Ngành thuỷ sản đối mặt với nhiều khó khăn
Xuất khẩu thủy sản sụt giảm mạnh nhiều doanh nghiệp chưa có đơn hàng cho tháng Tư Đã gần cuối tháng Ba nhưng đến nay hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn chưa nhận được đơn hàng cho tháng Tư. |
Xuất khẩu thủy sản giảm sâu: Giải pháp nào giúp qua khó khăn để tăng trưởng xuất khẩu? Giá xuất khẩu thủy sản giảm mạnh, thị trường tiêu thụ lao dốc khiến kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 4/2023 chỉ đạt 810 triệu USD, giảm 28% so với cùng kỳ năm 2022. Tính từ đầu năm đến hết tháng 4, kim ngạch xuất khẩu thủy sản chỉ đạt trên 2,6 tỷ USD, thấp hơn 31% so với cùng kỳ năm trước. |
Thị trường xuất khẩu chậm hồi phục, đe dọa mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD ngành thủy sản Để đạt mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD trong năm nay, ngoài những giải pháp trọng yếu được giao cho ngành nông nghiệp, mới đây Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan liên quan, các địa phương quyết liệt tháo gỡ vướng mắc về thị trường, thể chế, thuế phí, khẩn trương nghiên cứu, đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp. |
Ngành thuỷ sản đối mặt với nhiều khó khăn |
Các sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã có mặt tại trên 170 thị trường thế giới, trong đó có những thị trường lớn và khó tính nhất như EU, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Anh, Trung Quốc...
Theo báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 5 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt hơn 3,2 tỷ USD, giảm gần 30% so với cùng kỳ năm trước và giảm sâu từ 10 - 50% tại các thị trường chính.
Trong đó, hàng thủy sản xuất sang Mỹ giảm hơn 50% về trị giá, EU giảm gần 32% và Trung Quốc giảm hơn 25%. Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính đều giảm 2 con số, bao gồm tôm giảm gần 36%, cá tra giảm gần 40% và cá ngừ giảm hơn 30%.
Ông Đỗ Ngọc Tài, Phó Chủ tịch VASEP, Chủ tịch Ủy ban Tôm, Giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Tài Kim Anh cho biết, ngành tôm đang phải đối mặt với các thách thức. Trong khi nhu cầu tiêu thụ giảm thì nguồn cung lại tăng từ Ecuador và Ấn Độ. Trong nước, giá thức ăn chăn nuôi cao hơn từ 10% đến 15%, các chi phí khác cũng tăng cao, dẫn đến giá thành cao hơn từ 20% đến 35% so với Ecuador và Ấn độ, làm giảm khả năng cạnh tranh của tôm Việt Nam.
Theo nhận định của ông Tài, từ đầu năm đến nay xuất khẩu tôm khó khăn, giá tôm xuống thấp, đa số nông dân từ hoà đến lỗ, nên vụ 2 sẽ có nhiều nông dân "treo ao". Như vậy đến quý 3 và quý 4/2023, các nhà máy sẽ thiếu nguyên liệu chế biến, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành sẽ giảm, và nguy cơ các nhà máy thua lỗ có thể xảy ra.
Còn đối với ngành hàng cá tra, Bà Trần Thị Vân Loan, Ủy viên BCH VASEP, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Cửu Long An Giang cho biết, 5 tháng đầu năm 2023 là giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử, giá tăng cao, thị trường sụt giảm mạnh và nhanh khiến doanh nghiệp không trở tay kịp, tồn kho lớn, tăng trưởng trung bình sụt giảm tới hơn 40%, thậm chí có doanh nghiệp sụt giảm nhiều hơn nên có thể sẽ không trụ được.
Thị trường Mỹ, sau khi dịch bệnh kết thúc, thực phẩm thiếu, nhập khẩu cá tra vào thị trường này tăng mạnh. Sau đó giá giảm xuống cộng với lạm phát nên tiêu thụ ít, tồn kho tăng cao. Còn thị trường Trung Quốc mở cửa sau 3 năm đại dịch, doanh nghiệp đều dự đoán nhu cầu thị trường này sẽ bùng nổ nhưng thực tế thì ngược lại.
“Thị trường Trung Quốc còn nhiều dư địa vì cá tra khá phổ biến và phù hợp với khẩu vị của người Trung Quốc. Là thị trường hơn 1,4 tỷ dân trong khi kim ngạch nhập khẩu cá tra hiện chỉ 400-500 triệu USD/năm là chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường này.
Thị trường Mỹ, ít doanh nghiệp bán được hàng sang do điều kiện đặc thù của thị trường và thuế chống bán phá giá. Chính phủ và hiệp hội nên quan tâm tháo gỡ vì vấn đề thuế đã tồn tại hơn 20 năm. Tiếp nữa, cần có giải pháp tháo gỡ lệnh hạn chế nhập khẩu cá tra của Saudi Arabia khi thị trường này đã mở cửa nhập cá biển”, bà Loan đề nghị.
Trong khi thị trường ế ẩm, hàng hóa lưu trữ trong kho nhiều thì lãi suất tăng cao, theo bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Chủ tịch VASEP, thì tín dụng bị co hẹp, ngân hàng lại hạn chế cho vay. Đây là điều khổ tâm của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
“Tôi chưa biết từ nay đến cuối quý 3/2023 thị trường có tốt hơn, còn hiện nay rất mong Chính phủ có những hỗ trợ kịp thời. Nếu Chính phủ không kịp thời trong việc hỗ trợ thì doanh nghiệp sẽ rất khó khăn và có những doanh nghiệp vì quá khó khăn sẽ đi đến phá sản”, Chủ tịch VASEP nhấn mạnh.
Ngày 12/6/2023 vừa qua, đánh dấu cột mốc 25 năm thành lập Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP). Hành trình 25 năm nỗ lực, các doanh nghiệp thủy sản dưới sự dẫn dắt và đồng hành của VASEP, được đón nhận của trên 170 thị trường thế giới đối với sản phẩm thủy sản Việt, trong đó có những thị trường lớn và khó tính nhất như EU, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Anh, Trung Quốc... Từ những ngày đầu khai phá thị trường với con số 19 nhà máy được cấp mã EU code, đến nay là 692 nhà máy có mã xuất khẩu EU code trong tổn số 847 nhà máy quy mô công nghiệp được chứng nhận đủ điều kiện ATTP, đã thể hiện sự trưởng thành vượt bậc của ngành thủy sản Việt Nam, doanh số xuất khẩu tăng dần từ mốc 800 triệu USD năm 1998 lên 4,5 tỷ USD sau 10 năm (2008) và lên gần 9 tỷ USD sau 20 năm (2018), cán mốc 11 tỷ sau 25 năm. |