Nhiều lĩnh vực tiềm năng cho phát triển quan hệ Việt Nam - Iran
Phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Iran do Cục Xúc tiến thương mại và Thương vụ Việt Nam tại Iran tổ chức ngày 01/4/2022 (Ảnh: Bộ Công thương) |
Được tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Iran (4/8/1973-4/8/2023), tọa đàm có sự tham gia của những học giả, chuyên gia Việt Nam, Iran về chính trị, ngoại giao, quan hệ quốc tế. Tại tọa đàm, các học giả thảo luận về những thay đổi trong cục diện khu vực; vai trò của Iran tại khu vực Trung Đông và vai trò của Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á; thành tựu quan hệ Việt Nam - Iran trong 50 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao và những lĩnh vực hợp tác tiềm năng trong tương lai.
Tiến sĩ Alireza Khodagholipour, Giám đốc Nhóm Nghiên cứu Châu Á, Viện Nghiên cứu Chính trị và Quốc tế Iran. |
Tiến sĩ Alireza Khodagholipour, Giám đốc Nhóm Nghiên cứu Châu Á, Viện Nghiên cứu Chính trị và Quốc tế Iran, quan hệ Việt Nam - Iran phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực. Hai nước thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao, thể hiện thiện chí thúc đẩy quan hệ hữu nghị phát triển. Việt Nam, Iran có nhiều điểm chung về văn hóa, lịch sử. Hai nước có vai trò quan trọng trong khu vực, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế. Theo Tiến sĩ, Châu Á và Đông Nam Á là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Iran. Đây là nền tảng quan trọng cho quan hệ Việt Nam - Iran ngày càng phát triển.
Để quan hệ Việt Nam - Iran phát triển tương xứng với tiềm năng, ông Alireza Khodagholipour đề xuất hai nước tập trung phát triển giao lưu, hợp tác ở những lĩnh vực cụ thể như năng lượng, thực phẩm, nông nghiệp. Để thúc đẩy giao lưu nhân dân, hai nước cần tăng cường hợp tác du lịch, giới thiệu nét đẹp thiên nhiên, văn hóa, nghệ thuật của mỗi nước đến người dân nước bạn thông qua phim ảnh, âm nhạc, triển lãm tư liệu,...
Các đại biểu Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tham dự tọa đàm. |
Theo Tiến sĩ Kiều Thanh Nga, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Việt Nam và Iran có vị trí quan trọng trên vành đai kinh tế - chính trị Châu Á. Hàng hóa xuất khẩu của hai nước không cạnh tranh mà bổ trợ lẫn nhau. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Iran các sản phẩm nông sản, thủy hải sản, dệt may, giày dép,.. Iran chủ yếu xuất khẩu sang Việt Nam phẩm dầu mỏ, dược phẩm,... Việt Nam có thể là cửa ngõ cho Iran tăng cường thương mại, phân phối hàng hóa ở Đông Nam Á, đồng thời Iran có thể hỗ trợ Việt Nam mở rộng thị trường tại Trung Đông.
Theo bà Kiều Thanh Nga, để thúc đẩy hợp tác, hai nước cần tăng cường trao đổi thông tin trong các lĩnh vực tiềm năng như đầu tư, thương mại, năng lượng, nông nghiệp,... Bên cạnh đó, hai nước cần tăng cường hợp tác học thuật, nghiên cứu, giáo dục, trao đổi chuyên gia, giảng viên, học sinh; tăng cường hợp tác giữa các nhà khoa học và giới kinh doanh để phát huy thế mạnh từng nước, tiếp cận thị trường nước bạn.
Việt Nam - Australia đẩy mạnh hơn nữa quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Australia Anthony Albanese sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3-4/6/2023. |
50 năm quan hệ Việt Nam - Pháp: Tổ chức các hoạt động kỷ niệm trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế... Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Cộng hòa Pháp, ngày 6/6, tại thủ đô Paris, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp kiến Chủ tịch Thượng viện Pháp Gérard Larcher, gặp và làm việc với Phó Chủ tịch Thượng viện, nguyên Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp Pierre Laurent. |