Ngày 4/2: giá vàng thế giới tiếp tục tăng
Giá vàng trong nước
Đang trong thời gian nghỉ Tết cổ truyền nên giá vàng trong nước vẫn giữ nguyên so với thời điểm kết thúc phiên giao dịch của cùng của năm Tân Sửu (31/1), Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm yết giá vàng mua vào 61,80 triệu đồng/lượng; giá bán ra là 62,52 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua – bán vàng SJC đang là 720.000 đồng/lượng.
Cùng thời điểm, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng mua vào - bán ra ở mức 61,75 – 62,50 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua – bán vàng tại DOJI cũng đang ở mức 750.000 đồng/lượng.
Giá vàng thế giới tiếp tục tăng - Ảnh minh họa. |
Giá vàng thế giới
Đến 9h ngày 4/2 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới hôm nay giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.806,7 USD/ounce, tăng 3,7 USD/ounce so với đêm qua. Giá vàng giao tương lai tháng 4 trên sàn Comex New York ở mức 1.807,7 USD/ounce, tăng 3,7 USD/ounce so với đêm qua.
Đêm 3/2 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.803 USD/ounce. Vàng giao tháng 4 trên sàn Comex New York ở mức 1.804 USD/ounce. Giá vàng thế giới đêm 3/2 thấp hơn khoảng 4,9% (92 USD/ounce) so với đầu năm 2021. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 51,1 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 11,4 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 3/2.
Các chỉ số cho thấy, giá vàng thế giới tiếp tục tăng sau vài phiên đầu năm mới khởi sắc. Đồng USD tăng trở lại đã ảnh hưởng tới đà tăng của giá vàng.
Đồng bạc xanh tăng nhẹ trở lại sau khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu (BoE) tiếp tục tăng lãi suất nhưng không có đột phá. Theo đó, BoE tăng lãi suất thêm 25 điểm phần trăm lên mức 0,5%/năm. Giới đầu tư đánh cược BoE sẽ nâng lãi suất lên mức 1% vào tháng 5/2022. Có 3 thành viên BoE muốn nâng lãi suất lần này lên 0,75%.
Lạm phát theo năm của nước Anh tăng từ mức 5,1% trong tháng 11 lên mức 5,4%, cao hơn so với kỳ vọng của thị trường. Lạm phát được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong các tháng tiếp theo và lên mức 6% trong tháng 2 và 3, trước khi đạt đỉnh ở mức khoảng 7,25% trong tháng 4, cao hơn so với dự báo trước đó.
Vàng chùng xuống vì nhiều nhà đầu tư còn kỳ vọng vào các tài sản rủi ro như chứng khoán.
Vàng hiện chưa thể xác định rõ ràng xu hướng trong ngắn hạn vì lạm phát cao tại khu vực đồng tiền chung châu Âu. Kim loại quý được xem là hàng rào chống lại lạm phát, nhưng chính sách thắt chặt tiền tệ của nhiều quốc gia sẽ làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng.
Mặc dù xu hướng chưa rõ ràng nhưng một số tổ chức dự báo vàng sẽ tăng trong năm nay.
Goldman Sachs gần đây nâng dự báo giá vàng và khuyến nghị nhà đầu tư mua vào dài hạn trong năm nay sau một năm ảm đạm 2021.
Goldman Sachs nâng dự báo giá vàng trong 12 tháng lên 2.150 USD/ounce, tăng so với mục tiêu trước đó là 2.000 USD/ounce.
Cũng theo tổ chức này, nếu lạm phát của Mỹ đạt 4% trong năm nay, vàng có thể lên 2.500 USD/ounce. Cơ sở này sẽ được củng cố thêm nếu các quỹ ETF vàng của Mỹ quay trở lại đỉnh vào năm 2011.
Ngày 28/1: Giá vàng trong nước biến động nhé, vàng thế giới giảm mạnh Sáng 28/1, giá vàng trong nước biến động nhẹ. Trong khi đó, giá vàng thế giới lại giảm mạnh trong bối cảnh đồng USD tăng dữ dội sau những tín hiệu chính sách tiền tệ thắt chặt của Mỹ. Xu hướng tăng của giá vàng đã trùng xuống vì nhiều yếu tố thúc đẩy đang đổi chiều. |
Sáng 26/1: Giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục đà tăng mạnh Sáng 26/1, giá vàng SJC mua vào - bán ra được niêm yết ở mức 61,90 – 62,55 triệu đồng/lượng và vẫn giữ xu hướng tăng mạnh ít nhất là từ nay đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Cùng lúc đó, giá vàng thế giới cũng tiếp tục tăng và đứng ở mức khá cao khi bất ổn diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới. |