Trang chủ Quốc tế Văn hóa - Văn minh
09:18 | 09/11/2022 GMT+7

Nét văn hóa đặc trưng của người dân Lào trong lễ hội Thatluang

aa
Trong quan niệm của người Lào, Thatluang không chỉ là ngôi chùa tháp lớn và đẹp nhất, là nơi hội tụ tình đoàn kết của người dân các dân tộc Lào, mà còn là nơi mà người dân Lào phải đến trong đời.
Bình Phước: Lễ hội Tả Tài Phán của người Hoa Bình Phước: Lễ hội Tả Tài Phán của người Hoa
Báo chí Trung Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Báo chí Trung Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Net van hoa dac trung cua nguoi dan Lao trong le hoi Thatluang hinh anh 1

Người dân Lào thực hiện một nghi thức tôn giáo dưới chân Thatluang trong lễ rước Pasatpheung (Rước tháp). (Ảnh: Phạm Kiên/Bá Thành/TTXVN)

Đạo Phật được coi là Quốc đạo của nước này và hầu như tháng nào trong năm cũng có lễ hội Phật giáo. Trong số đó, Boun Thatluang (Lễ hội Thạt Luổng) là lễ hội tôn giáo lớn nhất tại Lào, được tổ chức thường niên vào Rằm tháng 12 theo Phật lịch tại thủ đô Vientiane và đây cũng là lễ hội thu hút hàng triệu Phật tử, người dân và du khách trong và ngoài nước cùng quan tâm và tham dự.

Lễ hội được tổ chức tại Pha Thatluang, ngôi chùa lớn và đẹp nhất ở Lào. Tọa trên khu đất cao rộng và bằng phẳng ở phía Đông thủ đô Vientiane, Thatluang được coi như là một biểu tượng văn hoá tiêu biểu cho óc sáng tạo của người Lào.

Chùa được xây dựng vào thế kỷ XVI khi Vương quốc Lanexang (Triệu Voi) dời đô từ Luang Prabang về Vientiane.

Tương truyền, Pha Thatluang là một trong số ít những chùa chiền đạo Phật trên thế giới được lưu giữ xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mầu Ni khi người nhập Niết Bàn.

Khi đạo Phật trở thành quốc đạo và Vientiane thành kinh đô mới, cùng với việc xây dựng thành quách, lâu đài, cung điện, chùa chiền, nhà Vua Setthathilath đã cho tu bổ lại Thatluang bằng cách xây bọc lên ngôi tháp cũ bằng một tháp mới to, đẹp hơn và kiến trúc ấy giữ nguyên cho đến ngày nay.

Tháp có bệ hình vuông, phía Bắc và Nam mỗi bề rộng 68m, phía Đông và Tây mỗi bề rộng 69m, xung quanh được trang trí bởi 332 hình lá bồ đề cách điệu.

Ngoài tháp chính cao 45m, còn có 30 tháp nhỏ biểu tượng cho Đức Phật Thích ca với 30 năm tu hành gian khổ của người để trở thành Phật. Trên các tháp nhỏ này có đắp những hàng chữ Bali nổi ghi các lời răn của đức Phật.

Trong quan niệm của người Lào, Thatluang không chỉ là ngôi chùa tháp lớn và đẹp nhất, là nơi hội tụ tình đoàn kết của người dân các dân tộc Lào, mà còn là nơi mà người Lào, dù là dân thường hay nhà sư đều cần phải đến, nếu trong cuộc đời mà chưa dự Boun Thatluang thì chưa phải là người Lào.

Lễ hội Thatluang năm nay bắt đầu từ chiều 4/11 và kéo dài liên tục cho tới hết ngày 8/11. Các nghi lễ Phật giáo chính được tổ chức trong 2 ngày từ ngày 7-8/11 tức ngày 14-15/12 theo Phật lịch Lào.

Một trong những nét chính của phần lễ hội Thatluang là lễ rước Phasatphueng từ chùa Simueng tới chùa Thatluang.

Phasatphueng là một mô hình kiến trúc đền thờ được làm bằng chất liệu xốp, xung quanh gắn hoa làm bằng sáp ong màu vàng rực rỡ.

Trên chóp cắm 9 bông hoa sen trắng, xung quanh tháp có các tua dây kết hoa hoặc tiền bạc có ý nghĩa giống như tập tục đốt vàng mã cho người đã khuất ở Việt Nam.

Khi đến Thatluang, những người rước sẽ khiêng Phasatphueng đi vòng quanh chủa 3 vòng trước khi dừng lại ở hậu sảnh dâng lễ và được sư thầy tiếp nhận lễ vật với hình thức trang trọng, nghiêm cẩn, thành kính.

Theo tục lệ thì mỗi cơ quan, đơn vị, các tổ chức hay mỗi gia đình… đều có thể cùng nhau rước và cúng chung một Phasatphueng.

Sau hơn 2 năm không tổ chức do đại dịch COVID-19, lễ hội năm nay được tổ chức trở lại trong niềm vui hân hoan của người dân.

Từ sáng sớm ngày 8/11 tức 15/12 theo Phật lịch Lào, hàng nghìn chư tăng ni, phật tử và người dân từ khắp nơi trên cả nước Lào cùng đổ về sân quảng trường Thatluang để tham gia lễ Xaybat (Cúng dường) cho các nhà sư về tham dự lễ hội Thatluang.

Chị Keo Sihakhek, người dân thủ đô Vientiane, cảm thấy rất vui khi lễ hội được tổ chức trở lại. “Mừng lắm, không thể nói hết được sự mừng vui của chúng tôi khi lễ hội Thatluang được tổ chức trở lại, bởi với chúng tôi, đây là phong tục tập quán truyền thống, không thể bỏ và không được phép quên.”

Net van hoa dac trung cua nguoi dan Lao trong le hoi Thatluang hinh anh 2

Quang cảnh chùa Thatluang nhìn từ trên cao trong lễ rước Pasatpheung chiều 14/12 Phật lịch, tức ngày 7/11/2022 Dương lịch. (Ảnh: Phạm Kiên/Bá Thành/TTXVN).

Không chỉ thu hút hàng trăm nghìn nhà sư và phật tử trên khắp cả nước, các nét đẹp văn hóa truyền thống của Boun Thatluang cũng thu hút sự quan tâm của người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Lào cũng như du khách nước ngoài muốn khám phá các phong tục văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Lào.

Anh Antti Henlin, người Phần Lan đang sinh sống tại Lào cho biết, thường ngày Thatluang rất yên bình nhưng hôm nay lại rất sôi động với rất nhiều hoạt động văn hoá truyền thống.

Hầu hết người dân Lào, không chỉ ở Vientiane mà ở các tỉnh khác cũng về đây để tham dự lễ hội.

Ông Clement Cheang, người Singapore tại Lào, chia sẻ lễ hội Thatluang giúp gắn kết mọi người, đó là chiều sâu của văn hoá Lào và việc tham dự lễ hội này hàng năm sẽ giúp hiểu hơn về văn hóa Lào.

Trong Lễ hội Thatluang năm nay, ngoài phần lễ theo tín ngưỡng tôn giáo còn có Hội chợ thương mại trưng bày và mua bán hàng hoá trong ngoài nước và được tổ chức từ ngày 4/11.

Trong hàng nghìn gian hàng triển lãm gồm nhiều sản phẩm, hàng hóa khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và lương thực thực phẩm…

Đây là các mặt hàng của các tổ chức, đơn vị, địa phương trên toàn đất nước Lào và có cả các gian hàng của các nước láng giềng, trong đó có một khu trưng bày hàng hóa của thủ đô Hà Nội gồm rất nhiều mặt hàng như lương thực, thực phẩm…

Sau 2 năm gián đoạn do đại dịch COVID-19, việc tổ chức Lễ hội Thatluang ở quy mô thậm chí còn lớn hơn trước COVID không chỉ giúp người dân được thực hiện đức tin mà còn là nhằm mục đích thu hút khách du lịch, phục hồi ngành dịch vụ, qua đó giúp khôi phục lại nên kinh tế sau đại dịch.

Nhiều hoạt động đặc sắc trong tuần lễ "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam" năm 2022 Nhiều hoạt động đặc sắc trong tuần lễ "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam" năm 2022
Hát trống quân Đức Bác - di sản văn hóa phi vật thể đặc biệt Hát trống quân Đức Bác - di sản văn hóa phi vật thể đặc biệt
Theo TTXVN
Nguồn: www.vietnamplus.vn

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Phnom Penh (Campuchia) sẽ không té nước, ném bột vào dịp Tết Chol Chnam Thmey

Phnom Penh (Campuchia) sẽ không té nước, ném bột vào dịp Tết Chol Chnam Thmey

Để bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự công cộng cũng như giữ gìn truyền thống dân tộc, chính quyền thủ đô Phnom Penh (Campuchia) thông báo cấm mọi hình thức té nước, ném bột cũng như các hoạt động có thể gây nguy hiểm trong dịp Tết Chol Chnam Thmey sắp tới.
Anh phát triển vaccine ngừa ung thư phổi đầu tiên trên thế giới

Anh phát triển vaccine ngừa ung thư phổi đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học tại Anh đang sử dụng công nghệ tương tự đã tạo ra vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca để phát triển một loại vaccine đầu tiên trên thế giới có khả năng kích hoạt hệ miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn ung thư phổi ở những người có nguy cơ cao.
AI - Công cụ mai mối hiệu quả ở Nhật Bản

AI - Công cụ mai mối hiệu quả ở Nhật Bản

Trong bối cảnh ngày càng nhiều người ở Nhật Bản kết hôn muộn hoặc không kết hôn, các chính quyền địa phương đang trông cậy vào một công cụ giúp đảo ngược xu hướng này.
Những người tuổi Thìn nổi tiếng thế giới

Những người tuổi Thìn nổi tiếng thế giới

Người tuổi Thìn có tính cách bí ẩn, có nhiều tham vọng, thường toát ra khí chất của nhân vật có ảnh hưởng. Nhiều nhân vật có tầm ảnh hưởng thế giới được sinh ra trong năm Thìn.

Đọc nhiều

Ngân hàng Nhà nước tăng giá bán vàng miếng lên 79 triệu đồng/lượng

Ngân hàng Nhà nước tăng giá bán vàng miếng lên 79 triệu đồng/lượng

Sau hơn 1 tháng giữ nguyên giá bán vàng miếng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phải điều chỉnh tăng lên trong bối cảnh giá vàng thế giới liên tiếp tăng, chinh phục các mức kỷ lục mới.
Cuộc thi “Sài Gòn - Thành phố tôi yêu”: Sân chơi sáng tạo của sinh viên ngành du lịch

Cuộc thi “Sài Gòn - Thành phố tôi yêu”: Sân chơi sáng tạo của sinh viên ngành du lịch

Sau vòng sơ khảo và bán kết đầy cạnh tranh, ngày 17/7, chung kết Cuộc thi “Sài Gòn - Thành phố tôi yêu” đã diễn ra tại TP Hồ Chí Minh. 7 đội thi lọt vào vòng chung kết đã mang đến những màn “trình diễn” đặc sắc - đầy hứng khởi, tiếp thêm động lực cho nhiều sinh viên khác đang theo học ngành du lịch.
Tuổi Mậu Dần 1998 có nên sinh con năm 2025 không?

Tuổi Mậu Dần 1998 có nên sinh con năm 2025 không?

Năm Ất Tỵ 2025 thường được gọi là Xuất Huyệt Chi Xà (Rắn rời hang). Bé sinh năm này sẽ có mệnh Phú Đăng Hỏa. Tuổi Mậu Dần 1998 có nên sinh con năm 2025 không?
Xuân quê hương 2025: phong phú chuỗi sự kiện của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Xuân quê hương 2025: phong phú chuỗi sự kiện của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Ngày 17/7, tại Hà Nội,Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka, Nhật Bản phối hợp với Hội người Việt Nam tại Fukuoka, Hội người Việt Nam tại Saitama, Nhật Bản, kênh VTC 10 tổ chức ra mắt Lễ ra mắt chuỗi sự kiện "Xuân quê hương 2025" tại Nhật Bản.
Việt Nam nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng khu vực giữa Biển Đông

Việt Nam nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng khu vực giữa Biển Đông

Sáng 17/7 (theo giờ địa phương), tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao do Đại sứ Trịnh Đức Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia làm Trưởng đoàn, đã chính thức nộp Hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở Khu vực Giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên Hợp Quốc (CLCS).
Tàu buồm 286-Lê Quý Đôn thăm, giao lưu với hải quân Indonesia

Tàu buồm 286-Lê Quý Đôn thăm, giao lưu với hải quân Indonesia

Ngày 17/7, tàu buồm 286-Lê Quý Đôn, Hải quân nhân dân Việt Nam đã đến Surabayar, bắt đầu chuyến thăm và giao lưu với hải quân Indonesia kết hợp huấn luyện đi biển đường dài cho cán bộ, chiến sỹ, học viên trên tàu.
Nhiều địa phương quyết liệt trong chống khai thác IUU

Nhiều địa phương quyết liệt trong chống khai thác IUU

Đoàn Thanh tra EC sẽ đến Việt Nam thực hiện đợt kiểm tra lần thứ 5 về khắc phục "Thẻ vàng" IUU. Trong thời gian này, nhiều địa phương trên cả nước như: Quảng Bình, Khánh Hòa, Kiên Giang đang triển khai các giải pháp chống khai thác IUU trong 2 tháng cao điểm (tháng 7 và tháng 8) để giữ vững những kết quả đã đạt được, đảm bảo không phát sinh các hành vi vi phạm IUU trong thời gian tới.
ghi nhan dong gop cua dai su thuy dien tai viet nam cho quan he huu nghi hai nuoc
bo doi hai quan vung 5 cuu tau ca ngu dan mac can
dong dien yoga huong den mot the gioi hoa binh va huu nghi
ra mat sach uy ban viet nam doan ket va hop tac a phi my latinh nhung chang duong nhung nguoi ban
video doc dao nhung ngoi lang viet tren dat trung hoa
de nhung ky niem xua tao sinh trong hien tai va tuong lai
ho chi minh la bieu tuong cua hoa binh doc lap va tien bo xa hoi
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Người ra nước ngoài định cư và thôi quốc tịch Việt Nam sẽ bị thu hồi căn cước công dân

Người ra nước ngoài định cư và thôi quốc tịch Việt Nam sẽ bị thu hồi căn cước công dân

Người Việt Nam khi ra nước ngoài định cư, nếu thôi quốc tịch Việt Nam thì căn cước công dân sẽ bị thu hồi; nếu vẫn giữ quốc tịch Việt Nam thì sẽ không bị thu hồi căn cước công dân.
Từ 1/7 kiểm soát giấy tờ xe và người điều khiển qua VNeID có giá trị như kiểm tra trực tiếp

Từ 1/7 kiểm soát giấy tờ xe và người điều khiển qua VNeID có giá trị như kiểm tra trực tiếp

Thông tư Bộ Công an vừa ban hành quy định các thông tin giấy phép lái xe; giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định… đã được tích hợp, cập nhật trong căn cước điện tử, Ứng dụng định danh quốc gia (VNeID) sẽ có giá trị như kiểm tra giấy tờ trực tiếp.
Cấp căn cước cho người gốc Việt chưa xác định quốc tịch từ ngày 1/7

Cấp căn cước cho người gốc Việt chưa xác định quốc tịch từ ngày 1/7

Cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi, công dân chưa đăng ký thường trú, tạm trú và cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch là những điểm mới đáng chú ý của Luật Căn cước năm 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7.
Từ ngày 1/7, BHXH thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên VNeID

Từ ngày 1/7, BHXH thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên VNeID

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã và đang tập trung các nguồn lực, phát huy lợi thế sẵn có của ngành để sẵn sàng cho việc triển khai sử dụng thống nhất tài khoản VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Thời tiết hôm nay 22/6: Nắng nóng ở miền Bắc dịu dần

Thời tiết hôm nay 22/6: Nắng nóng ở miền Bắc dịu dần

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết miền Bắc hôm nay 22/6 tiếp tục giảm nhiệt, cao nhất phổ biến 31-34 độ.
Thời tiết hôm nay (19/6): có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao

Thời tiết hôm nay (19/6): có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, ngày 19/6 sẽ nắng nóng ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động