Người bắc nhịp cầu điện ảnh Việt Nam - Nhật Bản
Thêm một "nhịp cầu" gắn kết tình cảm nhân dân Bangladesh – Việt Nam "Hội hữu nghị Bangladesh – Việt Nam (Hội) ra đời không chỉ cho thấy quan hệ hữu nghị, bền chặt giữa hai nước Bangladesh – Việt Nam mà còn cho thấy những nỗ lực của Bangladesh trong việc thúc đẩy tình đoàn kết giữa người dân hai nước". Đại sứ Shamsher M. Chowdhury, BB, Chủ tịch Hội hữu nghị Bangladesh - Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Bangladesh tại Việt Nam phát biểu như vậy tại lễ ra mắt Hội vào đầu tuần này. |
Cầu nối điện ảnh góp phần tăng cường quan hệ song phương Việt Nam - Italy Trong khuôn khổ “Năm Việt Nam - Italy 2023” nhằm kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, ngày 4/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Ban tổ chức Liên hoan phim châu Á tổ chức thành công Lễ Khai mạc “Ngày Việt Nam” trong khuôn khổ Liên hoan phim châu Á (Asian Festival Film) lần thứ 20, diễn ra từ ngày 30/3 đến ngày 05/4/2023 tại Rạp chiếu phim Farnese Arthouse, thủ đô Rome. |
Tình yêu đặc biệt với Việt Nam
Ako Akiba (SN 1966) biết đến Việt Nam từ khi còn nhỏ, qua những câu chuyện từ bố mẹ của mình kể. Trong kí ức của chị, bố mẹ Ako Akiba khi ấy là giáo viên đã tham gia phong trào phản chiến chống chiến tranh ở Việt Nam do Mỹ xâm lược. Vì thế, trong nhà chị có nhiều truyện tranh thiếu nhi Việt Nam. Từ đó, những hình ảnh, những câu chuyện về Việt Nam đã hằn sâu trong tâm trí chị. Khi vào thi vào Đại học ngoại ngữ Tokyo, Ako Akiba đã quyết định đăng kí học tiếng Anh và tiếng Việt. “Bố mẹ ảnh hưởng đến tôi về Việt Nam nên tôi đã quyết tâm học tiếng Việt và đó cũng là cơ duyên tôi gắn bó với Việt Nam”, Ako chia sẻ.
Ako Akiba (tay phải) cùng với đạo diễn Phan Đăng Di. |
Năm 1986, lần đầu tiên Ako Akiba sang Việt Nam du lịch. Khi ấy, cô gái Nhật ấn tượng về con người Việt Nam tình cảm, thân thiện, gắn bó với nhau. Sau đó năm 1990 Ako Akiba đăng kí học 1 năm tiếng Việt tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Sau khi ra trường Ako Akiba thường xuyên đến Việt Nam du lịch và công tác. Từ đó, chị dành một tình yêu đặc biệt cho Việt Nam mà ở đó chị có rất nhiều bạn bè thân thiết.
“Mỗi lần đến Việt Nam tôi đều bất ngờ, Việt Nam ngày càng thay đổi và phát triển. Được dạo quanh phố phường, ăn những món ăn ngon khiến tôi ngày càng yêu Việt Nam hơn”, Ako Akiba chia sẻ.
Làm phụ đề tiếng Nhật cho 50 bộ phim Việt Nam
Chị Ako Akiba cho biết, trước đây, người dân Nhật Bản ít cơ hội xem điện ảnh Việt Nam. Năm 1980 có chiếu bộ phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Cánh đồng hoang. Khoảng những năm 1990 Nhật Bản có xu hướng chiếu phim đạo diễn Việt Kiều như Trần Anh Hùng, Tony Bùi. Tuy nhiên, những năm gần đây, các liên hoan phim quốc tế Nhật Bản, bắt đầu trình chiếu nhiều các bộ phim của Việt Nam, đề cập, giới thiệu các tác phẩm phim nổi tiếng của Việt Nam.
Với vốn tiếng Việt phóng phú cùng với am hiểu về văn hóa, đất nước, con người Việt Nam, Ako Akiba bắt đầu làm phụ đề tiếng Nhật cho các bộ phim Việt Nam từ năm 1990, khi cộng tác với Liên Hoan Phim Asia Focus Fukuoka International. Cho đến nay Ako Akiba dịch phụ đề cho 50 bộ phim Việt, trong đó có nhiều phim mới hoặc phim cũ kinh điển của Việt Nam. Có thể kể đến như: Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Ròm, Chuyện của Pao, Mùa hè chiếu thẳng đứng... Bên cạnh làm phụ đề, chị còn làm phiên dịch cho các đoàn làm phim Việt Nam sang dự các liên hoan phim tại Nhật Bản.
“Bộ phim nào làm phụ đề tiếng Nhật với tôi cũng hay và có ấn tượng riêng. Nhưng tôi nhớ nhất là bộ phim Lưỡi dao của Lê Hoàng. Đây là phim đầu tiên tôi làm phụ đề tiếng Nhật Bản một mình từ đầu đến cuối. Cảm xúc lúc ấy thật vui và khó tả”, Ako Akiba chia sẻ.
Ako Akiba cùng với diễn viên, đạo diễn Hồng Ánh. |
Chị cũng tâm sự, những năm đầu làm phụ đề tiếng Nhật cho bộ phim Việt Nam khá là vất vả vì, có nhiều bộ phim kinh điển không có đầy đủ kịch bản, phải nghe lời thoại, chính tả, thậm chí chị phải nhờ người Việt Nam ở Nhật Bản hỗ trợ. Tuy nhiên, những năm gần đây, các phim Việt Nam trình chiếu ở Nhật Bản đều có kịch bản nên công việc của chị không còn nhiều khó khăn.
Gần 30 năm gắn bộ phim Việt, Ako Akiba thân thiết với nhiều đạo diễn phim nổi tiếng của Việt Nam như đạo diễn Đặng Nhật Minh, Lê Hoàng, Lương Đình Dũng, Phan Đăng Di, Hồng Ánh, Nguyễn Quang Dũng, Phan Gia Nhật Linh … Chị là người đồng hành cùng với các đạo diễn Việt Nam khi họ tham dự các sự kiện ở Nhật Bản.
Thúc đẩy giao lưu nhân dân hai nước
Không chỉ làm thông dịch viên Việt - Nhật, phụ đề phim, Ako Akiba còn là một giảng viên, nhà văn. Hiện tại, Ako Akiba đang làm giảng viên thỉnh giảng tại Đại học Ngoại ngữ Tokyo và Đại học Seinan Gakuin. Ngoài ra, chị còn viết sách liên quan đến tiếng Việt, sách giới thiệu tiếng Việt, tuyển tập hội thoại du lịch Việt – Nhật.
Bên cạnh đó, chị còn đảm nhận vai trò cố vấn tại Hiệp hội hữu nghị Kyushu -Việt Nam để thúc đẩy giao lưu nhân dân hai nước. Theo chị nền tảng của mối quan hệ tốt đẹp giữa Nhật Bản và Việt Nam được tạo nên từ tình đoàn kết trên cơ sở giao lưu nhân dân và tình cảm giữa hai nước.
Ako Akiba đã tổ chức buổi chiếu phim Việt Nam “Cha cõng con” của đạo diễn Lương Đình Dũng để quảng bá phim Việt Nam tại Nhật Bản. |
Tháng 2/2023, Ako Akiba đã tổ chức buổi chiếu phim Việt Nam “Cha cõng con” của đạo diễn Lương Đình Dũng để quảng bá phim Việt Nam tại Nhật và tổ chức toạ đàm, giao lưu tại trường Đại học ngoại ngữ Tokyo với 200 khán giả. Đây là sự kiện đánh dấu trong năm 2023 và theo chị, trong tương lai sẽ có nhiều buổi chiếu phim và giao lưu phim Việt Nam và Nhật Bản để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau của nhân dân hai nước thông qua các hoạt động giới thiệu các bộ phim nổi tiếng của Việt Nam.
Người chồng Nhật Bản triển lãm ảnh 10 năm hạnh phúc tại Việt Nam để tưởng nhớ vợ “Việt Nam không chỉ là đất nước mà chúng tôi yêu mến mà còn là nơi ghi dấu tình yêu, minh chứng cho năm tháng thanh xuân của những người Nhật như chúng tôi”. |
Sức ảnh hưởng của những nữ doanh nhân Việt Nam điển hình 30 năm qua Họ thành công, khẳng định sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong các giai đoạn chuyển mình của kinh tế Việt Nam 30 năm qua, ngay cả ở những lĩnh vực tưởng như là lợi thế riêng của phái mạnh... |