ Kelly Craft hôm 1/6 đã gửi công hàm lên LHQ, phản đối yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông. ảnh: Reuters |
Chưa hết, ngày 2/6, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã khẳng định các yêu sách hàng hải về Biển Đông của Trung Quốc là “phi pháp và nguy hiểm”...
Tờ Politico phân tích rằng, những gì đang diễn ra được xem là tiếng nói chính thức của Mỹ, và là sự tiếp nối của một loạt công hàm phản đối Trung Quốc tại LHQ về vấn đề Biển Đông.
Trong họp báo sau Hội nghị cấp cao ASEAN 36, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết ASEAN đã nêu đề nghị sớm khôi phục đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử (COC). Đàm phán này giữa Hiệp hội với Trung Quốc đã bị gián đoạn do ảnh hưởng của Covid-19.
Các lãnh đạo ASEAN khẳng định tầm quan trọng của Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP), được ASEAN thông qua sau HNCC 34 vào tháng 6/2019.
Trong Tuyên bố Chủ tịch ngày 26/6, các lãnh đạo ASEAN cũng bày tỏ mong muốn nối lại tổ chức Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt với Mỹ, nhân kỷ niệm 15 năm quan hệ hai bên trong 2020. Sự kiện này dự kiến diễn ra vào ngày 14/3 nhưng bị hoãn do lo ngại về nCoV.
Trong Tuyên bố Chủ tịch hôm qua, lãnh đạo ASEAN khẳng định các nước cần tăng cường tin tưởng lẫn nhau, kiềm chế các hoạt động làm phức tạp hóa hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định, và tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình, theo đuổi giải pháp hoà bình, tuân theo luật quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).
ASEAN tái khẳng định UNCLOS là cơ sở để xác định các thực thể trên biển, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp trên các vùng biển. UNCLOS cũng tạo ra khung pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương.
Ngay sau Tuyên bố Chủ itchj của các lãnh đạo ASEAN, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo cũng lập tức lên tiếng. "Mỹ hoan nghênh tuyên bố của các lãnh đạo ASEAN rằng tranh chấp Biển Đông cần được giải quyết trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Trung Quốc không được phép coi Biển Đông là đế chế trên biển của mình", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đăng trên Twitter ngày 28/6.
Các nước bắt đầu 'nói không' với Trung Quốc Lãnh đạo quần đảo Natuna, Indonesia đã kêu gọi các nước Phương Tây đầu tư vào khu vực có tầm chiến lược quan trọng nhưng ... |
Tướng quân đội lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông Trung tướng Khuất Duy Tiến, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước đã lên án động thái làm phức tạp tình hình ở Biển Đông và khu vực ... |
Indonesia thẳng thừng bác bỏ 'đường chín đoạn' phi lý của Trung Quốc Bộ Ngoại giao Indonesia tuyên bố nước này sẽ không bao giờ công nhận “đường chín đoạn” mà Trung Quốc tự ý vẽ trên Biển ... |