Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
20:01 | 04/10/2017 GMT+7

Nguyện vọng tha thiết, sai thời điểm của người Kurd có thể đẩy Trung Đông vào thảm họa

aa
Một nhà nước độc lập mà không được sự ủng hộ và công nhận của quốc tế thì khó có thể tồn tại được lâu dài.

Nguyện vọng tha thiết của người Kurd

Từ xa xưa, người Kurd sinh sống trên vùng lãnh thổ mà hiện nay là một phần của Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Iran và Syria. Chưa có con số thống kê chính thức, nhưng người Kurd ước tính có khoảng 35-38 triệu người. Trong số này có 18 triệu người sống ở Thổ Nhĩ Kỳ, 8 triệu ở Iran, 7 triệu ở Iraq và 3 triệu ở Syria.

Cộng đồng người Kurd có lịch sử riêng, tiếng nói, chữ viết, văn hoá, phong tục tập quán riêng, quân đội và kinh tế riêng. Đây là dân tộc lớn nhất trên thế giới hiện nay vẫn không có quốc gia riêng của mình.

nguyen vong tha thiet sai thoi diem cua nguoi kurd co the day trung dong vao tham hoa

Người Kurd tham gia trưng cầu dân ý về nền độc lập. Ảnh: NYTimes

Trong lịch sử, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, vùng Kurdistan ở Iraq trở thành cái nôi của phong trào giải phóng của dân tộc Kurd.

Năm 1922, đế quốc Ottoman tan rã sau 623 năm đô hộ và chính chiến (1299-1922), người Kurd được nhập vào một bộ phận của Vương quốc Ả rập ở Iraq. Theo Hiệp ước Lausanne năm 1923 vùng đất của người Kurd được chia cho Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Syria.

Người Kurd đã nhiều lần nổi dậy đấu tranh đòi độc lập, nhưng đều thất bại.

Trong lịch sử 1.000 năm của mình, người Kurd đã nhiều lần lập quốc gia nhưng đều thất bại do bị đế quốc Ottoman đàn áp. Mới đây nhất, sau Thế chiến II, năm 1946 người Kurd đã tuyên bố thành lập quốc gia riêng, nhưng chỉ tồn tại được một thời gian ngắn rồi lại bị trấn áp, phải sáp nhập vào Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ.

Với lịch sử và tinh thần dân tộc như vậy, người Kurd có vai trò và vị trí quan trọng ở khu vực Trung Đông. Hiện nay, lực lượng quân đội Peshmerga của người Kurd ở Iraq, Đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) và Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) ở Syria đang tham gia tích cực vào cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Kết quả cuộc trưng cầu ý dân tại vùng Kurdistan thuộc Iraq ngày 25/9 vừa qua với 93.29% số người ủng hộ nền độc lập của người Kurd đã chứng tỏ nguyện vọng tha thiết được tự quyết về tương lai và vận mệnh của mình.

Khả năng bùng phát xung đột

Việc tổ chức cuộc trưng cầu dân ý ngày 25/9 là hành động đơn phương, không trao đổi với chính quyền trung ương ở Baghdad, trái với Hiến pháp 2005 của Iraq (Quy định Kurdistan là chính quyền tự trị nằm trong một nước Iraq thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ).

Thời điểm tổ chức trưng cầu ý dân về nền độc độc lập của người Kurd vào lúc này cũng không phù hợp, đặc biệt trong khi cần tập trung ưu tiên hàng đầu vào cuộc chiến chống khủng bố IS, ổn định tình hình ở Mosul và các thành phố khác thuộc vùng Kurdistan vừa được giải phóng khỏi bàn tay IS và duy trì sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Iraq, vốn đang đứng trước nguy cơ bị chia cắt và xung đột sắc tộc.

nguyen vong tha thiet sai thoi diem cua nguoi kurd co the day trung dong vao tham hoa

Người Kurd tham gia trưng cầu dân ý về nền độc lập. Ảnh: NYTimes

Về việc này, nguyên bí thư đảng Cộng sản Iraq, ông Baha'a al-Din Nouri là người Kurd, trong bức thư gửi thủ lĩnh người Kurd Masoud al-Barzani đã viết:

"Thật là không sáng suốt nếu ngày hôm nay chúng ta dành ưu tiên cho nền độc lập của Kurdistan, trong khi cuộc chiến chống khủng bố IS chưa kết thúc và điều 140 của Hiến pháp chưa được thực hiện. Cuộc trưng cầu ý dân cần phải được tổ chức trong điều kiện thuận lợi hơn."

Chính vì lẽ đó, cuộc trưng cầu ý dân của người Kurd đã gây phản ứng hết sức gay gắt của các nước. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và hầu hết các nước khu vực cũng như trên thế giới không ủng hộ cuộc trưng cầu ý dân này của người Kurd.

Đặc biệt, các nước có đông người Kurd sinh sống như Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Syria hết sức lo ngại về an ninh của mình đã dứt khoát đòi hủy bỏ kết quả cuộc trưng cầu ý dân vừa qua. Các lực lượng Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran tổ chức tập trận chung gần biên giới Iraq vùng Kurdistan.

Quốc hội Iraq đòi đem những người tổ chức cuộc trưng cầu ý dân này, trước hết là thủ lĩnh Masoud al-Barzani ra toà, đồng thời áp đặt cấm vận dầu mỏ, kinh tế đối với Kurdistan. Một nhà nước độc lập mà không được sự ủng hộ và công nhận của quốc tế thì khó có thể tồn tại được lâu dài.

Tôi cho rằng, mục tiêu chính của việc tổ chức trưng cầu ý dân này không phải là để tuyên bố độc lập ngay lập tức mà là nhằm khẳng định vai trò và vị trí của người Kurd trên bàn cờ chính trị tại Trung Đông và tạo thế trước khi bước vào đàm phán với Baghdad.

Bất chấp sự phản đối của các nước Ả Rập, đặc biệt của chính quyền Iraq, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và không được sự đồng thuận của quốc tế, Uỷ ban bầu cử và trưng cầu ý dân tối cao của vùng Kurdistan vẫn công bố tiếp tục hoàn thiện tất cả các công việc trù bị cho cuộc bầu cử Quốc hội và Tổng thống vào ngày 1/11 tới và thời gian này là không thay đổi.

nguyen vong tha thiet sai thoi diem cua nguoi kurd co the day trung dong vao tham hoa

Tình hình này không loại trừ khả năng châm ngòi cho một cuộc xung đột mới.

Khu vực Trung Đông vốn đầy bất ổn, cuộc chiến chống IS đang bước vào giai đoạn hết sức cam go.

Khủng hoảng Syria vẫn chưa thấy hồi kết, nội chiến Yemen, Libya còn hết sức căng thẳng, chưa kể cuộc xung đột dai dẳng Israel - Palestine thì cuộc xung đột mới giữa người Kurd và Iraq với sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ và Iran chắc chắn sẽ là một thảm họa đối với khu vực.

Riêng đối với Iraq, kết quả cuộc trưng cầu ý dân của người Kurd sẽ thổi bùng lên ngọn lửa xung đột sắc tộc, tôn giáo tại một đất nước vốn có nhiều mâu thuẫn giữa cộng đồng người Sunni, người Shia, người Kurd, người Yazidi, người Turkman...

Tại vùng Kurdistan có nhiều tổ chức chính trị khác nhau, trong đó có nhiều đảng phái tiến bộ như Liên minh Dân chủ Kurdistan DPK của Masoud al-Barzani, Liên minh Yêu nước Kurdistan PUK của Jalal Talabani, đảng Cộng sản Kurdistan CPK của Kamal Shakir, đảng Công nhân Cộng sản Kurdistan WCPK của Osman Haji Marouf...

nguyen vong tha thiet sai thoi diem cua nguoi kurd co the day trung dong vao tham hoa

Người Kurd rất có cảm tình và yêu mến nhân dân Việt Nam. Năm 2005, ông Jalal Talabani, Chủ tịch đảng Liên minh yêu nước Kurdistan PUK được bầu làm Tổng thống đầu tiên của Iraq sau khi chính quyền Saddam Hussein bị Mỹ lật đổ. Ông làm Tổng thống Iraq từ 2005-2014. Người Kurd rất yêu mến ông và gọi ông là Mam Jalal (tiếng Kurd nghĩa là Bác Jalal).

nguyen vong tha thiet sai thoi diem cua nguoi kurd co the day trung dong vao tham hoa

Đại sứ Nguyễn Quang Khai chụp với ông Jalal Talabani, chủ tịch đảng Liên minh Yêu nước Kurdistan PUK tại nhà riêng ở Baghdad.

Được biết lúc đó tôi có mặt ở Baghdad, ông Jalal Talabani đã mời tôi đến ăn trưa tại nhà riêng. Tuy đây là lần đầu tiên tôi gặp một lãnh đạo người Kurd, nhưng cuộc gặp đã diễn ra hết sức thân mật.

Ông kể khi còn là sinh viên đại học, ông đã tham gia nhiều phong trào phản đối chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, bày tỏ ngưỡng mộ đối với cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta, đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ông nói với tôi: "Quan hệ Iraq-Việt Nam đã rất tốt dưới thời chính quyền cũ thì chúng ta sẽ phải làm cho mối quan hệ đó tốt đẹp hơn dưới chính quyền mới."

Tiễn tôi ra xe, ông Jalal Talabani tặng tôi một thùng quà và nói rằng đây là mật ong lấy từ vùng núi Suleimanyia của Kurdistan, các loại bánh kẹo đặc sản của người Kurd. Ông còn dặn với theo, khi nào ăn hết thì gọi điện cho ông để ông cho người mang đến Đại sứ quán.

Hôm qua, ngày 3/10, tôi rất buồn nghe tin ông J. Talabani đã qua đời ở tuổi 84 sau nhiều năm bị ốm nặng. Xin nghiêng mình trước vong linh của ông và cầu chúc ông an nghỉ nơi vĩnh hằng.

[VIDEO] Người Kurd ăn mừng kết quả trưng cầu dân ý ngày 25/9

Đại sứ Nguyễn Quang Khai

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (08/7): Hà Nội mưa dông vào chiều tối và đêm

Thời tiết hôm nay (08/7): Hà Nội mưa dông vào chiều tối và đêm

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đưa ra thông tin dự báo thời tiết tại Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước ngày và đêm 08/7.
Thời tiết hôm nay (07/7): Bão số 2 ra khỏi biển Đông

Thời tiết hôm nay (07/7): Bão số 2 ra khỏi biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 07/7, bão số 2 di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc, cường độ suy yếu dần và không còn có khả năng quay trở lại Biển Đông.
Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua (04/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 02 năm 2025.
Thời tiết hôm nay (04/7): Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

Thời tiết hôm nay (04/7): Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 04/7, Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi tiếp tục có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.

Đọc nhiều

Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định số 191/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Dấu mốc mới trong hợp tác xác định hài cốt liệt sĩ Việt Nam - Hoa Kỳ

Dấu mốc mới trong hợp tác xác định hài cốt liệt sĩ Việt Nam - Hoa Kỳ

Trang thiết bị, hóa chất và quy trình giám định ADN được Hoa Kỳ chuyển giao cho Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giúp nâng tỷ lệ chiết tách ADN từ hài cốt liệt sĩ từ 22% lên 70%. Công nghệ mới mở ra khả năng đối chiếu huyết thống xa đến 4-5 thế hệ, dấu mốc quan trọng trong hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
38 bài dự thi lọt vào Chung tuyển Cuộc thi “Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài”

38 bài dự thi lọt vào Chung tuyển Cuộc thi “Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài”

Ngày 10/7/2025, tại trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao), Ban tổ chức và Ban giám khảo Cuộc thi “Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài” đã họp rà soát tiến độ và kế hoạch triển khai vòng Chung tuyển năm 2025.
Gieo chữ, gieo hy vọng cho học viên cai nghiện ở Gia Lai

Gieo chữ, gieo hy vọng cho học viên cai nghiện ở Gia Lai

Một lớp học đặc biệt đã và đang diễn ra đều đặn mỗi ngày tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Gia Lai. Lớp học ấy không có bảng điểm, thành tích, mà là nơi ươm mầm những con chữ đầu tiên cho những học viên mù chữ - bước đầu tiên trên hành trình làm lại cuộc đời.
Đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân bị chấn thương nặng khi đánh bắt trên biển

Đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân bị chấn thương nặng khi đánh bắt trên biển

Chiều 11/7, lực lượng quân y đảo Song Tử Tây (Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân) đã kịp thời tiếp nhận và tổ chức cấp cứu cho một ngư dân bị chấn thương nghiêm trọng khi đang lao động trên biển.
Sôi động giao thương, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

Sôi động giao thương, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

6 tháng đầu năm nay, lượng khách xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn) tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Điều này phản ánh rõ nét nhu cầu giao thương, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đã tăng cao.
Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân giúp nhân dân chữa cháy rừng

Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân giúp nhân dân chữa cháy rừng

Vào lúc 17 giờ 00 phút ngày 8/7, cán bộ, chiến sĩ Trạm 535 thuộc Trung đoàn 351, Vùng 3 Hải quân đã phối hợp với các lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn xã Phú Trạch, tỉnh Quảng Trị đã khống chế hoàn toàn đám cháy rừng, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động