Ngành bán lẻ Việt Nam đã thay đổi như thế nào sau làn sóng COVID-19?
“Ông lớn” bán lẻ thận trọng với sức mua kém, ưu tiên quản trị dòng tiền Dưới áp lực thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng, sức mua không chỉ giảm đối với các mặt hàng công nghệ, điện máy mà còn có xu hướng giảm ở cả các hàng thiết yếu như thực phẩm, hàng tiêu dùng nhanh và dược phẩm… |
“Chìa khóa” cho các nhà bán lẻ kinh doanh thời kinh tế giảm tốc Những biến động không ngừng trên thị trường thời gian qua đã làm tăng tính phức tạp việc quản lý chuỗi cung ứng hàng hóa của các nhà bán lẻ. |
Hãng nghiên cứu thị trường Q&Me mới đây đã công bố báo cáo: Xu hướng ngành bán lẻ Việt Nam (Thương mại hiện đại) năm 2023 - với những thống kê mới nhất về số lượng, sự chuyển biến các cửa hàng ở những thương hiệu chính trong ngành hàng bán lẻ Việt Nam hiện nay.
Sau đại dịch COVID-19, ngành bán lẻ Việt Nam về cơ bản tiếp tục phát triển với tốc độ ổn định, đồng thời sự phân hóa diễn ra rõ ràng hơn. Mặc dù mua sắm trực tuyến đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết đối với tất cả các ngành hàng, nhưng vẫn có những khoản đầu tư khổng lồ từ các doanh nghiệp lớn đổ vào những chuỗi cửa hàng vật lý...
Winmart+ nở rộ trong khi Bách Hóa Xanh "co mình" tái cơ cấu
Tại thị trường Việt Nam, bán lẻ thực phẩm, hàng tiêu dùng luôn là ngành hàng "hot". Trong khi số lượng siêu thị và đại siêu thị khá ổn định trong nhiều năm thì số lượng siêu thị mini/tiện ích đã tăng gấp đôi sau 5 năm, đa phần nhờ hai công ty bán lẻ nội địa là Bách Hóa Xanh và Winmart+.
Năm 2022, Winmart+ tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu khi chuỗi này được Masan tiếp quản từ Vingroup. Sau khi đóng cửa một số cửa hàng kinh doanh thua lỗ, Winmart+ đã mở gần 500 cửa hàng trong năm ngoái.
WinMart+ hiện là chuỗi bán lẻ dẫn đầu thị trường về số lượng cửa hàng. Tính đến tháng 3/2023, đơn vị này sở hữu 3.049 cửa hàng khắp cả nước, tăng 448 điểm bán sau một năm, theo Q&Me.
Trong khi đó, Bách Hóa Xanh thuộc Thế Giới Di Động thì phải định hình lại chiến lược nên đã đóng gần 20% số lượng cửa hàng. Trong năm 2022, "á quân" chuỗi bán lẻ đã phải đóng cửa 419 cửa hàng, chỉ còn giữ lại 1.728 cơ sở.
Winmart+ và Bách Hóa Xanh có sự biến động lớn về số lượng điểm bán trong năm 2022. |
Đứng đầu về sự ổn định là mô hình siêu thị, khi số lượng hiện chỉ giảm nhẹ 11 cửa hàng, xuống còn 362 địa điểm so với năm 2022. Trong đó, những thương hiệu sở số lượng siêu thị rộng khắp nhất là Co.opMart (128 siêu thị) và WinMart (123 siêu thị). Và về tổng thể, phân khúc này gần như vẫn giữ được tính ổn định sau giai đoạn COVID-19.
Còn với nhóm cửa hàng tiện lợi, dù quy mô đã tăng gấp đôi so với thời điểm 2019, sự tăng trưởng chủ yếu lại chỉ diễn ra ở các thị trường ngoài TP.HCM và Hà Nội.Trong đó, Winmart+ là thương hiệu sở hữu nhiều điểm bán nhất với 3.049 cửa hàng, gần gấp đôi vị trí số hai của Bách Hóa Xanh với 1.710.
Về tổng thể, so với năm 2022, tổng số cửa hàng tiện lợi trên cả nước giảm nhẹ 15 điểm, xuống còn 6.720 cửa hàng. Bên cạnh đó, có sự trái chiều giữa hai đầu tàu Hà Nội và TP.HCM - trong khi Hà Nội có số điểm bán tăng nhẹ thì TP.HCM lại sụt giảm tới 240 cửa hàng trong năm 2022.
Winmart+ và Bách Hóa Xanh dẫn đầu về số cửa hàng tiện lợi, bỏ xa các đối thủ. |
Đáng chú ý, dù xu hướng thu hẹp quy mô hoạt động đang diễn ra ở hầu như tất cả loại hình cửa hàng vật lý, song mức độ giảm mạnh nhất sau 3 năm qua lại đến từ loại hình cửa hàng mini. Cụ thể, sau giai đoạn tăng trưởng trước đại dịch, hiện cả nước còn 96 cửa hàng mini, giảm tới gần 45% so với thời điểm được Q&Me thống kê năm 2020.
Với loại hình cửa hàng Mini thì ba thương hiệu Miniso, Mumuso và Minigood là phổ biến và đứng đầu về độ nhận diện. Dù chưa có thống kê cụ thể nhưng trong hai năm gần đây, các thương hiệu này đã phải đóng nhiều cửa hàng, đặc biệt là các cửa hàng ở những tỉnh không thuộc TP.HCM và Hà Nội.
Chuỗi dược phẩm "bành trướng" mạnh mẽ; Cửa hàng trà sữa "ngủ đông"
Khi đại dịch đi qua, nếu nhìn vào các xu hướng theo ngành, dược phẩm là ngành nóng nhất trong hoạt động mở rộng chuỗi cửa hàng. Số lượng các chuỗi nhà thuốc đã tăng gần 4 lần trong hơn 3 năm qua. Theo đó, từ khoảng 680 điểm bán vào năm 2020, tới tháng 3/2023, đã có gần 2.700 điểm bán của các chuỗi dược phẩm được Q&Me thống kê trên cả nước.
Về số lượng, Long Châu của FPT hiện đứng đầu với 1.016 điểm bán, Pharmacity đứng thứ hai với 937 điểm, trong khi An Khang của Thế giới Di động cách khá xa với 524 điểm.
Có sự thay đổi thứ hạng giữa Pharmacity và Long Châu sau năm 2022. |
Như trên, sự tái cấu trúc mạnh mẽ của Thế giới Di động thời gian qua thể hiện ở việc tăng gấp đôi số lượng chuỗi nhà thuốc An Khang, đồng thời đóng cửa một lượng lớn cửa hàng Bách Hóa Xanh.
Về mức độ tăng trưởng FPT Long Châu cũng là chuỗi nhà thuốc có sự tăng trưởng vượt bậc trong năm 2022 vừa qua, với gần 500 điểm bán tăng thêm. Sự sụt giảm hơn 60 cửa hàng của Pharmacity trong năm 2022, cùng với sự tăng trưởng lớn của Long Châu đã dẫn tới sự tráo đổi thứ hạng giữa hai chuỗi dược này.
Các chuỗi cafe đang lấn lướt so với chuỗi cửa hàng trà sữa. |
Chiều ngược lại, nếu như chỉ vài năm trước, trà sữa là mô hình rất phổ biến thì xu hướng phát triển của nó gần đây đã chậm lại thấy rõ. Theo đó, trong khi số lượng quán trà sữa có phần giảm đi thì số lượng chuỗi cafe lại tăng mạnh. Để giành thị phần, các chuỗi cafe lớn như Highlands, Phúc Long đã mở rộng menu để thỏa mãn nhu cầu về trà sữa của thực khách.
Với chuỗi bán lẻ thiết bị công nghệ thông tin, Thế giới Di động hiện đứng đầu về số lượng cửa hàng với 3.385 điểm bán trên cả nước. Số lượng này bỏ xa hai vị trí liền kề là FPT Shop với 985 điểm bán và Viettel Store với chỉ 400 điểm.
Cùng số lượng điểm bán trên (3.385), với mảng bán lẻ thiết bị điện máy, Điện Máy Xanh của Thế giới Di động cũng "vô đối" khi các đối thủ đứng thứ 2, thứ 3 là Media Mart và Điện Máy Chợ Lớn chỉ lần lượt có 98 và 52 điểm bán...
Theo báo cáo gần nhất của Bộ Công Thương, quy mô thị trường ngành bán lẻ Việt Nam hiện đã lên tới 142 tỷ USD. Dự báo con số này sẽ tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025, đóng góp 59% GDP. Không có gì phải bàn cãi nếu nói Việt Nam đang được đánh giá là thị trường bán lẻ hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Bằng chứng là sự tham gia của nhiều tên tuổi bán lẻ trên khắp thế giới như Central Retail (Thái Lan) công bố khoản đầu tư 1,45 tỷ USD, tập đoàn bán lẻ Nhật Bản - Aeon cũng đã đặt mục tiêu tăng gấp 3 lần số lượng trung tâm thương mại tại Việt Nam vào năm 2025. |
Việt Nam thuộc top 5 nước xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất vào hệ thống Walmart Trong khuôn khổ chuyến công tác tháp tùng Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN – Mỹ tại Thủ đô Washington D.C., Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã có các cuộc làm việc với đối tác chính cũng như các doanh nghiệp Mỹ, trong đó có lãnh đạo Tập đoàn bán lẻ Walmart. |
WB: Sự phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ lúc này trở nên hết sức quan trọng Theo Ngân hàng Thế giới (WB) sự phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ lúc này trở nên hết sức quan trọng để đảm bảo giá cả ổn định trong bối cảnh lạm phát cơ bản trong nước tăng tốc. |