Nguyên nhân bất ngờ khiến chiến hạm 2 tỷ USD của Hải quân Hoa Kỳ hóa thành "tro tàn"
Hà Linh (TH) 26/10/2021 07:22 | Quân sự - vũ khí
Một cuộc điều tra mới đây của Hải quân Hoa Kỳ đã kết luận chính những sai phạm của thủy thủ đoàn đã dẫn đến vụ cháy làm chiến hạm USS Bonhomme Richard bị thiêu hủy hoàn toàn.
Cụ thể, theo hồ sơ, tháng 7/2020, một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng đã bất ngờ xảy ra bên trong tàu tấn công đổ bộ USS Bonhomme, khi con tàu đang neo đậu tại cảng San Diego (Mỹ) để bảo dưỡng. Ngọn lửa bùng cháy dữ dội suốt 4 ngày, khiến hơn 60 người bị thương và làm chiến hạm hư hại đến mức bị Hải quân Mỹ tiêu hủy thay vì đem sửa chữa.
![]() |
Khói bốc lên ngùn ngụt từ tàu USS Bonhomme Richard khi vụ hỏa hoạn xảy ra. Ảnh: AP |
Một thủy thủ của tàu Bonhomme Richard đã bị kết tội cố tình phóng hỏa con tàu do nảy sinh mâu thuẫn với cấp chỉ huy. Tuy nhiên, trong một báo cáo điều tra mới đây về vụ hỏa hoạn, Phó Đô đốc Scott Conn - cựu chỉ huy Hạm đội 3 của Hải quân Mỹ, đã phát hiện "dù ngọn lửa bùng phát bởi một hành động phóng hỏa”, nhưng chiến hạm tỷ đô này đã bị hủy hoại chủ yếu do sự yếu kém trong công tác chữa cháy của thủy thủ đoàn.
Theo đó, báo cáo mới này đã xác định 36 thủy thủ, trong đó có 5 đô đốc, là những người phải chịu trách nhiệm cho vụ hỏa hoạn, đồng thời cũng chỉ ra nhiều sai phạm dẫn đến thảm kịch trên tàu USS Bonhomme Richard.
Trong số này, có cả việc thủy thủ đoàn không tuân theo các nguyên tắc chữa cháy cơ bản, chẳng hạn như kích hoạt Hệ thống chữa cháy bằng bọt Foam (AFFF).
Theo tiết lộ từ truyền thông Mỹ, hệ thống chữa cháy của tàu USS Bonhomme Richard không được sử dụng do không được bảo trì đúng cách và các thủy thủ không quen với việc sử dụng nó. Điều này góp phần khiến đám cháy trên tàu lan rộng và trở nên mất kiểm soát.
Tuy nhiên, Phó Đô đốc Scott Conn cũng nhận định sự tắc trách trong việc chữa cháy trên tàu USS Bonhomme Richard có thể đến từ việc thay đổi liên tục thủy thủ đoàn trong quá trình bảo dưỡng kéo dài 19 tháng đối với con tàu.
Điển hình, trong quá trình này, công tác huấn luyện thủy thủ để ứng phó với các tình huống khẩn cấp gần như bị xem nhẹ so với các công tác bảo dưỡng đang được tiến hành. Hậu quả là chiến hạm trị giá 2 tỷ USD này đã bị biến thành “phế liệu”.
Ngoài ra, báo cáo điều tra của Phó đô đốc Scott Conn còn chỉ ra một số sai phạm khác, như sự chậm trễ trong việc báo cháy cho lực lượng cứu hỏa địa phương, sự vô tổ chức trong việc ra các mệnh lệnh ứng phó từ cấp chỉ huy, cũng như một số khu vực nhạy cảm không được dọn dẹp và phong tỏa… đã khiến tình cảnh trên tàu USS Bonhomme Richard trở nên tồi tệ hơn.
Được biết, tàu USS Bonhomme Richard được hạ thủy vào năm 1998 với tổng chi phí khoảng 750 triệu USD, tương đương khoảng 1,2 tỷ USD ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, nhiều ghi nhận đã tiết lộ con tàu có giá trị ước tính lên tới 2 tỷ USD ở thời điểm vụ hỏa hoạn xảy ra.
Truyền hình
Đáng chú ý
Làng nghề nước mắm truyền thống nguy cơ "treo lều"

Bài viết mới
Nga triển khai khẩn cấp MiG-29 tới căn cứ không quân Tiyas

Tàu ngầm Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr từ dưới nước, đánh trúng mục tiêu ven biển

Chuyên đề

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.