Người lao động làm công việc gì, được huấn luyện an toàn theo công việc đó
Cơ cấu nguồn điện thay đổi, nguồn năng lượng mới như điện gió, điện mặt trời phát triển mạnh. Nguồn năng lượng tái tạo chiếm khoảng 27% tổng công suất đặt toàn hệ thống. Việc áp dụng công nghệ mới trong sản xuất được đẩy mạnh, năng suất lao động tăng trung bình 8%/năm. Công tác ATVSLĐ ngày càng cấp thiết, đòi hỏi sự tham gia tích cực của lãnh đạo, công đoàn và NLĐ các đơn vị.
Số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) giảm
Hằng năm, EVN và Công đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp xây dựng kế hoạch thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Công đoàn Điện lực Việt Nam và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phối hợp với chuyên môn xây dựng quy trình, quy định về quản lý ATVSLĐ ở cấp Tập đoàn, các Tổng công ty. Công đoàn cơ sở tăng cường kiểm tra tại hiện trường; tổ chức tập huấn về ATVSLĐ cho cán bộ công đoàn và mạng lưới an toàn vệ sinh viên (ATVSV).
Những năm qua, số vụ TNLĐ giảm dần qua các năm cả về số vụ, số người (đặc biệt là số người chết do TNLĐ. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng NLĐ làm tắt, làm ẩu, thiếu các thủ tục cần thiết để làm nhiệm vụ, giám sát tại hiện trường vẫn còn nhiều sai sót.
Công đoàn Điện lực Việt Nam dự báo, yêu cầu về tăng năng suất lao động, áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản suất, chuyển đổi số, định biên lao động ngày càng giảm, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp… sẽ có nhiều tác động đến công tác ATVSLĐ và hoạt động công đoàn trong thời gian tới.
NLĐ làm việc trong điều kiện đặc thù. Ảnh: ST |
Khẳng định vai trò công đoàn
Ngay từ đầu năm, Công đoàn phối hợp với chuyên môn triển khai thực hiện đăng ký đơn vị sản xuất ATVSLĐ, cam kết chấp hành nghiêm chỉnh kỉ luật lao động, phòng, chống cháy nổ.
NLĐ làm công việc, được huấn luyện an toàn theo đúng công việc đó: Huấn luyện ATVSLĐ theo đúng đối tượng; huấn luyện an toàn điện; huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Các công đoàn cơ sở, các ATVSV phổ biến nội dung về:
Kiểm soát chặt chẽ các thiết bị, dụng cụ an toàn phục vụ công việc, đặc biệt là các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông cho NLĐ.
Đồng chí Đỗ Đức Hùng - Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam (hàng đầu, bên phải) kiểm tra thực địa tiến độ thi dự án. Ảnh: Nguyễn Lương |
Hằng ngày đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn NLĐ chấp hành nghiêm quy định về ATVSLĐ. ATVSV nắm bắt tâm lý NLĐ trước giờ làm việc, đề xuất biện pháp giải quyết với các trường hợp sức khoẻ yếu, bệnh nghề nghiệp (BNN), tâm lý không đảm bảo....
Qua hoạt động này, các yếu tố nguy hiểm, có hại được chỉ rõ. Từ đó đánh giá nguy cơ rủi ro và các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ cho từng công việc. Mức độ đánh giá được quy định theo từng cấp độ để có phương án thi công và biện pháp an toàn cho từng công việc cụ thể. Các đơn vị phổ biến kinh nghiệm, tập huấn phương pháp và kỹ năng phòng ngừa TNLĐ, BNN cho cán bộ công đoàn, người sử dụng lao động và NLĐ, kịp thời rút kinh nghiệm từ các vụ TNLĐ.
Công đoàn thương lượng với người sử dụng lao động các nội dung liên quan đến công tác ATVSLĐ (chế độ bồi thường, trợ cấp TNLĐ, xem xét kỷ luật NLĐ khi xảy ra TNLĐ; bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, tham gia xây dựng các quy định về ATVSLĐ...).
Công nhân Điện lực Chợ Lớn (thuộc Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh) trong giờ làm việc. Ảnh: TCT |
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) quản lý vận hành hơn 170 trạm biến áp 220 kV, 500 kV, hơn 25.000 km đường dây 220 kV, 500 kV (trong đó bao gồm đường dây 500 kV Bắc - Nam mạch 1, mạch 2). Đường dây 500 kV mạch 3 đang được gấp rút hoàn thành trong năm 2022. Nhiều trạm biến áp và đường dây 200 kV, 500 kV đang tiếp tục được xây dựng, vươn tới vùng sâu, vùng xa, hải đảo.
Theo Công đoàn EVNNPT, địa bàn, phạm vi, địa hình khắc nghiệt, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động. Cụ thể hóa phong trào "Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm ATVSLĐ", Công đoàn EVNNPT đã phát động các phong trào chi tiết: "Xây dựng Trạm - Đội - Đường dây kiểu mẫu, tiêu biểu"; "Quản lý Trạm - Đường dây giỏi"; "ATVSV giỏi"; "Lái xe giỏi, an toàn"...
Tất cả những phong trào trên đều được lượng hóa để đưa vào hệ thống tiêu chuẩn đánh giá thi đua. Bên cạnh hiệu quả trong sản xuất, phong trào còn góp xây dựng NLĐ kiểu mẫu, tập thể lao động kiểu mẫu, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong lao động sản xuất, tạo môi trường thân thiện với NLĐ.
"Trong thời gian tới, công đoàn tiếp tục phối hợp với chuyên môn thống nhất mô hình tổ chức và hoạt động của mạng lưới ATVSV trong toàn EVN. Tiếp tục kiện toàn, nâng cao năng lực bộ máy và cán bộ công đoàn làm công tác ATVSLĐ đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Tham gia cải thiện điều kiện làm việc, phòng ngừa TNLĐ, BNN cho NLĐ, xây dựng văn hóa an toàn lao động, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động" - đồng chí Đỗ Đức Hùng - Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam cho biết.
Giai đoạn 2016-2021: Hơn 1,2 triệu lao động được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động Từ 21-22/6/2022, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết, đánh giá việc thực thi Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2015 để làm cơ sở cho việc xem xét, đề xuất xây dựng Luật ATVSLĐ (sửa đổi). |
Hàng triệu người đang vật lộn để tìm việc làm, trong khi thách thức đối với các công ty là tìm ra công thức để thu hút đúng người. Kể từ sau đại dịch COVID-19, nhiều người tìm việc bắt đầu đặt những câu hỏi sâu hơn về công ty bao gồm cách tổ chức, vận hành của công việc, chiến lược dài hạn và văn hóa doanh nghiệp. |