Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
09:34 | 08/12/2017 GMT+7

Nhà văn Di Li công khai bảng điểm "học dốt" thời phổ thông để chứng minh: Điểm số trung bình không dẫn đến một cuộc đời bỏ đi

aa
Áp lực về điểm số sau mỗi kỳ kiểm tra, thi cử luôn trở thành gánh nặng trên vai của mỗi học sinh khiến đến trường không vui, đi học thêm như một sự đầy đoạ. Tuy nhiên, chia sẻ mới đây của nhà văn Di Li đã khiến nhiều phụ huynh suy ngẫm, điểm số có thực sự quan trọng như thế không?

Học bạ dốt toàn bộ các môn không phải kim chỉ nam dẫn đến một cuộc đời bỏ đi

Thời gian gần đây, vấn đề thành tích, kỳ vọng cao của gia đình thể hiện qua những con số bảng điểm khiến các em học sinh áp lực học tập, cùng sự cạnh tranh khốc liệt giữa các em đã để lại hậu quả nặng nề vì căng thẳng và không chịu nổi thất bại.

nha van di li cong khai bang diem hoc dot thoi pho thong de chung minh diem so trung binh khong dan den mot cuoc doi bo di

Nữ nhà văn Di Li

Trước thực tế ấy, mới đây nhà văn Di Li (tên thật là Nguyễn Diệu Linh) đã gây bất ngờ khi công bố "học bạ học dốt toàn bộ các môn" từ thời THPT của mình để chia sẻ với các em học sinh về vấn đề này để chứng minh cho các em học sinh và các bậc phụ huynh rằng, điểm số trung bình của các môn học không phải điều tồi tệ, "không phải kim chỉ nam dẫn đến một cuộc đời bỏ đi".

Ngay khi đoạn chia sẻ trên xuất hiện trên mạng xã hội đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng, đặc biệt là các bậc phụ huynh đang có con em trong độ tuổi đến trường.

Trong đoạn chia sẻ trên trang cá nhân, nhà văn Di Li cho biết khi chứng kiến cảnh tượng ngay từ đầu năm học các em học sinh đã phải lao đi học thêm các môn "như con thiêu thân" nên cố quyết định chia sẻ bảng điểm thời đi học của mình cho các phụ huynh biết.

nha van di li cong khai bang diem hoc dot thoi pho thong de chung minh diem so trung binh khong dan den mot cuoc doi bo di

Đoạn chia sẻ của nữ nhà văn Di Li trên trang cá nhân thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.

"Chỉ mới thi học kỳ I mà thấy các cháu học thêm khổ quá và bố mẹ các cháu căng lên như dây đàn nên cô Di Li chia sẻ toàn bộ HỌC BẠ (ghi đầy đủ điểm số các môn thời THPT) của cô lên để khích lệ các bậc phụ huynh rằng ngày xưa đi học... cô... dốt đều các môn.

Nếu sợ học bạ của cô làm giả... dốt thì sẽ có toàn thể bạn học cũ của cô trên facebook đây làm chứng".

Nhà văn Di Li cũng cho rằng không thể chỉ dựa vào bảng điểm, kết quả để xác định tương lai của các em học sinh. "Bởi nếu bố mẹ các cháu vẫn khăng khăng rằng bài kiểm tra Vật lý của các cháu hôm nay điểm kém, điểm trung bình môn Giáo dục Công dân, Văn, Địa lý, Hóa học... của các cháu thấp làm các cháu đứng cuối sổ, đồng nghĩa với việc sau này các cháu sẽ là đồ bỏ đi, là lũ vô tích sự, sẽ trượt đại học khiến cho bố mẹ cháu xấu hổ thì đấy là một kết luận hết sức sai lầm từ một giả định thức sai lầm.

Trừ phi bố mẹ muốn sau này các cháu thành đạt theo cách nào đó, còn nếu cũng chỉ cần ở mức trung bình như cô Di Li, nghĩa là kiếm đủ tiền để đảm bảo cho con cô đi học tử tế, đủ kiến thức để con hỏi gì cô giải thích được, đủ khả năng phụng dưỡng bố mẹ già, đủ khái niệm để biết sống một cuộc đời hạnh phúc, đủ tính cách để có những người bạn nhân cách, đủ để đi ra ngoài ai hỏi gì cô trả lời trôi chảy không đến nỗi lắp bắp bị chê đần khiến bố mẹ cô phải xấu hổ... thì các cháu cứ yên tâm bảo bố mẹ mình rằng điểm số trung bình của một môn học, hay tất cả các môn học của lớp 2, lớp 6, lớp 10 hoặc lớp nào đi chăng nữa đều không phải kim chỉ nam dẫn đến một cuộc đời bỏ đi".

nha van di li cong khai bang diem hoc dot thoi pho thong de chung minh diem so trung binh khong dan den mot cuoc doi bo di

Bảng điểm lớp 12 tại trường THPT Việt Đức của nữ nhà văn.

Đồng thời, nữ nhà văn này cũng phản bác lại, điểm số thấp là đồng nghĩa sẽ trượt dài ở đại học cũng là một đáp số sai lệch. "Hồi học lớp 9, thầy giáo ở lớp luyện thi nào cũng đồng lòng nhất trí cô sẽ trượt oạch ở cấp 3. Hồi học lớp 12, mọi thầy giáo đều không nghĩ ra phương án nào có thể khả dĩ hơn cho cô là trượt đại học. Sau đó cô chưa thất bại ở kỳ thi nào (3 trường ĐH đều đỗ cả).

Cái điểm số thấp đồng đều ở phổ thông, đặc biệt là môn Văn (rồi đây có lẽ cô sẽ được bình bầu là người có điểm văn thấp nhất trong số tất cả các nhà văn Việt Nam) chỉ đơn giản ở chỗ một số môn cô không hề có năng khiếu như Hóa học và Vật lý (và người nào yêu cầu các cháu phải có năng khiếu ở tất cả các môn, dù là Toán học hay Giáo dục Công dân, dù là Lịch sử hay Thể dục thì cô đề xuất được gặp để phỏng vấn làm bài báo Tết), còn môn Văn, lý do chủ quan hơn là cô không thể phân tích cho hay một tác phẩm được in trong SGK trong khi cô không hề thấy nó hay gì cả (ngay cả bây giờ cô cũng không thể khen 1 người là thú vị trong khi người ta tẻ ngắt, dù là khen ảo trên FB).

Cô cũng không thể có một sổ điểm full 10 như các bạn cùng lớp vì để đạt được cái sổ điểm ấy, cô sẽ không còn thời gian để học nghệ thuật, tập thể thao, đọc sách, du lịch, thêu thùa, đan lát và kết bạn, những điều cô cho rằng cũng quan trọng không kém so với việc giải thành công một phương trình".

Xác định được nội dung cần học và kiến thức cần phải biết để phục vụ cho cuộc sống

Theo quan điểm của nữ nhà văn này thì cô luôn xác định được những nội dung cần phải học để có thể vượt qua được kỳ thi đại học, cũng như những kiến thức cần phải biết để phục vụ cho cuộc sống, thay cho việc học thuộc lòng SGK để lên bảng trả bài vào ngày hôm sau.

nha van di li cong khai bang diem hoc dot thoi pho thong de chung minh diem so trung binh khong dan den mot cuoc doi bo di

Học bạ lớp 11 với học lực trung bình của nữ nhà văn

"Vì vậy, cái mà bố mẹ các cháu cần, là xây dựng cho các cháu những ước mơ, trí tưởng tượng, sự sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, lòng đam mê hiểu biết và tính mục tiêu cao để đạt đến đích, đó mới là những chỉ số cần phải cao, thay vì chỉ đánh giá năng lực các cháu qua điểm số, các kỳ thi học sinh giỏi cấp trường, cấp quận và tần suất đi học thêm.

Tuy nhiên, ngay cả khi các cháu trượt đại học (mà đôi khi có thể do một sự thiếu may mắn, hoặc các cháu có khả năng cao ở những lĩnh vực khác như khéo tay làm thủ công, nấu ăn, thể thao, khiêu vũ, kinh doanh... hơn là ở chuyên ngành lựa chọn) thì đấy cũng chẳng có gì là bi kịch, đâu là cuộc đời đã tận từ đây".

Bên cạnh đó, nhà văn Di Li cũng khẳng định "Cô hoàn toàn không có ý nói rằng hễ cứ học dốt thì sẽ nên người, còn thành tích học tập cao thì cuộc đời không như ý. Mà chỉ muốn nói: Không phải cứ điểm số thấp thì con người ta sẽ bỏ đi và điểm số cao thì sẽ thành đạt. Trong các cuộc thi marathon, người ta chỉ tính điểm về đích, và bố mẹ các cháu (những người bắt các cháu học ngày học đêm đến bạc nhược cả người, đêm thì ngủ vài tiếng còn ít hơn cụ già, cuối tuần bố mẹ được xem tivi, ngồi facebook trong khi các cháu vẫn phải học như đang sắp bảo vệ luận án tiến sĩ) cần phải hiểu "đích" ở đây là gì".

Để bảo vệ cho quan điểm của mình, Di Li cũng nêu ra một vài dẫn chứng về những người bạn của mình trượt đại học, giờ cũng vẫn thành đạt, giàu có, xuất hiện nhiều trên tivi, có một gia đình hạnh phúc và là niềm ngưỡng mộ của nhiều người.

nha van di li cong khai bang diem hoc dot thoi pho thong de chung minh diem so trung binh khong dan den mot cuoc doi bo di

Học bạ lớp 10 của nhà văn Di Li được cô công khai trên trang cá nhân

Thành đạt chưa chắc đã viên mãn, không thành đạt cũng chưa hẳn là không hạnh phúc

"Bởi những người thành đạt nhất mà chúng ta đã từng biết là các ngôi sao sống ở Beverly Hills như Lee Thompson Young, Robin Williams, Kurt Cobain, Heath Ledger và cả vài chục sao Hàn nữa là Lee Eun Joo, Choi Jin Sil, Park Yong Ha, Lee Hye Ryeon, Ahn Jae Hwan... , họ đã tự kết thúc cuộc đời mình khi đang ở trên đỉnh cao sự nghiệp và tuổi trẻ (thậm chí ngay khi vừa nhận giải Oscar), khi đang tận hưởng sự viên mãn nhất của danh tiếng, tiền bạc, sắc đẹp, họ sống trong những ngôi nhà mà dùng từ lâu đài thì chính xác hơn, và vài viên kim cương to bản chẳng là vấn đề trong một cuộc mua sắm cuối tuần. Có cả triệu người ngưỡng mộ họ, thèm muốn được như họ, thậm chí đố kỵ với họ. Vậy lý do gì họ tự tử? Chỉ đơn giản thôi, họ bế tắc, họ không có niềm vui, họ thấy cái chết có thể còn vui hơn sống".

Nữ nhà văn này khẳng định, điểm số chưa phải là tất cả, không thành đạt cũng chưa hẳn là không hạnh phúc. "Điểm số thấp chưa chắc đã trượt đại học, trượt đại học chưa chắc đã không thành đạt, và không thành đạt cũng chưa chắc đã là không hạnh phúc. Và người làm cha mẹ, liệu có phải chỉ cần con cái được hạnh phúc hay còn muốn điều gì cao hơn hạnh phúc nữa? Hạnh phúc và niềm vui luôn được tạo ra bởi những ước mơ, đam mê cháy bỏng và con đường đi tới ước mơ đó.

Hạnh phúc và niềm vui là tìm thấy cuộc sống phù hợp với mình và được chia sẻ mỗi ngày. Các cháu hãy cứ trả lời thật thà với cha mẹ nếu áp lực điểm số, học thêm túi bụi hoàn toàn không phải ước mơ của các cháu".

Đồng thời nhà văn Di Li cũng cho biết cô tự hào của cô về con gái mình lại hoàn toàn không phải là điểm số, mà vì em ấy là người nhân hậu, chưa bao giờ biết nói dối, rất hài hước và luôn có khả năng bẻ gãy mọi luận điểm của mẹ trong hầu hết các cuộc tranh luận.

Ở cuối bài chia sẻ, nhà văn Di Li không quên nhấn mạnh, "Là một người làm công tác giáo dục 18 năm, 16 năm ngồi trên ghế nhà trường, và làm luận văn thạc sĩ cũng ngành Quản lý giáo dục, nhưng chưa một lần nào cô dùng từ "học bài đi con" với con gái, chủ yếu là "đi ngủ đi con, muộn rồi". Và con gái cô đang sắp thi cấp 3, nhưng từ tiểu học đến giờ chưa một ngày nào đi học thêm, trừ học thêm múa bụng, piano, bơi, dancesport, mỹ thuật".

Nhiều người đồng tình với quan điểm của nữ nhà văn: Để con trẻ thỏa sức phát triển theo ý thích nhưng vẫn trong khuôn khổ

Ngay sau khi câu chuyện của nhà văn Di Li được chia sẻ lên trang cá nhân đã nhận được nhiều ý kiến bình luận từ cộng đồng mạng. Phần lớn mọi người đều bày tỏ ý kiến đồng tình với nữ nhà văn và cho rằng đây được xem là tư duy của giáo dục hiện đại.

Tài khoản H.Đ bày tỏ quan điểm, "Em đồng ý với chị về chuyện điểm số không quyết định được bất kỳ điều gì trong tương lai. Một anh học giỏi xuất sắc chưa chắc có tương lai sáng ngời và một anh học tệ lại có tương lai mờ mịt vì là sự khập khiễng.

Suốt trong từng năm qua em có nhận định thế này, đa phần các bạn học tệ hồi đó ( cấp I II III) giờ có vẻ khá hơn, ý em là họ dễ thành công hơn. Vì họ không sợ điểm số, rằng, học không thể khá hơn, gia đình lại không bắt ép nên họ cứ thế mà học "tàng tàng". Nhưng họ lại có tiềm ẩn chứa đựng sự đột phá, làm mà không sợ bị ai nói gì hết, nên ra đời họ dễ trưởng thành và ổn hơn.

Còn các bạn học giỏi, vượt trội cùng khóa với em, các bạn ấy dễ bị "rào" bởi ánh mắt, kỳ vọng của những người xung quanh nên hầu như họ cũng không "dám bước ra khỏi" vùng an toàn. Làm gì cũng phải cân nhắc nên hầu như không được mạnh mẽ cho lắm trong việc quyết định, nắm lấy cơ hội, liều mình như các bạn học trung bình, yếu kia".

Tài khoản T.N.T. bình luận, "Quan điểm giáo dục con cái khá hay, học tập để tích luỹ kiến thức tuy nhiên không nên nhồi nhét quá nhiều. Các cháu còn đang độ tuổi vui chơi, nên hãy để chúng thoả sức phát triển theo ý thích - nhưng cũng cần trong khuôn khổ và tầm kiểm soát của bố mẹ. Mình cũng không thích ép con cái học hành. Phải tạo động lực, niềm yêu thích và đam mê rồi con sẽ thành công. Học hành là để thành người chứ không phải là con vẹt".

K.A

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Con số may mắn hôm nay 27/4/2025 12 con giáp: Thìn sự nghiệp thuận lợi

Con số may mắn hôm nay 27/4/2025 12 con giáp: Thìn sự nghiệp thuận lợi

Con số may mắn hôm nay 27/4/2025 12 con giáp sẽ bao gồm những số nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Đi du lịch Pháp nên mua gì làm quà?

Đi du lịch Pháp nên mua gì làm quà?

Pháp vừa là một đất nước lãng mạn vừa là thiên đường mua sắm nổi tiếng bậc nhất thế giới, từ những món đồ thời trang cao cấp đến các sản phẩm thủ công tinh xảo. Pháp luôn có những món quà lưu niệm tuyệt vời mang đậm nét văn hóa địa phương.
Đi du lịch Pháp cần chuẩn bị những gì?

Đi du lịch Pháp cần chuẩn bị những gì?

Nếu bạn đang chuẩn bị cho chuyến du lịch đến Pháp, theo kinh nghiệm, hãy lưu ý rằng có một số thứ cần chuẩn bị trước để đảm bảo chuyến đi của bạn suôn sẻ và thú vị.
Thời điểm thích hợp để đi du lịch Pháp

Thời điểm thích hợp để đi du lịch Pháp

Du lịch Pháp - để có một chuyến đi đáng nhớ và tận hưởng trọn vẹn những đặc trưng của văn hóa Pháp, bạn nên tìm hiểu về thời điểm tốt nhất để đi.

Đọc nhiều

Vui Tết cổ truyền nước bạn, Hà Nội gắn kết tình hữu nghị bốn phương

Vui Tết cổ truyền nước bạn, Hà Nội gắn kết tình hữu nghị bốn phương

Ngày 26/4 tại Hà Nội đã diễn ra chương trình “Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền một số nước châu Á 2025”. Sự kiện do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội phối hợp với Đại sứ quán các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ, Bangladesh và Sri Lanka tổ chức, là dịp để bạn bè quốc tế cùng chia sẻ niềm vui ngày Tết, thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc.
Những lá thư chở vận mệnh non sông

Những lá thư chở vận mệnh non sông

Một trong những trang sử hào hùng nhất của dân tộc ta là cuộc chiến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ở thế kỷ 20. Diệu kỳ thay chúng ta có thể chiêm ngưỡng điều đó qua những lá thư. Đó là thư viết tay, đánh máy của Tổng Bí thư Lê Duẩn gửi tướng lĩnh, lãnh đạo miền Nam. Thư chuyển những mật lệnh, chỉ thị tối cao, những quan điểm, luận thuyết và cả kỹ chiến thuật chiến đấu. Và thư cũng thấm đẫm tình đồng chí, đồng bào; cũng tha thiết tâm tư một người con nước Việt. Thư đó sau này được in thành tuyển tập “Thư vào Nam” với những giá trị đặc biệt và độc đáo cho hậu thế.
“Biến quá khứ thành cơ hội”: Ngoại giao Việt Nam dưới góc nhìn quốc tế

“Biến quá khứ thành cơ hội”: Ngoại giao Việt Nam dưới góc nhìn quốc tế

50 năm sau ngày thống nhất đất nước, Việt Nam không chỉ khắc phục hậu quả chiến tranh, mà còn khẳng định vị thế trên trường quốc tế bằng chính sách ngoại giao kiên định nhưng linh hoạt. Như ông Tim Rieser, cố vấn cao cấp của Thượng nghị sĩ Mỹ Peter Welch nhận định: “Chúng tôi nhận ra rằng phải học cách nói chuyện khác đi, để biến những di sản chiến tranh từng gây oán giận thành cơ hội hợp tác”.
Phim tài liệu chưa từng công bố về Chiến thắng 30/4: Món quà đặc biệt Thụy Điển dành cho Việt Nam

Phim tài liệu chưa từng công bố về Chiến thắng 30/4: Món quà đặc biệt Thụy Điển dành cho Việt Nam

Ngày 25/4 tại Hà Nội, Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ trao tặng bộ phim tài liệu “Victory Vietnam” (Chiến thắng của Việt Nam) – tác phẩm chưa từng được công bố, do đạo diễn Thụy Điển Bo Öhlén thực hiện. Đây là món quà ý nghĩa mà Thụy Điển gửi tặng nhân dân Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Giao lưu quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9: hiện thực hóa những nhận thức chung cấp cao

Giao lưu quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9: hiện thực hóa những nhận thức chung cấp cao

Ngày 24/4, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.
Hải quân Vùng 5 lan tỏa văn hóa đọc, bồi đắp tình yêu Tổ quốc

Hải quân Vùng 5 lan tỏa văn hóa đọc, bồi đắp tình yêu Tổ quốc

Từ ngày 15/4 đến 2/5 tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Thư viện Vùng 5 Hải quân tổ chức triển lãm, trưng bày và giới thiệu sách với chủ đề “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 4, đồng thời thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và Quân chủng Hải quân.
Quân chủng Hải quân kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam

Quân chủng Hải quân kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam

Sáng 21/4 tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Quân chủng Hải quân đã tổ chức gặp mặt kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955 - 7/5/2025).
Xin chờ trong giây lát...
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Phiên bản di động