Trang chủ Văn hóa - Du lịch
09:54 | 20/02/2023 GMT+7

Ngày quốc tế tiếng mẹ đẻ: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

aa
Tiếng Việt vẫn thắp trên môi chúng ta mỗi ngày, là thước đo tâm hồn người Việt, là dòng chảy bất tận trong những tác phẩm văn chương, trong lời ca tiếng hát và lời ăn tiếng nói hằng ngày.
Báo Hàn ra mắt phiên bản điện tử tiếng Việt Báo Hàn ra mắt phiên bản điện tử tiếng Việt
Mới đây, báo Hàn Quốc có tên Ulsan City News đã ra mắt phiên bản báo điện tử bằng tiếng Việt.
Người dạy tiếng Việt cho nhiều phu nhân nguyên thủ Người dạy tiếng Việt cho nhiều phu nhân nguyên thủ
Có lần Thiếu tướng Trần Hải Quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh cảnh vệ kể với tôi về một hiện tượng khá thú vị ở đơn vị anh. Đó là sự kế tục sự nghiệp bảo vệ yếu nhân giữa các thế hệ trong cùng một gia đình.
Ngày quốc tế tiếng mẹ đẻ: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt | Văn hóa | Vietnam+ (VietnamPlus)
Lớp học Tiếng Việt ở Ekaterinburg, Nga. (Ảnh: Vietnam+)

Chữ viết, tiếng nói là của cải vô cùng quan trọng và quý giá của bất kỳ dân tộc nào trên thế giới, là niềm tự hào của mỗi dân tộc. Tiếng Việt của dân tộc Việt Nam cũng như vậy. Trước bao thăng trầm và đổi thay của đất nước và đời sống xã hội, tiếng Việt luôn khẳng định được sức sống mãnh liệt của mình, khẳng định được sự giàu đẹp vốn có của nó.

Tiếng Việt vẫn thắp trên môi chúng ta mỗi ngày, là thước đo tâm hồn người Việt, là dòng chảy bất tận trong những tác phẩm văn chương, trong lời ca tiếng hát và lời ăn tiếng nói hằng ngày.

Vẻ đẹp của tiếng Việt

Chữ viết, tiếng nói là của cải vô cùng quan trọng và quý giá của bất kỳ dân tộc nào trên thế giới, là niềm tự hào của mỗi dân tộc. Tiếng Việt của dân tộc Việt Nam cũng như vậy.

Ngay từ thời Thơ Mới (1932-1945), trong hoàn cảnh nước nhà chưa độc lập, tác phẩm của hầu hết các thi nhân đương thời đều giăng mắc một nỗi buồn bàng bạc, Hoài Thanh đã tâm sự: “Bi kịch ấy họ gửi cả vào tiếng Việt. Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỷ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt. Tiếng Việt, họ nghĩ là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua. Đến lượt họ, họ cũng muốn mượn tấm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng” ("Một thời đại trong thi ca").

Còn Huy Cận đã bày tỏ tình yêu tiếng Việt bằng những câu lục bát mặn nồng:

“Nằm trong tiếng nói yêu thương
Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời
Sơ sinh lòng mẹ đưa nôi
Hồn thiêng đất nước cùng ngồi bên con
Tháng ngày con mẹ lớn khôn
Yêu thơ, thơ kể lại hồn ông cha
Đời bao tâm sự thiết tha
Nói trong tiếng nói lòng ta thuở giờ”

("Nằm trong tiếng nói")

Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tình yêu tiếng Việt vẫn hiện lên nồng nàn trên những trang văn của Nguyễn Tuân. Trong tùy bút “Về tiếng ta” viết năm 1966, nhà văn đưa nhiều ví dụ để chứng minh về sự giàu đẹp, phong phú và tinh tế của tiếng Việt như những diễn đạt về sự chết, về di truyền nòi giống, về sức gợi cảm của một câu thơ trong “Chinh phụ ngâm” hay “Truyện Kiều”... Nguyễn Tuân cảm thấy mình “chịu ơn rất nhiều đối với quê hương ông bà đã truyền cho tôi thứ tiếng nói đậm đà tôi hằng nói từ những ngày mới ra đời. Mà rồi cho đến cái phút cuối cùng không được chứng sống nữa, thì cái câu cuối đời của tôi cũng vẫn lại cứ nói lên vẫn chỉ bằng cái thứ tiếng nói ruột thịt tủy xương đó mà thôi.”

Đối với Nguyễn Tuân, sự cầu kỳ, chăm chút, công phu, cẩn thận khi chọn từ, chọn chữ để diễn đạt ý tình luôn được thực hiện vô cùng kỹ lưỡng: “Có những tiếng những chữ mỗi lần vác từ trong kho dân tộc ra mà dùng, cần phải gieo nó xuống, cần phải gõ nó lên mà đo lại cả những vòng ngân vang hưởng của nó.”

Sau năm 1975, tình yêu tiếng Việt tiếp tục tuôn chảy trong nhiều thi phẩm của nền thơ Việt Nam hiện đại, trong đó phải kể đến bài thơ “Tiếng Việt” của Lưu Quang Vũ, được sáng tác những năm đầu của thập niên 80. Bài thơ dài tới 60 câu, mang dáng dấp của một trường ca về tiếng Việt, mang trong đó những hơi thở hào hùng như một pho sử thi về tiếng nói của cha ông.

Tất cả những thanh âm của quê hương, của bao lớp người lần lượt hiện lên qua những dòng thơ. Từ tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm đến tiếng kéo gỗ nhọc nhằn, từ tiếng gọi đò trên sông vắng đến tiếng lụa xé đau lòng, từ tiếng nước lũ dập dồn đến lời cha dặn...

Vẻ đẹp của tiếng Việt giàu thanh điệu cho ta những biểu cảm độc đáo về mặt thanh âm mà những ngôn ngữ Tây phương không bao giờ có được:

“Dấu huyền trầm dấu ngã chênh vênh
Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy.”

Sâu sắc hơn, Lưu Quang Vũ đã qua tiếng Việt mà đánh thức sự quay về nguồn cội, đánh thức sự hàn gắn của những con người còn ở bên kia chiến tuyến. Có phải càng xa quê hương thì cái tình với tiếng Việt càng cháy bỏng, cồn cào hơn lúc nào hết. Và vượt lên mọi cách ngăn về địa lý, về chính trị, thi sĩ tin rằng muôn người Việt có thể trở về đoàn tụ bên nhau trong tình yêu thứ tiếng nghìn đời.

Tám câu thơ khép lại tác phẩm đã chạm vào nơi sâu thẳm nhất trong tâm hồn của mỗi chúng ta:

“Ai phiêu bạt nơi chân trời góc biển
Có gọi thầm tiếng Việt mỗi đêm khuya?
Ai ở phía bên kia cầm súng khác
Cùng tôi trong tiếng Việt quay về
Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ
Quên nỗi mình mặc cơm ăn
Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá
Tiếng Việt ơi tiếng Việt xót xa tình.”

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt luôn là vấn đề mang tính thời sự

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:“Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp” (Bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ III của Hội Nhà báo Việt Nam, ngày 8/9/1962).

Ngày quốc tế tiếng mẹ đẻ: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt | Văn hóa | Vietnam+ (VietnamPlus)
Giờ học tiếng Việt của học sinh lớp một, trường Tiểu học Đặng Trần Côn, tỉnh Kon Tum. (Ảnh: Dư Toán/TTXVN)

Trước Cách mạng Tháng Tám, trong "Đề cương văn hoá Việt Nam" (1943), Đảng ta nêu nhiệm vụ "tranh đấu về tiếng nói" thành một nhiệm vụ cần thiết, chủ trương "thống nhất và làm giàu thêm tiếng nói của dân tộc."

Sau Cách mạng Tháng Tám, chính giữa lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang ở vào giai đoạn gay go nhất, đồng chí Trường Chinh kêu gọi "hãy gây một phong trào Việt hoá lời và văn của chúng ta," "kiên quyết bảo vệ tiếng mẹ đẻ."

Từ đầu năm 1966, sau bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Văn Đồng về "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" vấn đề này càng được chú ý hơn, và đặc biệt không chỉ trong giới ngôn ngữ học.

Cách mạng Tháng Tám mở ra một giai đoạn phát triển mới của tiếng Việt. Đó là giai đoạn tiếng Việt được nâng lên địa vị ngôn ngữ chính thức của Nhà nước. Lần đầu tiên trong lịch sử, phạm vi sử dụng của tiếng Việt được mở rộng một cách không hạn chế.

Ngày nay, quan sát về sự vận dụng tiếng Việt trong đời sống hằng ngày, từ sinh hoạt đời thường cho đến những bài viết đăng báo, cho đến những tác phẩm văn học nghệ thuật, chúng ta không khỏi chạnh lòng về việc sử dụng tiếng Việt trong nhiều trường hợp còn cẩu thả, tùy tiện. Những tít báo vi phạm lỗi ngữ pháp, tạo ra sự mơ hồ trong cách hiểu có thể bắt gặp trên các trang báo mạng.

Trong các ca khúc Việt những năm gần đây, người nghe nhiều khi không khỏi nhăn mặt, khó lọt tai vì những lời ca được viết quá dễ dãi, ngây ngô, tùy tiện cùng một thứ ngữ pháp lủng củng, chẳng hạn: “Qua bao ngày gian truân ngày xưa kia, giờ đây mới được em yêu kề bên anh, mà ngu sao làm chi để vụt bay, mất tình sẽ đau..." (Tình yêu trong âu lo); “Vô tư đi cứ bám vào anh này, suy tư anh u não cả tháng ngày, không may cho em yêu tìm đến phải đúng thằng điên rồ trên khinh khí cầu” (Không phải dạng vừa đâu)…

Và giờ đây, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những cách viết tiếng Việt chen tiếng Anh như thế này: Thứ high, thứ bar (thứ hai, thứ ba); xỉu up, xỉu down (xỉu lên, xỉu xuống)… Tiếng Việt đang bị biến dạng do những sáng tạo hoặc chuyển nghĩa từ mới, thuật ngữ mới không chính xác, thiếu trong sáng của các cơ quan chức năng.

Người ta thích dùng “start-up” trong khi tiếng Việt đã có từ “khởi nghiệp,” thích dùng “kit test” trong khi tiếng Việt đã có “bộ xét nghiệm,” thích dùng “smartphone” trong khi tiếng Việt đã có “điện thoại thông minh”

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ông cha ta đã bảo vệ và phát triển tiếng Việt như một gia tài lớn. Tiếng Việt đã trở thành hồn cốt của dân tộc. Tiếng Việt là sức sống, là tâm hồn, lối sống, tư duy người Việt. Nhưng hiện nay, nhân danh sự tiện lợi, nhân danh tốc độ của thời tự động hóa, nhân danh hội nhập, người ta đang làm lai tạp, biến dạng tiếng Việt.

Thiết nghĩ, những lệch chuẩn về tiếng Việt nêu trên cần có sự quan tâm sâu sát hơn nữa của các cơ quan chức năng, kiểm duyệt, những nhà quản lý văn hóa, những đơn vị chịu trách nhiệm xuất bản, những cơ quan báo chí-truyền thông để cùng nhau góp phần trả lại vẻ đẹp trong sáng, tinh tế cho tiếng Việt.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng là những tấm gương mẫu mực trong sự nghiệp bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Trong bài viết về "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" (Tạp chí Văn học số 3-1966), Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhấn mạnh :"Tiếng ta phải phát triển. Tất cả vấn đề là làm sao bảo đảm cho sự phát triển này diễn ra một cách vững chắc trên cơ sở vốn cũ của tiếng ta, làm cho tiếng ta ngày thêm giàu, nhưng vẫn giữ được phong cách, bản sắc, tinh hoa của nó." Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt vẫn luôn là vấn đề mang tính thời sự.

Lớp tiếng Việt ở Thuỵ Sỹ Lớp tiếng Việt ở Thuỵ Sỹ
Trường Bình Minh (thành phố Zurich, Thuỵ Sỹ) do Hiệu trưởng Ngọc Dung Moser, ủy viên Ban chấp hành Hội Hữu nghị Thuỵ Sỹ - Việt Nam (ASV) thành lập từ năm 2017, hiện đang dạy tiếng Việt và văn hoá Việt Nam cho gần 30 con em kiều bào và những người bạn nước ngoài yêu mến Việt Nam.
Gìn giữ tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài Gìn giữ tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Năm 2023 là năm đầu tiên triển khai Đề án “Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2023 – 2030”. Việc triển khai Đề án là cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác về người Việt Nam ở nước ngoài, thể hiện tình cảm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo cho đồng bào ta ở nước ngoài.
Theo Phương Anh/TTXVN
Nguồn:

Tin bài liên quan

Sinh viên Thái thi nói tiếng Việt

Sinh viên Thái thi nói tiếng Việt

Chiều ngày 20/11, tại trường Đại học Srinakharinwirot đã tổ chức “Cuộc thi nói tiếng Việt bậc đại học tại Thái Lan” nhằm cổ vũ và lan tỏa tiếng Việt tại đất nước Chùa Vàng.
Người nước ngoài truyền cảm hứng học và lan tỏa ngôn ngữ tiếng Việt

Người nước ngoài truyền cảm hứng học và lan tỏa ngôn ngữ tiếng Việt

"Đỗ" không phải "Đố", "Quằn quại" không phải "Quan quại"... những khoảnh khắc đáng yêu này xuất hiện trong các video TikTok và YouTube của Liliya Kholodova (Nga). Các video này đã thu hút hàng chục nghìn lượt xem và chia sẻ, trở thành biểu tượng sống động về sự gắn kết văn hóa, lan tỏa tình yêu ngôn ngữ Việt Nam vượt qua biên giới.
Chung tay "ươm mầm" tiếng Việt khắp năm châu

Chung tay "ươm mầm" tiếng Việt khắp năm châu

Ngoài Đề án “Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2023-2030”; nhiều bộ, ban ngành, tỉnh, thành trên cả nước cũng có các hoạt động để tôn vinh và phát triển tiếng Việt tại các nước.

Các tin bài khác

CNN: Phở bò là một trong 20 món súp ngon nhất thế giới

CNN: Phở bò là một trong 20 món súp ngon nhất thế giới

CNN đã bình chọn phở bò của Việt Nam trong top 20 món soup ngon hàng đầu thế giới.
Nhịp cầu ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Nhịp cầu ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Ngày 20/11, Câu lạc bộ Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh tại Hà Nội đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Nhịp cầu ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa” nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Gần 60 tay đua tranh tài tại Ngày hội đua vỏ lãi tỉnh Cà Mau mở rộng 2024

Gần 60 tay đua tranh tài tại Ngày hội đua vỏ lãi tỉnh Cà Mau mở rộng 2024

Ngày 21/11, tại Cụm Tượng đài chuyến tàu tập kết ra Bắc (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp UBND huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi tỉnh Cà Mau mở rộng năm 2024 gắn với hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
Cà Mau: Kết nối giao thương, chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy phát triển du lịch tại địa phương

Cà Mau: Kết nối giao thương, chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy phát triển du lịch tại địa phương

Ngày 20//11, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC) phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức Hội nghị kết nối giao thương, họp mặt doanh nghiệp du lịch kết hợp Talkshow chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch hiệu quả trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2024.

Đọc nhiều

Mở rộng cơ hội hợp tác, kinh doanh cho doanh nghiệp Việt tại Hoa Kỳ

Mở rộng cơ hội hợp tác, kinh doanh cho doanh nghiệp Việt tại Hoa Kỳ

Ngày 21/11, tại TP Cần Thơ, Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ phối hợp Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ”.
World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

“Trong nỗ lực xây dựng môi trường mạng an toàn, hiệu quả cho trẻ em, World Vision International tại Việt Nam luôn tập trung vào phương pháp tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm. World Vision đặc biệt chú trọng chương trình giáo dục kỹ năng số toàn diện để trẻ em có thể vừa biết cách tự bảo vệ mình, vừa có thể sử dụng internet sáng tạo. Đồng thời tự ý thức vai trò chủ động của mình trong việc xây dựng môi trường internet an toàn, hiệu quả”.
Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở và được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Giao lưu nhân dân: Nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ

Giao lưu nhân dân: Nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ

Ngày 21/11, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ (17/11/1954 - 17/11/2024).
Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Từ ngày 21-22/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan (Lào) tiến hành tuần tra song phương đoạn biên giới Việt Nam - Lào, từ mốc quốc giới 634 đến mốc quốc giới 637.
Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Ngày 21/11, Tàu 467 Vùng 4 Hải quân đã cứu nạn thành công tàu cá Bình Định bị hỏng máy tại khu vực đảo Phú Quý.
Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển phù hợp với UNCLOS 1982; đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982.
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
video tay ninh bao ton phat huy nghe thuat trinh dien dan gian dan toc khmer gan voi phat trien du lich
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết hôm nay (23/11): Hà Nội trời rét, ngày nắng hanh

Thời tiết hôm nay (23/11): Hà Nội trời rét, ngày nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 23/11 khu vực Bắc Bộ tiếp tục hạ nhiệt, vùng núi có nơi xuống dưới 15 độ. Trời rét về đêm và sáng sớm, ban ngày nắng hanh.
Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở và được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết hôm nay (20/11), không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu, vùng núi có nơi dưới 17 độ. Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ mưa to. Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 34 độ.
Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo ngày 19/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vài nơi. Đêm và sáng sớm trời lạnh.
Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Ngày 18/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng tới Bắc Bộ, Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông vài nơi.
2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

Biển Đông liên tiếp đón 2 cơn bão số 7 (bão Yinxing) và số 8 (bão Toraji). Đáng chú ý, đã có những thời điểm 2 cơn bão này hoạt động cùng lúc trên Biển Đông, gây ra hiện tượng bão đôi.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động