Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
19:29 | 08/08/2024 GMT+7

Nghi thức cúng trong lễ Vu lan báo hiếu năm 2024

aa
Nghi thức cúng trong lễ Vu lan báo hiếu ở mỗi địa phương khác nhau sẽ có những nghi lễ khác nhau. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
Người Việt tại Lào tổ chức Đại lễ Vu lan báo hiếu Người Việt tại Lào tổ chức Đại lễ Vu lan báo hiếu
Cộng đồng người Việt tại Bangkok, Thái Lan mừng lễ Vu Lan Cộng đồng người Việt tại Bangkok, Thái Lan mừng lễ Vu Lan

Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ vu lan báo hiếu

Nghi thức cúng trong lễ Vu lan báo hiếu năm 2024
Nghi thức cúng trong lễ Vu lan báo hiếu năm 2024

Lễ Vu Lan bắt nguồn từ câu chuyện cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ của Đại đức Mục Kiền Liên. Ông là một trong hai đại đệ tử đáng kính của Phật Thích Ca. Sau khi đạt được chính quả, ông dùng phép thần thông và biết rằng mẹ mình là bà Thanh Đề đang phải chịu kiếp ngạ quỷ nơi địa ngục vì nhiều nghiệp ác đã gây ra lúc sinh thời.

Với lòng hiếu thảo, ông đã mang cơm đến cho mẹ nhằm mong bà vơi đi cảnh đói khát. Tuy nhiên, vì phải trả giá cho những nghiệp ác của mình, thức ăn khi vừa đưa lên miệng bà thì bất ngờ biến thành lửa đỏ.

Quá đau lòng trước tình cảnh ấy, Mục Kiền Liên đã quay về gặp Đức Phật mong tìm cách cứu mẹ. Đức Phật đã chỉ dạy rằng: “Người dù có thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu rỗi mẹ mình, chỉ có thể nhờ sự hợp lực của các vị chư tăng mười phương, hồi hướng công đức để tiêu trừ nghiệp ác mới có hy vọng giải thoát được. Và ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh các vị chư tăng, vì vậy hãy chuẩn bị các nghi lễ cúng vào ngày đó”.

Tuân theo lời dạy của Đức Phật, Mục Kiền Liên đã giải thoát được mẹ mình khỏi kiếp ngạ quỷ. Theo kinh Vu-Lan-bồn, Đức Phật cũng dạy rằng: “Chúng sinh muốn báo hiếu đối với cha mẹ cũng nên tuân theo cách làm này”. Từ đó, ngày lễ Vu Lan đã ra đời và tồn tại cho đến ngày nay.

Nhắc tới Vu Lan nhiều người biết ngay đến ý lễ của ngày lễ này chính là dùng để báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ (của kiếp này và cả kiếp trước). Ai cũng biết cha mẹ vì con cái mà hy sinh rất nhiều, bỏ ra bao công sức nuôi dưỡng ta nên người mà không mong đổi lại gì cả.

Ngày lễ Vu Lan ra đời chính là dịp gợi nhắc các thế hệ con cháu nhớ về những công ơn như trời biển ấy. Ðồng thời giúp chúng ta tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo đó là: “TỪ - BI - HỶ - XẢ”, “Vô ngã, vị tha”.

Nghi thức cúng trong ngày lễ Vu lan báo hiếu

Nghi thức cúng trong lễ Vu lan báo hiếu năm 2024
Nghi thức cúng trong lễ Vu lan báo hiếu năm 2024

Rằm tháng 7, lễ Xá tội vong nhân, hay còn gọi là lễ Vu Lan được coi là ngày rằm lớn nhất trong năm để tưởng nhớ đến những người đã khuất, làm việc thiện và tri ân cha mẹ. Vì thế, theo phong tục của người Việt, nghi lễ ngày rằm tháng 7 được thực hiện với những nghi thức cúng trang trọng.

Trong cuốn “Hội hè lễ tết người Việt”, Giáo sư, Tiến sĩ, nhà nghiên cứu, nhà sử học Nguyễn Văn Huyên mô tả những nghi thức cúng rằm tháng 7 của người Việt hồi đầu thế kỷ 20 không khác nhiều so với bây giờ.

Ở trong gia đình, các nhà bày lên ban thờ gia tiên quần áo, đồ đạc và “những thoi vàng, bạc” bằng giấy, bên cạnh mâm cúng gia tiên. Nhà nào thờ Phật thì cúng chay hoặc hoa quả, các loại đồ chay.

Vào buổi tối hoặc từ khi trời xẩm tối, sau khi cúng gia tiên, các nhà sẽ đặt mâm cơm cúng các linh hồn bị bỏ rơi, hay còn gọi là các vong. Mâm cúng chúng sinh gồm cháo loãng, các loại bỏng ngô, bỏng gạo, khoai lang, ngô luộc, bánh kẹo, trái cây, quần áo chúng sinh…, và không thể thiếu gạo, muối, chén rượu hoặc chai rượu trắng nhỏ. Ngày trước, cháo loãng được đổ vào những chiếc phễu bằng lá đa, gài ở mâm cúng, hoặc gài ở các gốc cây ngoài đường, trong chùa…

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên mô tả, cả gia đình sẽ quỳ lạy trước mâm cúng này, có nhà mời một thầy cúng đến lễ cho chúng sinh. Khi hương sắp tàn, gia chủ sẽ vẩy cháo, gạo, muối ra bốn phía trước nhà, như một nghi lễ “phát lộc” dành cho các linh hồn. Vàng mã được đốt, tro rải xuống sông để từ đó cuốn về “suối vàng”. Những đồ cúng còn lại được phát cho những người hành khất, vốn đã chờ sẵn ở ngoài phố. Nghi thức cúng chúng sinh ngoài trời, vẩy cháo, gạo, muối vẫn còn được giữ cho đến ngày nay.

Còn ở các chùa lớn, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên mô tả, các buổi lễ cúng chúng sinh thường được tổ chức quy mô, với sự đóng góp của các Phật tử, thiện nam tín nữ. Một đàn lớn bằng tre được dựng lên trong sân chùa, trên đó đặt hoa quả, bánh kẹo mà các tín đồ mang đến hoặc do nhà chùa mua. Những người đến làm lễ sẽ góp vào đó các đồ vàng mã như quần áo, mũ, giày…

Khi làm lễ, nến và hương được thắp lên rất nhiều. Hòa thượng trụ trì nhà chùa và các sư sãi trong chùa, thậm chí từ cả các chùa nhỏ chung quanh cũng đến đọc kinh. Buổi lễ kéo dài đến khuya, và cuối buổi là cúng mâm cơm bố thí. Hòa thượng trụ trì nhà chùa cũng đọc cho các tín đồ nghe những lời răn của đức Phật để khuyến khích họ làm điều thiện.

Trong cuốn “Nghi lễ thờ cúng truyền thống của người Việt”, tác giả Hồ Đức Thọ cũng viết về cách thờ cúng, cỗ bàn trong ngày lễ Vu Lan. Theo tác giả Hồ Đức Thọ, quan niệm dân gian cho rằng, sống trên đời khó ai vẹn toàn, không tội này thì tội khác. Nhưng dù tội lỗi gì thì vào dịp rằm tháng bảy, trong ngày lễ Vu Lan (còn gọi là tết Trung Nguyên), mọi vong nhân ở cõi âm đều được tha. Do vậy, trên trần gian, mọi nhà đều làm cỗ cúng Gia tiên, đốt vàng mã, hy vọng người chết sẽ nhận được, không bị rách rưới.

Tác giả Hồ Đức Thọ cũng nêu rõ, cúng lễ Vu Lan báo hiếu tại nhà thường có 4 lễ cúng: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên và cúng thí thực cô hồn.

Lễ cúng Phật thường sắp cơm chay hoặc mâm ngũ quả, gia chủ đọc kinh Vu Lan để hiểu rõ về ngày này, và để hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh.

Lễ cúng thần linh và gia tiên thường cúng chay hoặc làm mâm cơm mặn, không thể thiếu hoa quả, bánh trái, hương, nến…

Ngoài việc cúng gia tiên, một số gia đình còn bày cỗ chúng sinh ở ngoài sân để cúng các cô hồn, mà dân gian thường gọi là cúng cháo.

Cúng cháo thường bày vào nong, nia, mẹt tùy theo cỗ nhiều hay ít. Lễ vật thường có cháo hoa, cơm vắt, chuối, ổi, bánh, kẹo, ngô rang, xôi chè nhưng đều cắt nhỏ như để chia cho nhiều người. Ngoài ra còn có giấy tiền, quần áo nhỏ...

Nhiều năm qua, lễ Vu Lan cũng như những nghi thức cúng lễ đã có những thay đổi nhất định cho phù hợp với điều kiện xã hội. Tuy nhiên điều cốt lõi là tinh thần của lễ Vu Lan thì vẫn được giữ nguyên vẹn, đặc biệt là tinh thần hiếu kính đối với tổ tiên và các đấng sinh thành, tinh thần đùm bọc, sẻ chia tới cả những người đang sống và đã khuất của người Việt.

*Thông tin “Nghi thức cúng trong lễ Vu lan báo hiếu năm 2024” mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Vu lan báo hiếu Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Vu lan báo hiếu
Lễ Vu lan báo hiếu năm 2024 rơi vào ngày nào Lễ Vu lan báo hiếu năm 2024 rơi vào ngày nào
Thạch Thảo (TH)
Nguồn:

Tin bài liên quan

[Video] Cộng đồng người Việt tại các nước tổ chức Đại lễ Vu lan báo hiếu

[Video] Cộng đồng người Việt tại các nước tổ chức Đại lễ Vu lan báo hiếu

Lễ Vu Lan báo hiếu là một trong những lễ lớn của người theo đạo Phật, là ngày tưởng nhớ, báo ân, báo hiếu cha mẹ và ông bà, tổ tiên. Đây là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống tâm linh của dân tộc Việt Nam. Dù ở trong hay ngoài nước, người Việt Nam đều mong muốn làm những việc ý nghĩa tỏ lòng biết ơn và thương yêu đến ông bà, cha mẹ.
Mâm cúng lễ Vu Lan báo hiếu gồm những gì?

Mâm cúng lễ Vu Lan báo hiếu gồm những gì?

Cúng lễ Vu Lan, các gia đình có thể dâng 3 lễ dành cho Phật, gia tiên và chúng sinh; mỗi gia đình có thể tùy theo điều kiện để chuẩn bị mâm cúng Vu Lan cho phù hợp.
Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Vu lan báo hiếu

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Vu lan báo hiếu

Lễ Vu lan báo hiếu là một lễ lớn trong tháng 7 âm lịch này. Cùng tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa ngay trong bài viết này.

Các tin bài khác

Top con giáp xui xẻo hôm nay (28/8/2024): Ngọ - Mùi gặp nhiều trắc trở

Top con giáp xui xẻo hôm nay (28/8/2024): Ngọ - Mùi gặp nhiều trắc trở

Con giáp xui xẻo hôm nay (28/8/2024) bởi quá chủ quan nên bản mệnh để kẻ tiểu nhân có cơ hội lợi dụng lúc sơ hở khiến cho bản mệnh gặp họa. Càng những lúc này, càng nên kiên nhẫn hơn trong mọi việc thay vì nổi nóng.
Top con giáp may mắn hôm nay (28/8/2024): Thìn sự nghiệp đạt đến đỉnh cao nhiều người mong ước

Top con giáp may mắn hôm nay (28/8/2024): Thìn sự nghiệp đạt đến đỉnh cao nhiều người mong ước

Con giáp may mắn hôm nay (28/8/2024) trên phương diện sự nghiệp, tuổi Thìn có thể được chạm tới những cơ hội thăng tiến nhiều người mơ ước. Hãy tự tin thể hiện hết bản lĩnh của mình cho mọi người biết bản mệnh xứng đáng.
Top con giáp xui xẻo hôm nay (27/8/2024): Tỵ cuộc sống bị xáo trộn

Top con giáp xui xẻo hôm nay (27/8/2024): Tỵ cuộc sống bị xáo trộn

Con giáp xui xẻo hôm nay (27/8/2024) cuộc sống của tuổi Tỵ có vẻ đang bị xáo trộn hoặc mất kiểm soát. Đây là lúc nên gạt bỏ những mục tiêu, công việc, hoặc thậm chí những mối quan hệ không còn phù hợp với cuộc sống của mình.
Top con giáp may mắn hôm nay (27/8/2024): Hợi Mão sự nghiệp bứt phá

Top con giáp may mắn hôm nay (27/8/2024): Hợi Mão sự nghiệp bứt phá

Con giáp may mắn hôm nay (27/8/2024) Hợi có cơ hội bứt phá trên con đường sự nghiệp, hãy nắm bắt cơ hội ngay khi có thể.

Đọc nhiều

Chất nhân văn và bất khuất làm nền tảng văn hóa Nga

Chất nhân văn và bất khuất làm nền tảng văn hóa Nga

Có nhiều quan điểm lý giải về căn cơ của nền văn hóa này. Với nhà báo, nhà thơ Hồng Thanh Quang, người có tình cảm đặc biệt với nước Nga thì tinh thần “nhân văn” và “bất khuất” là hai yếu tố cốt lõi làm nên văn hóa của dân tộc này.
Lễ hội “Xin chào Việt Nam” kết nối tình hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ

Lễ hội “Xin chào Việt Nam” kết nối tình hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ

Lễ hội "Xin chào Việt Nam" 2024 chào mừng kỷ niệm 52 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Ấn Độ (1972-2024) là dịp tạo dựng, duy trì kết nối, giao lưu nhân dân hai nước Việt Nam - Ấn Độ.
Tàu điện ngầm Moskva: kỳ quan nghệ thuật dưới lòng đất

Tàu điện ngầm Moskva: kỳ quan nghệ thuật dưới lòng đất

Hệ thống tàu điện ngầm Moskva không chỉ là một phương tiện giao thông quan trọng mà còn là một kỳ quan kiến trúc dưới lòng đất, phản ánh rõ nét văn hóa và lịch sử nước Nga. Mỗi nhà ga không chỉ phục vụ nhu cầu di chuyển mà còn là một câu chuyện sống động về sự tinh tế và lòng tự hào của người Nga.
Chuyên gia Trung Quốc "hiến kế" tăng cường kết nối chiến lược và hợp tác thiết thực Việt - Trung

Chuyên gia Trung Quốc "hiến kế" tăng cường kết nối chiến lược và hợp tác thiết thực Việt - Trung

Những năm gần đây, Trung Quốc và Việt Nam đã phát huy tối đa lợi thế gần gũi về địa lý và lợi thế bổ sung về ngành nghề để đẩy nhanh hợp tác kết nối chiến lược giữa sáng kiến ​​“Vành đai và Con đường” và “Hai hành lang, Một vành đai”, hợp tác thiết thực đạt được những kết quả tích cực.
Vùng 3 Hải quân tiếp nhận ngư dân gặp nạn ở Hoàng Sa

Vùng 3 Hải quân tiếp nhận ngư dân gặp nạn ở Hoàng Sa

Sáng 24/8, tại vùng biển Hoàng Sa, Tàu Hải cảnh 4110 của Hải quân Trung Quốc đã bàn giao hai ngư dân bị nạn cho Tàu 952, Hải đội 311, Lữ đoàn 161, Vùng 3 Hải quân Việt Nam.
Lữ đoàn 127 bế mạc Hội thi tàu chính quy mẫu mực, Hội thao huấn luyện tàu năm 2024

Lữ đoàn 127 bế mạc Hội thi tàu chính quy mẫu mực, Hội thao huấn luyện tàu năm 2024

Chiều 23/8, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Lữ đoàn 127, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức bế mạc Hội thi tàu chính quy mẫu mực, Hội thao huấn luyện tàu năm 2024. Đại tá Trịnh Xuân Tùng, Tư lệnh Vùng dự và chỉ đạo.
Triển lãm thủy sản quốc tế - Vietfish 2024

Triển lãm thủy sản quốc tế - Vietfish 2024

Ngày 21/8, Triển lãm thủy sản quốc tế 2024 (Vietfish 2024) do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) tổ chức đã khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP Hồ Chí Minh.
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động