Người họa sĩ cựu binh Mỹ lấy nghệ thuật làm cầu nối và chữa lành
Tái hiện tinh hoa mỹ thuật Việt tại Triển lãm "Sắc màu Xuân Đất nước" Nhân dịp Chào Xuân Quý Mão 2023, ngày 11/1 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra khai mạc triển lãm “Sắc màu Xuân Đất nước” với 56 tác phẩm đa dạng về thể loại và chất liệu, được sáng tác từ những năm 1945 - 2007 với chủ đề phong cảnh. |
Cựu binh Mỹ mang cuốn nhật ký của liệt sĩ Cao Xuân Tuất trở về quê hương Sau hành trình từ Mỹ về Việt Nam, ngày 5/3, cựu binh Peter Mathews cùng vợ đã đến xã Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) - quê hương của liệt sĩ Cao Xuân Tuất, chủ nhân cuốn nhật ký mà ông Peter Mathews lưu giữ 56 năm qua để trao trả cuốn nhật ký cho gia đình liệt sĩ. |
Sinh năm 1946, họa sĩ David Thomas (thành phố Portland, tiểu bang Maine, Mỹ) từng tham chiến ở chiến trường Pleiku, Tây Nguyên, Việt Nam năm 1969. Một năm trong quân dịch và trở về quê hương khiến ông nhớ và hiểu hơn về đất nước mà mình đến tham chiến, với những điều đẹp đẽ, sự khát khao hòa bình và tinh thần quật cường vượt qua những gian khó thời chiến.
Sau chiến tranh, năm 1987, lần đầu tiên ông trở lại Việt Nam để tìm cách kết nối và hàn gắn quá khứ. Trong suốt 30 năm sau đó, ông đã trở lại Việt Nam rất nhiều lần và có nhiều giúp đỡ, hỗ trợ trong các hoạt động nghệ thuật của các họa sĩ Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực đồ họa và tranh in. Việt Nam từ nơi tham chiến đã trở thành quê hương thứ hai của ông, với rất nhiều bè bạn thân thiết, và sự gắn bó qua cây cầu nghệ thuật.
Năm 1988, ông sáng lập Indochina Arts Partnership (Hiệp Hội Nghệ thuật Đông Dương, IAP), tổ chức các chương trình lưu trú, hỗ trợ cho nhiều nghệ sĩ Việt Nam sang Mỹ học tập, làm việc, đồng thời tổ chức các chương trình giao lưu, trao đổi nghệ thuật, giúp cho nghệ sĩ hai bên hiểu và gắn kết với nhau hơn.
David Thomas là người nước ngoài đầu tiên được trao tặng Huy chương Vì sự nghiệp văn hóa của Việt Nam vào năm 1999. Năm 2010, ông được Hội Mỹ thuật Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam.
Tác phẩm của các họa sĩ Việt song hành cùng tác phẩm của David Thomas tại triển lãm. |
Lần này trở lại Việt Nam, ông cùng các bạn bè họa sĩ của mình mở triển lãm mang tên “David Thomas và những người bạn” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, giới thiệu các sáng tác đồ họa của mình và tác phẩm hội họa và điêu khắc của 21 họa sĩ tên tuổi ở Việt Nam như Bùi Hải Sơn, Đào Châu Hải, Lê Huy Tiếp, Lê Kinh Tài, Lê Lạng Lương, Nguyễn Thế Sơn, Phạm Huy Thông, Phan Cẩm Thượng, Vũ Bạch Liên, Vũ Kim Thư…
Điểm đặc biệt nhất là các tác phẩm của David Thomas được sáng tác khi ông đang phải chống chọi với căn bệnh Parkinson, căn bệnh được xác định là một trong những hậu quả của việc tiếp xúc với chất độc da cam mà có lẽ bị nhiễm trong chiến tranh, và các tác phẩm ông sáng tác trong suốt hai năm dịch Covid-19 hoành hành vừa qua. Các họa sĩ có tác phẩm tại triển lãm đều là những nghệ sĩ đương đại đã thành danh, từng tham gia các chương trình lưu trú nghệ thuật tại Mỹ và Việt Nam trong suốt 30 năm thông qua IAP.
Triển lãm thu hút đông đảo người xem là các họa sĩ, giới trong nghề. |
Loạt tranh của họa sĩ David Thomas đã được giới thiệu đầy đủ tại triển lãm "Finding Parkinson's" mà David Thomas trưng bày chung cùng các nghệ sĩ đồ họa Boston tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng đầu tháng 4 vừa qua.
Những bức tranh của ông được lồng ghép giữa hiện thực và ảo, giữa những nỗi đau của bệnh tật mà ông đang phải chịu đựng với những ước vọng về một thế giới tươi đẹp, với hoa, với những sắc màu tươi sáng, đối lập với những bản điện tâm đồ, bản chụp cắt lớp não… xám xịt. Các sáng tác của ông cũng mang hình bóng của chất độc da cam, thể hiện ở những thùng đựng hóa chất, những hình hài méo mó trong bình thủy tinh..., mà ông giãi bày từ nỗi đau của chính mình.
Họa sĩ Lê Huy Tiếp, một trong 3 họa sĩ đứng ra tổ chức triển lãm cho biết, trong nhiều năm từ sau 1988, David Thomas và tổ chức IAP đã là cái tên và địa chỉ được biết đến nhiều nhất trong việc tổ chức các hoạt động trao đổi văn hóa nghệ thuật giữa Việt Nam và Mỹ, đặc biệt nổi bật với những triển lãm lớn ngay trước và sau giai đoạn bình thường hóa quan hệ của hai nước vào năm 1995. David Thomas và tổ chức IAP còn có vai trò rất lớn trong việc phát triển nghệ thuật đồ họa và tranh in ở Việt Nam, khi ông có rất nhiều hỗ trợ về trang thiết bị, kỹ thuật, đào tạo và sáng tác đối với các họa sĩ Việt Nam.
Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam chia sẻ, họa sĩ David Thomas là một người bạn ân tình của các họa sĩ Việt Nam trong suốt 30 năm qua. Bằng những nỗ lực của mình, họa sĩ đã tận tụy hỗ trợ các phương tiện để góp phần phát triển nền mỹ thuật VIệt Nam, trong khi chính bản thân ông cũng phải vật lộn để vượt qua căn bệnh hiểm nghèo.
Họa sĩ David Thomas xúc động khi trở lại Việt Nam. |
Xúc động khi có mặt tại triển lãm, họa sĩ David Thomas cho biết ông thấy choáng ngợp vì cùng một lúc có rất nhiều họa sĩ ở các nơi cùng hiện diện, không chỉ các họa sĩ Việt Nam, mà còn cả các họa sĩ từ Mỹ, Singapore... Sự trở lại lần này của ông đem lại cho họa sĩ cảm giác như đang trở về nhà, với những người anh em thân thiết trong nghệ thuật.
Bằng nghệ thuật, David Thomas đã xây một cây cầu nối, để từ đó có những đóng góp lớn lao và quan trọng để khởi xướng và duy trì những hoạt động hàn gắn và kiến tạo sự hiểu biết lẫn nhau về nhiều mặt của đời sống vật chất và tinh thần giữa hai dân tộc.
Ông đã cùng các họa sĩ Việt Nam vượt lên trên những trao đổi nghề nghiệp giữa nghệ sĩ với nghệ sĩ, để chia sẻ những tình cảm và giá trị tinh thần chung: về vẻ đẹp của nghệ thuật, về sự hàn gắn và kết nối của cảm xúc và thẩm mỹ, về sự đồng hành trong cuộc sống, sự cảm thông về một quá khứ đã qua và cái nhìn chung tới tương lai.
Giao lưu Việt-Nhật qua nghệ thuật truyền thống Kyogen, nghệ thuật Chèo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam Trần Xuân Dưỡng cho biết trong những năm qua, quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Nam với các địa phương của Nhật Bản đã được thúc đẩy, phát triển mạnh mẽ. |
Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh Tối 29/11/2022 (giờ Việt Nam), di sản Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. |