Trang chủ Chuyện ngoại giao Giai thoại
20:29 | 08/08/2023 GMT+7

Nhà báo Indonesia chia sẻ kỷ niệm vô giá về cuộc gặp Bác Hồ

aa
Cuộc gặp với nhà lãnh đạo kiệt xuất Hồ Chí Minh tại Hà Nội năm 1964 đã để lại trong ký ức của nhà báo Amarzan Loebis ấn tượng sâu sắc về một vị lãnh tụ vĩ đại mà hết sức giản dị, gần gũi và ấm áp.
SeABank chia sẻ niềm vui, kết nối những ước mơ của trẻ thơ SeABank chia sẻ niềm vui, kết nối những ước mơ của trẻ thơ
ESCAP chia sẻ mối quan tâm chung về những thách thức của Thành phố Hồ Chí Minh ESCAP chia sẻ mối quan tâm chung về những thách thức của Thành phố Hồ Chí Minh
Nhà báo Indonesia chia sẻ kỷ niệm vô giá về cuộc gặp Bác Hồ | Phong cách | Vietnam+ (VietnamPlus)
Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc tại Phủ Chủ tịch. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của tinh thần giải phóng dân tộc với câu nói đã đi vào lịch sử: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do."

Người là nhà lãnh đạo kiệt xuất, thân thiết, gần gũi với phong thái hòa đồng, giản dị, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân Việt Nam cũng như nhân dân và bạn bè quốc tế.

Tại quốc gia láng giềng Indonesia, hơn nửa thế kỷ kể từ khi Người ra đi, “Paman Ho” (Bác Hồ, tên được người dân Indonesia trìu mến dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh) vẫn thường xuyên được nhắc đến, không chỉ qua tình bạn thân thiết, thủy chung với nhà lãnh đạo lập quốc Sukarno và các nhà cách mạng tiền bối khác, mà còn cả với các nhà báo và người dân từng có dịp tiếp xúc.

Trong quá trình tác nghiệp, phóng viên TTXVN tại Jakarta đã có cơ duyên gặp gỡ ông Bonnie Triyana, Tổng biên tập Historia.id - tạp chí lịch sử trực tuyến lớn nhất Indonesia, đồng thời là chủ biên cuốn sách “Hồ Chí Minh & Sukarno” do Nhà xuất bản Kompas ấn hành vào năm 2018.

Cuốn sách kể về hành trình đấu tranh giành độc lập dân tộc của “Paman Ho” cũng như tình bạn thân thiết giữa vị cha già dân tộc Việt Nam và “Bung Karno” (Bác Karno, tên được người dân Indonesia dành cho Tổng thống đầu tiên Sukarno).

Với lời đề tặng của bà Megawati Sukarnoputri - con gái ruột của Bung Karrno và là Tổng thống thứ năm của Cộng hòa Indonesia, cuốn sách nói trên dành hẳn một chương đăng tải câu chuyện của một số người Indonesia từng tiếp xúc với Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có cuộc trao đổi thân tình, gần gũi giữa nhà báo Amarzan Loebis với “Paman Ho” xung quanh chủ đề “thơ và thuốc lá."

Nhà báo Amarzan Loebis và các đồng nghiệp của mình từ tạp chí Bintang Merah (Sao Đỏ, tạp chí thuộc Đảng Cộng sản Indonesia - PKI) có cuộc gặp gỡ với Phái đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hòa (miền Bắc Việt Nam) và nhận được lời đề nghị tới thăm cựu thuộc địa của Pháp.

Bên lề lễ kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 1/10/1964 ở Bắc Kinh, Amarzan trao đổi với Phái đoàn Việt Nam: “Chúng tôi muốn gặp Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp."

Bintang Merah, cũng giống như tờ Harian Rakjat (tờ Nhân dân Nhật báo của Indonesia, hoạt động trong giai đoạn 1951-1965) và PKI, có quan hệ chặt chẽ với Đảng Cộng sản Việt Nam. Giới truyền thông Indonesia có mối quan hệ mật thiết với Nha Thông tin. Vì vậy, để sắp xếp cuộc gặp với Chủ tịch Hồ Chí Minh là không khó.

Nhà báo Indonesia chia sẻ kỷ niệm vô giá về cuộc gặp Bác Hồ | Phong cách | Vietnam+ (VietnamPlus)

Nhà báo Amarzan Loebis lúc sinh thời. (Nguồn: Tempo)

Đoàn Việt Nam đã thực hiện lời đề nghị của nhà báo Amarzan và các đồng nghiệp. Sau khi tham dự sự kiện trên, đoàn nhà báo Indonesia - gồm 5 thành viên là Samtiar, Baroto, Yuliarso, Amarzan Loebis, và Tổng biên tập Harian Rakjat, ông Mula Naibaho - đã lên đường đến Hà Nội vào thời điểm đất nước đang bị chia cắt hai miền Bắc và Nam. Amarzan nhớ lại: “Trong số các đại biểu, tôi là người trẻ nhất."

Cuộc gặp đã được sắp xếp. Một biên tập viên của Bintang Merah nằm trong số các khách mời.

Đoàn đại biểu của Tổng biên tập Harian Rakyat dự kiến gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh vào lúc 18h30 tại Phủ Chủ tịch. Nhưng đột nhiên các sự kiện thay đổi. Thư ký của “Paman Ho” cho biết Người không thể đến đúng giờ vì đang có cuộc hẹn với những người khác. Lý do là vợ của một Bộ trưởng vừa sinh con. Paman Ho đến thăm bà ấy ở bệnh viện.

Amarzan kể lại rằng Người có một lời hứa chưa thực hiện được với hai vợ chồng ông bộ trưởng. Lúc họ kết hôn, Paman Ho không có thời gian đến dự đám cưới nhưng hứa sẽ đến thăm khi họ sinh con đầu lòng và Người đã giữ lời hứa.

Khoảng một giờ sau lịch hẹn ban đầu, Paman Ho đến gặp ông Amarzan và những người bạn đang đợi ở Phủ Chủ tịch.

Cuộc gặp đó diễn ra rất cởi mở. Trước khi bắt đầu trao đổi, Paman Ho - thông qua người phiên dịch của mình - đã hỏi các vị khách dùng ngôn ngữ gì cho cuộc trò chuyện. Người không muốn nói chuyện thông qua phiên dịch viên.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nói được nhiều thứ tiếng như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Trung và tiếng Pháp bên cạnh tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt. Và cuộc trò chuyện đã được tiến hành bằng tiếng Anh.

Theo lời kể của ông Amarzan, Paman Ho không sống ở Phủ Chủ tịch. Người chọn sống trong một ngôi nhà nhỏ nằm cách Phủ Chủ tịch không xa. Giữa ngôi nhà nhỏ và Phủ Chủ tịch được chăng dây từ trái sang phải.

“Paman Ho phải nhảy qua sợi dây mỗi khi đến Phủ Chủ tịch. Đó là cách rèn luyện thể chất của Người," ông Amarzan kể lại.

Theo ông Amarzan, các cuộc trò chuyện diễn ra trong một bầu không khí thoải mái, khác xa bối cảnh chính thức thường thấy trong các cuộc gặp với các nhà lãnh đạo tối cao.

Nhà báo Indonesia chia sẻ kỷ niệm vô giá về cuộc gặp Bác Hồ | Phong cách | Vietnam+ (VietnamPlus)
Bác Hồ cuốc đất, trồng rau trong vườn Phủ Chủ tịch năm 1957. (Ảnh: TTXVN)

Paman Ho thích hòa mình cùng với các thành viên của đoàn đại biểu Harian Rakjat và không quên hỏi thăm sức khỏe của Bung Karno.

“Thưa Bác, nói chung Bung Karno khỏe ạ," ông Amarzan đáp lời Người. “Nói chung? Tại sao lại nói chung? Có phải các cháu không thể đến thăm Bung Karno mọi lúc? Nếu các cháu ở đây, Bác Hồ có thể gặp các nhà báo bất cứ lúc nào," ông Amarzan thuật lại lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khẳng định rằng thực sự Paman Ho không phải là một nhà lãnh đạo khó gặp.

“Nhưng đất nước của bọn cháu rộng lớn, có nhiều người mà Bung Karno phải quan tâm, chắc hẳn Người rất bận rộn," ông Amarzan nhắc lại lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh với đoàn đại biểu Harian Rakjat.

Amarzan Loebis là thành viên trẻ nhất trong đoàn nhà báo Indonesia. Biên tập viên trang văn hóa của tờ Harian Rakjat này lúc đó mới 23 tuổi. Thấy những người trẻ tuổi trong số các đại biểu, Paman Ho tiến lại gần hỏi: “Cháu là người trẻ nhất. Vậy cháu đã kết hôn chưa?."

“Thưa Bác, cháu chưa ạ!" Amarzan đáp.

“Nhanh kết hôn đi!" Người giục.

“Cháu có hút thuốc không?" Người hỏi tiếp.

“Thưa Bác, cháu có hút thuốc ạ!" Amarzan trả lời.

“Cháu hút thuốc đã lâu chưa?" Người lại hỏi.

Sau đó, Paman Ho bắt đầu nói về những gì mà giới trẻ có thể học và không nên học theo ở Người: hút thuốc và không kết hôn.

Paman Ho rất giỏi phá vỡ bầu không khí cứng nhắc. Phong thái tự nhiên của Người làm cho các vị khách thoải mái và có thể đặt bất kỳ câu hỏi nào.

Amarzan cũng đặt nhiều câu hỏi với nhà lãnh đạo tối cao Việt Nam, trong đó có câu liệu Paman Ho có còn làm thơ nữa hay không. “Cháu biết Bác làm thơ à?" Người hỏi thay vì trả lời. Sau đó, Amarzan mang ra một bài thơ của Paman Ho đã được dịch sang tiếng Indonesia và đọc cho Người nghe: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ/Việc quân đang bận xin chờ hôm sau."

Nhà báo Amarzan Loebis, tên đầy đủ là Amarzan Ismail Hamid, được biết đến là một trong những nhân vật có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền báo chí Indonesia.

Lúc còn trẻ, sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, Amarzan đã học Khoa Y - Đại học Bắc Sumatra, Khoa Văn - Đại học Indonesia, Đại học Gadjah Mada, Đại học Udayana, và Đại học Báo chí.

Ông thường được nhắc đến trong các tài liệu giảng dạy với tư cách là chuyên gia nghiên cứu về lịch sử báo chí. Amarzan đã viết một số cuốn sách, trong đó có “Lịch sử ban đầu của báo chí và sự thức tỉnh nhận thức của Indonesia” (xuất bản năm 1995) và “Tuyển tập các bài viết và thơ đăng trên Tạp chí Tempo” (xuất bản năm 2005).

Amarzan sinh năm 1942 và qua đời do đột quỵ vào đúng ngày 2/9/2019, thọ 77 tuổi. Tin buồn được đăng tải trên nhiều tờ báo lớn của Indonesia cho biết khi còn làm biên tập viên của tờ Harian Rakjat, nhà báo cao cấp này từng bị lưu đày 11 năm tới đảo Buru của tỉnh Maluku dưới thời nhà lãnh đạo Soeharto.

Sau khi được phóng thích, Amarzan quay lại hoạt động báo chí với tư cách là biên tập viên cao cấp của Tạp chí Tempo và được các đồng nghiệp yêu mến, đánh giá cao như một tấm gương đấu tranh quả cảm, một nhà báo giỏi và có đức độ./.

Theo Hữu Chiến (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/nha-bao-indonesia-chia-se-ky-niem-vo-gia-ve-cuoc-gap-bac-ho/862936.vnp

Tình bạn đặc biệt giữa Tình bạn đặc biệt giữa "Paman Ho" và các chính khách Indonesia
VUFO tham gia Hội nghị trực tuyến kỷ niệm 133 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh VUFO tham gia Hội nghị trực tuyến kỷ niệm 133 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Theo Vietnam+/TTXVN
Nguồn: www.vietnamplus.vn

Tin bài liên quan

Dấu ấn Bác Hồ dưới góc nhìn những người ghi sử Hong Kong

Dấu ấn Bác Hồ dưới góc nhìn những người ghi sử Hong Kong

Điều khiến Tiến sỹ Tôn Văn Bân có ấn tượng sâu sắc nhất chính là việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt lựa chọn thời gian và địa điểm phù hợp để tổ chức Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Việt kiều Thái Lan vẽ hơn 100 bức tranh về Bác Hồ

Việt kiều Thái Lan vẽ hơn 100 bức tranh về Bác Hồ

Với lòng ngưỡng mộ và tình cảm kính yêu đối với Bác Hồ, họa sĩ Đào Trọng Lý, một Việt kiều Thái Lan đã vẽ hơn 100 bức tranh về Bác.
Những năm tháng bên nhau - bộ phim về Bác Hồ hoạt động cách mạng tại Trung Quốc

Những năm tháng bên nhau - bộ phim về Bác Hồ hoạt động cách mạng tại Trung Quốc

Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tạp chí Thời Đại giới thiệu bộ phim tài liệu "Những năm tháng bên nhau" do Ban Việt ngữ, Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc (Đài CMG) sản xuất.

Các tin bài khác

Những kỷ niệm sâu sắc với Madeleine Riffaud

Những kỷ niệm sâu sắc với Madeleine Riffaud

Madeleine Riffaud là một đại diện tiêu biểu cho lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm đấu tranh vì công lý, lẽ phải, hòa bình và có một trái tim yêu thương thật giản dị, chân thành và luôn nghĩ, hành động vì đất nước Việt Nam. Madeleine Riffaud sẽ luôn còn mãi trong trái tim của mọi người. Đó là chia sẻ xúc động của chị Trần Thu Hoàn, cán bộ của Ban Đối ngoại Trung ương, về người bạn lớn của Việt Nam.
Hành trình người Pháp quảng bá du lịch Đông Dương

Hành trình người Pháp quảng bá du lịch Đông Dương

Nhận thấy tiềm năng du lịch lớn của Đông Dương, một vùng đất với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, di tích lịch sử tráng lệ và văn hóa đa dạng, người Pháp đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm quảng bá thuộc địa này ra thế giới. Mục tiêu không chỉ là thu hút đầu tư mà còn thể hiện thành tựu khai thác thuộc địa.
Hoạt động bang giao dưới triều Nguyễn qua tư liệu

Hoạt động bang giao dưới triều Nguyễn qua tư liệu

Ngày 22/8, tại website Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, đã diễn ra triển lãm 3D Bang giao triều Nguyễn: Giữa làn gió Đông - Tây. Triển lãm mang đến công chúng những trải nghiệm, khám phá thú vị, thông tin bổ ích, góc nhìn mới mẻ và hiểu biết sâu sắc hơn về hoạt động ngoại giao của Việt Nam dưới triều Nguyễn trong hơn 50 năm đầu độc lập, tự chủ (1802 - 1858).
Trường đại học lớn nhất ở Nga tự hào về nghiên cứu sinh ưu tú Nguyễn Phú Trọng

Trường đại học lớn nhất ở Nga tự hào về nghiên cứu sinh ưu tú Nguyễn Phú Trọng

Học viện Hành chính Công và Kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga (RANEPA), hay còn gọi là Học viện Tổng thống là nơi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng học tập và nghiên cứu.

Đọc nhiều

Trao gần 400 triệu đồng hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả sau động đất

Trao gần 400 triệu đồng hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả sau động đất

Ngày 17/4 tại Hà Nội, Đoàn Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar (Hội) do ông Chu Công Phùng, Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đại sứ quán Myanmar tại Việt Nam trao số tiền 392.372.084 triệu đồng nhằm hỗ trợ nhân dân Myanmar khắc phục hậu quả trận động đất nghiêm trọng xảy ra ngày 28/3 vừa qua.
Tin tức quốc tế sáng 18/4: Tổng thống Trump lạc quan về đàm phán thương mại với Trung Quốc

Tin tức quốc tế sáng 18/4: Tổng thống Trump lạc quan về đàm phán thương mại với Trung Quốc

Tổng thống Donald Trump lạc quan về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc; Mỹ và Ukraine ký biên bản ghi nhớ về thỏa thuận khoáng sản; Nhật Bản thặng dư thương mại 63 tỷ USD với Mỹ giữa lúc căng thẳng thuế quan… là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 18/4.
Thông xe 5 tuyến cao tốc trọng điểm dịp 30/4

Thông xe 5 tuyến cao tốc trọng điểm dịp 30/4

Bộ Xây dựng đã báo cáo Chính phủ danh sách 5 dự án giao thông trọng điểm dự kiến khánh thành, thông xe nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Theo đó, có 4 dự án thành phần thuộc dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông (giai đoạn 2021-2025) và 1 dự án đường bộ cao tốc do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư.
Tinh thần hợp tác, yêu chuộng hòa bình là tài sản quý báu của nhân dân Việt Nam - Hoa Kỳ

Tinh thần hợp tác, yêu chuộng hòa bình là tài sản quý báu của nhân dân Việt Nam - Hoa Kỳ

Đó là thông điệp ông Phan Anh Sơn, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) chia sẻ trong buổi tiếp đoàn Quỹ Hòa giải và Phát triển (FRD) và Hội đồng quốc gia người cao tuổi Hoa Kỳ (NCOE) ngày 17/4 tại Hà Nội.
Nâng cao nhận thức về biển, đảo cho phụ nữ tỉnh Kiên Giang

Nâng cao nhận thức về biển, đảo cho phụ nữ tỉnh Kiên Giang

Từ ngày 14-18/4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kiên Giang tổ chức tuyên truyền biển, đảo năm 2025 cho các cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn tỉnh.
Giao lưu "Khăn hồng hữu nghị" gắn kết thiếu nhi biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Giao lưu "Khăn hồng hữu nghị" gắn kết thiếu nhi biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Tham quan Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn, vẽ nón lá Việt Nam, làm gốm sứ... là những hoạt động Đoàn đại biểu thiếu nhi Trung Quốc được tham gia trải nghiệm tại Chương trình giao lưu "Khăn hồng hữu nghị thiếu nhi biên giới Lạng Sơn (Việt Nam) - Quảng Tây (Trung Quốc)" diễn ra ngày 16/4 tại tỉnh Lạng Sơn.
Hải quân Việt Nam - Trung Quốc tuần tra liên hợp trên vịnh Bắc Bộ

Hải quân Việt Nam - Trung Quốc tuần tra liên hợp trên vịnh Bắc Bộ

Sáng 16/4, Biên đội Tàu 015-Trần Hưng Đạo và Tàu 016-Quang Trung (Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân) cùng đoàn công tác Hải quân Việt Nam đã rời Quân cảng Bắc Hải (Trung Quốc), tham gia tuần tra liên hợp lần thứ 38 trên vịnh Bắc Bộ với Hải quân Trung Quốc.
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
11 nuoc co quan he doi tac chien luoc toan dien voi viet nam
canh bao gia tang lua dao tren khong gian mang
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ
Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Ngày 17/4, các khu vực trên cả nước có nắng nóng, có nơi nắng nóng diện rộng. Tại Hà Nội, nhiệt độ cao nhất lên tới 35 độ C.
Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce

Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce

Giá vàng tăng kỷ lục khi tiếp tục được hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng USD và lực cầu trú ẩn an toàn do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang.
Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 1 bậc, xếp hạng 32 thế giới

Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 1 bậc, xếp hạng 32 thế giới

Chương trình Thương hiệu quốc gia được Chính phủ phê duyệt từ năm 2003 và giao Bộ Công Thương chủ trì triển khai, là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất ở cấp quốc gia.
Thời tiết hôm nay (12/4): không khí lạnh cuối mùa gây mưa ở miền Bắc và miền Trung

Thời tiết hôm nay (12/4): không khí lạnh cuối mùa gây mưa ở miền Bắc và miền Trung

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 12/4 bộ phận không khí lạnh đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam, gây mưa ở nhiều khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
Lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới vượt 3.200 USD

Lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới vượt 3.200 USD

Giá vàng thế giới tiếp đà tăng và “xô đổ” kỷ lục đạt được trước đó không lâu.
Thời tiết hôm nay (5/4): Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Thời tiết hôm nay (5/4): Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 5/4, không khí lạnh tăng cường về miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, lệch đông, chủ yếu gây mưa, trời chỉ lạnh về đêm.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

Phiên bản di động