Nguồn cung thấp, đẩy giá sắn tươi tăng cao đột biến
Những yếu tố đẩy giá vàng lên cao nhất trong nhiều năm gần đây Việc giá vàng tăng trong tuần này tuy nhiên diễn ra sau khi dữ liệu mới nhất cho thấy lạm phát đang hạ nhiệt. |
GDP Trung Quốc tăng trưởng đột biến tạo tâm lý lạc quan về triển vọng cả năm Số liệu tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc vốn thu hút sự quan tâm của giới đầu tư tài chính bởi Trung Quốc đang trong quá trình mở cửa nền kinh tế. |
Nguồn cung thấp, đẩy giá sắn tươi tăng cao đột biến. |
Từ nửa đầu tháng 4 đến nay, do thiếu nguyên liệu nên việc xuất khẩu tinh bột sắn bằng đường biển sụt giảm mạnh từ 60 - 80% so với cùng kỳ các tháng trước đó. Đặc biệt, qua cảng Cát Lái (TP.HCM), do nguồn cung từ các nhà máy tinh bột sắn Tây Ninh giảm vì thiếu nguyên liệu sản xuất nên hầu hết tập trung bán nội địa.
Hiện sắn tươi tại Tây Ninh được các nhà máy chế biến tinh bột mua vào ở mức 4.000 đồng/kg, vượt kỳ vọng của bà con 1.000 đồng/kg.
Thiếu nguyên liệu các nhà máy đẩy giá mua sắn lên cao
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Thiều, Giám đốc Công ty TNHH Trường Hưng, chuyên sản xuất và xuất khẩu tinh bột sắn cho biết, thời gian gần đây, do nguyên liệu sản xuất khan hiếm nên các nhà máy tranh mua đẩy giá sắn tươi lên 4.000 đồng/kg, thậm chí cao hơn.
Theo ông Thiều, Công ty Trường Hưng có 5 nhà máy chế biến tinh bột sắn do thiếu nguyên liệu 4 nhà máy đã đóng cửa, duy chỉ còn một hoạt động cầm chừng.
"Thị trường xuất khẩu ổn định, giá nguyên liệu cao người nông dân được hưởng lợi. Tuy nhiên, chênh lệch giá nguyên liệu ở miền Trung và miền Bắc chỉ từ 2.000 - 2.100 đồng/kg. Các nơi này lại gần cửa khẩu nên xuất khẩu dễ dàng, trong khi các doanh nghiệp ở Tây Ninh mua nguyên liệu cao nên xuất khẩu không lời", ông Thiều cho biết.
Tây Ninh là tỉnh có diện tích trồng sắn lớn thứ hai cả nước sau tỉnh Gia Lai nhưng xét về năng suất, chất lượng và số lượng nhà máy chế biến tinh bột thuộc hàng lớn nhất nước.
Trao đổi với chúng tôi về yếu tố đẩy giá sắn tươi tăng cao đột biến, ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cho biết, ở Tây Ninh lượng sắn tươi hầu như có quanh năm và cao điểm thu hoạch là vào mùa khô. Thời gian này, lượng sắn từ Campuchia về nên nguồn cung tương đối dồi dào, đáp ứng nhu cầu chế biến của các nhà máy trong tỉnh nhưng vào mùa mưa thì có khó khăn hơn do nông dân Campuchia không thu hoạch.
Theo ông Xuân, bây giờ chưa vào mùa mưa nhưng do thiếu trầm trọng nguyên liệu nên các nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng và để có đủ nguồn sắn tươi các nhà máy đã lao vào “cuộc chiến” tranh mua sắn tươi và sẵn sàng đẩy giá lên rất cao.
“Nhu cầu thị trường đối với tinh bột sắn đang tăng mạnh, chính vì vậy các nhà máy sẵn sàng đẩy giá mua sắn tươi lên rất cao. Song, dù thị trường xuất khẩu vẫn đang tốt nhưng dung lượng thị trường thế giới luôn có giới hạn”, ông Xuân nói.
Nhu cầu của thế giới vẫn cao
Dự báo thị trường xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong thời gia tới, Giám đốc Sở NN-PTNT Tây Ninh cho rằng, từ nay đến cuối năm, thị trường sẽ vẫn luôn ổn định, bởi nhu cầu thế giới vẫn cao, do các nước phát triển chuyển sang sử dụng năng lượng sạch và trong năng lượng sạch đó có năng lượng từ Ethanol mà sắn là một trong những cây quan trọng để tạo ra Ethanol.
Mặt khác, từ khi xảy ra cuộc chiến giữa Nga và Ukraine giá sắn được đẩy lên cao, đặc biệt là bả sắn tăng rất cao trong khi các nhà máy ở Tây Ninh tận dụng được tất cả các nguồn này nên đem lại thu nhập tương đối ổn định cho người dân.
"Để đáp ứng nhu cầu thị trường, Tây Ninh đang rất chú trọng đa dạng hóa những sản phẩm chế biến từ cây sắn, ngoài sản xuất tinh bột, có một số nhà máy trong tỉnh đã đầu tư sản xuất tinh bột biến tính để chế ra cồn làm sorbitol, mạch nha... là những sản phẩm có giá trị gia tăng. Các sản phẩm chế biến sâu từ cây sắn sẽ được xuất khẩu đi thị trường Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản kể cả Trung Quốc cũng là thị trường lớn đối với các mặt hàng này", ông Xuân cho biết.
Cùng chung nhận định, ông Giám đốc Công ty TNHH Trường Thịnh cho rằng, trong thời gian tới, giá nguyên liệu vẫn ở mức cao. Tuy nhiên, giá xuất khẩu có thể thấp, vì Thái Lan đối thủ cạnh tranh trực diện gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam bằng cách đưa ra giá sàn ở mức thấp.
Mặt khác, Thái Lan xuất khẩu sang Trung Quốc được hưởng thuế suất bằng 0%, còn Việt Nam phải chịu mức thuế suất 13%.
"Hiện để kích cầu xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan đã hạ giá đồng bath nên doanh nghiệp Việt Nam càng khó cạnh tranh về giá với doanh nghiệp Thái Lan tại thị trường Trung Quốc”, ông Thiều nói.
Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 2 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu sắn lát của Trung Quốc tiếp tục tăng, trong khi nhập khẩu tinh bột sắn giảm nhẹ. Thái Lan, Việt Nam và Lào là 3 thị trường cung cấp sắn lát cho Trung Quốc. Đáng chú ý, lượng sắn lát nhập khẩu của Trung Quốc từ Việt Nam tăng, trong khi giảm từ Thái Lan và Lào. Cụ thể, trong 2 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam 167,04 nghìn tấn sắn lát, với trị giá 44,23 triệu USD, tăng 27,6% về lượng và tăng 20,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022, thị phần sắn lát của Việt Nam chiếm 13,87% trong tổng lượng nhập khẩu sắn lát của Trung Quốc, tăng so với mức 10,98% của 2 tháng đầu năm 2022. |
Giá dầu tăng lên ngưỡng cao bởi dự báo suy giảm nguồn cung Nhà đầu tư nhìn vào những hạn chế nguồn cung, đồng thời báo cáo ngành từ Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô tại khu vực dự trữ chủ chốt của Mỹ giảm. |
Tiêu Việt Nam xuất sang Trung Quốc tăng đột biến sau mở cửa Ngay sau khi mở cửa, Trung Quốc đã tăng cường nhập khẩu trở lại hạt tiêu Việt Nam và trở thành thị trường xuất khẩu chính. Với lượng mua đạt 15.710 tấn trong tháng 3, chiếm 43,74% tổng lượng xuất khẩu trong tháng, đưa nước này lên vị trí nhà nhập khẩu số 1 của Việt Nam. |