Ngư dân Hà Tĩnh trúng mùa cá cháo đặc sản
Cá khoai bãi ngang từ nhiều năm trở lại đây rất được thị trường ưa chuộng và trở thành đặc sản để chế biến nhiều món ngon như canh cải sen cá cháo, lẩu cá cháo. |
Hơn 9 giờ sáng, vùng biển bãi ngang xã Thịnh Lộc (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) nhộn nhịp các chuyến tàu đưa cá cháo và nhiều loại hải sản khác như cá, ghẹ, tôm tít… vừa được đánh bắt cập bến. Những mẻ lưới với đầy cá cháo tươi rói nhanh chóng vận chuyển từ thuyền lên bờ. Nhiều chủ thuyền phải thuê người ra gỡ cá để có thể kịp bán cho thương lái và người dân ngay tại bờ.
Anh Lê Doãn Hòa, ngư dân thôn Yên Điềm, xã Thịnh Lộc, Lộc Hà, Hà Tĩnh cho hay: "Dịp này thuyền chúng tôi chủ yếu được các loại cá như cá cháo, cá đối. Mỗi ngày ra khơi từ 2 đến 3 chuyến, trừ chi phí thu về được vài triệu đồng mỗi chuyến".
Cá cháo chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian từ tháng 10 âm lịch đến tháng 12 âm lịch với ngư trường khai thác cách đất liền khoảng 1-3 hải lý nên khi gặp luồng cá, ngư dân ra vào đánh bắt từ 2 đến 3 chuyến mỗi ngày. Nhờ đó, ngư dân vùng biển bãi ngang sẽ có thêm nguồn thu nhập đáng kể khi năm mới cận kề
Anh Lê Doãn Thành, ngư dân xã Thịnh Lộc cho biết, với mỗi chuyến ra khơi khoảng 3 tiếng đồng hồ có thể kiếm được từ 7 - 10 kg cá cháo, những ngày trúng đậm kiếm được 20 - 30 kg. Tranh thủ thời tiết đang nắng đẹp trước đợt gió mùa mới nên ngư dân bán nhanh, tranh thủ ăn trưa tại chỗ và chuẩn bị cho chuyến ra khơi tiếp theo.
Nhiều chủ thuyền phải thuê người ra gỡ cá để có thể kịp bán cho thương lái và người dân ngay tại bờ. |
Cá cháo từ nhiều năm trở lại đây rất được thị trường ưa chuộng và trở thành đặc sản vùng bãi ngang được người dân thành phố tìm mua. Cá cháo vùng bãi ngang ven biển Hà Tĩnh được đánh giá tươi ngon, ngọt thịt, mềm xương hơn ở những nơi khác nên được người dân và thương lái thu mua tại chân thuyền. Giá cá cháo ở thời điểm này dao động từ 80.000 đồng đến 140.000 đồng/kg. Mỗi chuyến đi biển, sau khi trừ chi phí ngư dân có thể thu về từ 2 đến 5 triệu đồng.
Vợ chồng ngư dân nghèo cưu mang người bạn Nga Ông Andrey Anatolevich (65 tuổi), quốc tịch Nga đến Việt Nam để khám phá vẻ đẹp biển Mũi Né (Phan Thiết, Việt Nam) vào cuối năm 2019. Khi dịch COVID-19 bùng phát, ông bị kẹt lại ở Mũi Né. Tiền hết, không người thân quen, ông bơ vơ giữa xứ người xa lạ. Nhưng ở đây, ông đã gặp vợ chồng ngư dân nghèo Việt Nam là ông Võ Thành Đô cùng vợ là bà Từ Thị Kim Hoa (bà Chín). Ông Đô đã đưa Andrey về sống với gia đình mình, cùng “rau cháo” nuôi nhau. Không hiểu ngôn ngữ, không cùng sở thích, không liên quan công việc hay cuộc sống, nhưng họ đã cùng nhau vượt qua lúc khốn khó. Song có lẽ quan trọng hơn, Andrey đã tìm thấy một triết lý sống bình dị nhưng cao đẹp tột cùng: “tình người ở Việt Nam”. |
Chuyện của ngư dân từ cõi chết trở về “Sóng quá lớn, tàu chạy không nổi, phải thả neo dù (neo nước bằng vải dù lớn), nhưng gió bão vẫn hất con tàu lên cao, rồi dội xuống, trời mưa mù mịt không thể biết được phương hướng nào cho tàu chạy nữa. Cầm cự được một thời gian ngắn, dây neo dù đứt, mọi người ai cũng nghĩ mình sẽ chết" - Thuyền trưởng Lê Thanh Toàn, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định hãi hùng kể lại cho tôi nghe chuyện tàu đánh cá đang “mắc” trong vùng nguy hiểm cơn bão số 9, rồi sau đó đã được tàu Kiểm ngư lai dắt về cảng Cam Ranh an toàn, ngày 31-10. |
Hà Tĩnh: Nâng cao kiến thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho ngư dân Sáng 24/9, Hội đồng Giáo dục quốc phòng an ninh huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về quốc phòng an ninh cho chủ tàu thuyền và ngư dân hoạt động trên biển. |