Nhật Bản gửi công hàm phản đối 4 tàu Trung Quốc hoạt động trong vùng biển gần đảo Senkaku
Dịch Covid có thể làm chậm quá trình hoàn thiện Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông |
Nhật Bản cực lực phản đối các hành vi đơn phương của Trung Quốc trên Biển Đông |
Tàu tuần duyên của Nhật Bản hoạt động tại quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông. Ảnh: Reuters. |
Theo Kyodo, từ đầu năm tới nay, các tàu Trung Quốc đã 7 lần xâm nhập vùng lãnh hải tại khu vực gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Gần đây nhất, vào ngày 17/4, 4 tàu hải cảnh của Trung Quốc đã tiến vào vùng biển quanh quần đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông và di chuyển qua khu vực này trong vòng 90 phút trước khi rời đi. Trước đó 4 tàu này đã xuất hiện 4 ngày liên tục bên ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải của Nhật Bản trước khi xâm nhập.
Vụ việc xảy ra gần Uotsuri, một trong các đảo của Nhật Bản. Phía Trung Quốc rời khỏi vùng biển sau khi nhận cảnh cáo qua vô tuyến.
Như vậy, tàu hải cảnh Trung Quốc đã hoạt động liên tục hơn 60 ngày qua trong hoặc gần vùng lãnh hải bao quanh nhóm đảo mà cả hai nước tuyên bố chủ quyền nhưng đang do Nhật Bản quản lý. Tính từ tháng 9/2012 đến nay, đây là lần hiện diện lâu nhất của tàu Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp này.
Tại buổi trả lời phỏng vấn trong cuộc họp báo ở Tokyo, ông Yoshihide Suga, chánh văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết: “Quần đảo Senkaku đang dưới sự kiểm soát của chúng tôi và là lãnh thổ không thể bàn cãi, cả về mặt lịch sử lẫn luật pháp quốc tế... Chúng tôi sẽ phản ứng kiên quyết và bình tĩnh với phía Trung Quốc”.
Ông Suga từ chối bình luận về chi tiết hoạt động của tàu chấp pháp Trung Quốc gần Senkaku/Điếu Ngư thời gian qua.
Về vấn đề này, chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Tokyo, ông Stephen Nagy cho biết: "Bắc Kinh đang liên tục thử thăm dò và tìm kiếm cơ hội để lợi dụng điểm yếu quanh các đảo của Nhật Bản. Đây là một phần chiến lược dài hạn của họ".
Các vấn đề tranh chấp lãnh thổ có liên quan đến Trung Quốc liên tục gia tăng căng thẳng trong thời gian qua. Bên cạnh các hoạt động làm phức tạp tình hình trên Biển Đông, Trung Quốc còn gia tăng hoạt động quân sự trên eo biển Đài Loan. Tuần này, lực lượng Trung Quốc đụng độ với Ấn Độ ở vùng tranh chấp biên giới phía tây Himalayia khiến 20 quân nhân Ấn Độ thiệt mạng.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Chánh văn phòng Nội các Suga cho biết Tokyo liên tiếp nhận được báo cáo về các vụ việc liên quan tới hành động của tàu Trung Quốc và đã ngay lập tức nhiều lần bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với Bắc Kinh thông qua các kênh ngoại giao.
Quan chức Nhật Bản cũng cảnh báo hành động của Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng tới sự hợp tác của cộng đồng quốc tế nói chung, trong đó có quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc
Quần đảo Senkaku là nhóm đảo nhỏ nằm cách đảo chính của tỉnh Okinawa, Nhật Bản, khoảng 400 km về phía Tây. Quần đảo này hiện do Nhật Bản kiểm soát nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và thường xuyên đưa tàu hoặc máy bay đến vùng biển này. Quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc căng thẳng trong nhiều năm do các vấn đề lịch sử và tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo nói trên. Đặc biệt sau khi Chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa 3 trong số 5 đảo thuôc Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9/2012. |
Phán quyết của Tòa Trọng tài Biển Đông là thắng lợi chung của công lý Tại Hội thảo quốc tế Quy chế pháp lý của đảo, đá trong luật quốc tế và thực tiễn ở khu vực Biển Đông, Tiến ... |
Thành phố Osaka, Nhật Bản muốn tuyển 100 nữ thực tập sinh hộ lý từ Việt Nam Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) vừa thông báo tuyển 100 nữ thực tập sinh hộ lý đi thực tập tại Nhật Bản ... |
Nhật Bản cực lực phản đối các hành vi đơn phương của Trung Quốc trên Biển Đông Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc gia tăng hoạt động gây căng thẳng trên Biển Hoa ... |