Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
11:06 | 14/04/2025 GMT+7

Nên và không nên làm gì khi đi du lịch tại Indonesia

aa
Indonesia là đất nước nổi tiếng với nhiều phong cảnh đẹp, được rất nhiều du khách trên thế giới biết đến. Tuy nhiên đây là một đất nước Hồi giáo, chính vì thế có một số lưu ý nhỏ mà du khách cần phải biết để có chuyến hành trình khám phá quốc đảo này thuận lợi hơn.
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Một số bí quyết nhỏ giúp chuyến bay thêm tiện lợi
Nhiều hoạt động hợp tác văn hóa, du lịch Việt - Nga sẽ diễn ra trong năm 2025

1. Những điều nên làm

- Khi chào hỏi, cần dùng cả hai tay để bắt và không nắm chặt tay của người đối diện. Ngoài ra, bạn cần lưu ý rằng Indonesia là quốc gia hồi giáo lớn nhất thế giới, theo Reuters. Do đó, phụ nữ Indonesia có xu hướng giữ khoảng cách với người lạ khi chào hỏi. Họ sẽ gật đầu chào hoặc mỉm cười, chắp tay. Bạn chỉ cần làm điều tương tự.

Nên và không nên làm gì khi đi du lịch tại Indonesia
Phụ nữ ở Indonesia sẽ không chào quá thân thiết với người lạ.

- Nếu gặp những người bán hàng rong trên phố chèo kéo mua đồ, du khách có thể thoải mái từ chối bằng cách nói "tidak" - nghĩa là "không". Khi đi mua sắm tại các cửa hàng nhỏ lẻ hoặc chợ truyền thống, bạn đừng ngại hỏi giá trước và trả giá rồi mới quyết định mua hàng. Bởi là một thành phố du lịch, việc ép giá, chặt chém vẫn tồn tại rất nhiều.

- Indonesia được ví như "thiên đường bãi biển" vì là "xứ sở vạn đảo". Nhưng du khách chỉ nên mặc đồ bơi trên các bãi biển, thay vì mặc như thế và đi lại khắp nơi. Người dân địa phương sẽ cảm thấy bị xúc phạm nếu nhìn thấy những du khách mặc áo hở vai, không mặc áo ngực. Do đó, du khách cần ăn mặc chỉn chu khi đến nơi công cộng, đặc biệt là các điểm đến linh thiêng như đền thờ.

- Hãy nhớ rằng phải bỏ dép trước khi bước vào nhà. Tại các nơi tâm linh như đền hay chùa đều phải để dép ở khu vực bên ngoài.

- Dùng tay phải để trao nhận quà thể hiện sự thành ý và tinh tế. Theo quan niệm của người Indonesia thì tay trái được xem là không sạch sẽ nên không dùng tay trái để đưa đồ vật, đưa tiền cho người khác. Để thể hiện phép lịch sự, bạn nên nhận tiền, nhận đồ vật bằng hai tay từ người khác.

- Nên học một số câu giao tiếp phổ biến trong tiếng Indo. Đó là một cách rất tốt để dễ dàng hòa nhập với người địa phương. Ví dụ: “Terima Kasih” nghĩa là cám ơn, “Selamat Pagi” nghĩa là chào buổi sáng, còn “Maaf” nghĩa là xin lỗi.

2. Những điều không nên làm

- Một số công trình, điểm tham quan có tính tôn giáo linh thiêng, việc chụp ảnh phải được sự cho phép của ban quản lý. Nếu thấy các bảng “No photo” mà vẫn cố tình chụp thì bạn sẽ bị phạt.

- Không được mang các loại vũ khí, các loại thuốc chữa bệnh, ma tuý vào Indonesia.

- Tại các nhà hàng, quán ăn sẽ không phục vụ đũa mà thay vào đó là sử dụng thìa. Vậy nên bạn cũng đừng ngỡ ngàng khi không thể yêu cầu một đôi đũa.

Nên và không nên làm gì khi đi du lịch tại Indonesia
Tại các nhà hàng, quán ăn ở Indonesia bạn sẽ không thể yêu cầu đôi đũa nào.

- Tại Indonesia, việc xoa đầu người khác là điều cấm kỵ vì trong quan niệm của họ phần đầu là linh thiêng, thuần khiết nhất. Vì thế, dù có đáng yêu cách mấy thì việc xoa đầu một đứa trẻ cũng là điều cấm kỵ.

- Hãy cẩn thận khi đi bộ, lái xe lúc đêm muộn. Các cô gái không đi cùng đàn ông sau 22h vì bạn có thể là nạn nhân của các vụ cướp, hoặc quấy rối. Nên đi theo nhóm đông, và có nam giới đi cùng. Người dân Indonesia được đánh giá là tốt bụng, sẵn lòng giúp đỡ. Nhưng giống mọi nơi trên thế giới, ở đâu cũng có kẻ xấu.

- Không đứng nói chuyện với mọi người trong tư thế hai tay chống nạnh. Đó bị coi là hành động xúc phạm, không tôn trọng người đối diện.

- Khi viết một lời chúc, hay cám ơn tới những người đã gặp trong chuyến du lịch, nên tránh viết bằng mực đỏ. Đây là cử chỉ tượng trưng cho hành động tức giận, muốn kết thúc một mối quan hệ tốt đẹp.

- Không nên từ chối bữa ăn, đồ uống nếu được mời. Người Indonesia theo đạo Hồi, nên không uống rượu, ăn thịt lợn. Đây cũng là điều bạn nên ghi nhớ và đừng mời họ "làm một ly".

- Không chơi cờ bạc dưới bất kỳ hình thức nào. Chơi cờ bạc ở Indonesia được xem là một hoạt động bất hợp pháp. Nếu bạn cố tình tham gia vào các trò chơi cờ bạc ở nước này, nhẹ là bị trục xuất và nặng là phạt tù. Vì thế khi du lịch đến Indonesia, bạn nên tránh xa hoạt động này càng xa càng tốt.

- Tuyệt đối không chỉ tay vào người, vật hay nơi nào đó. Điều tối kỵ trong văn hóa Indonesia là chỉ tay bằng một ngón và chỉ chân về phía ai đó. Điều này khiến người đối diện cảm thấy bị xúc phạm. Khi cần thiết bạn nên dùng ngón cái của bàn tay phải để chỉ vào ai đó, hoặc thứ gì đó, đồng thời gập các ngón còn lại thành nắm đấm để trông lịch sự hơn. Tránh dùng ngón trỏ để chỉ vì bị coi là thô lỗ.

- Mặc trang phục hở hang là cấm kỵ, nhất là với phụ nữ. Bạn nên chọn những trang phục kín đáo, lịch sự khi đặt chân đến Indonesia, đặc biệt là khi đến các nhà hàng và đền thờ tôn giáo. Các loại trang phục như áo hai dây, áo quây, quần sooc, váy ngắn… bị nghiêm cấm. Với đàn ông, không mặc quần đùi, áo ba lỗ khi đến các địa điểm công cộng, đền thờ thiêng liêng.

Top 10 địa điểm du lịch nước ngoài nên đến một lần Top 10 địa điểm du lịch nước ngoài nên đến một lần
Du lịch nước ngoài là hoạt động mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm mới mẻ và thú vị, giúp bạn khám phá những nền văn hóa khác nhau, là cơ hội để bạn thư giãn, giải trí. Dưới đây là danh sách 10 quốc gia mà bạn nên đi du lịch một lần trong đời.
Gợi ý một số địa điểm vui chơi khi du lịch tại Thái Lan Gợi ý một số địa điểm vui chơi khi du lịch tại Thái Lan
Xứ sở Chùa Vàng luôn là điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi. Nơi đây có những ngôi chùa cổ kính, linh thiêng, những khu phố nhộn nhịp và cảnh quan biển đảo đẹp mê hồn.
PV
Nguồn:

Tin bài liên quan

9 địa điểm du lịch nổi tiếng tại Đức

9 địa điểm du lịch nổi tiếng tại Đức

Nước Đức được mệnh danh là "trái tim của Châu Âu" với bề dày lịch sử và nền văn hóa độc đáo là điểm đến hấp dẫn dành cho du khách. Dưới đây là 9 địa điểm du lịch Đức nổi tiếng mà bạn không thể bỏ qua cho chuyến du lịch đầy trọn vẹn của bạn.
Kinh nghiệm xin visa đi du lịch Đức

Kinh nghiệm xin visa đi du lịch Đức

Việc xin visa Đức khá phức tạp và đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Việc chuẩn bị hồ sơ là bước quan trọng nhất. Một bộ hồ sơ hoàn chỉnh sẽ tăng khả năng đậu visa của bạn.
Đi du lịch Đức cần chuẩn bị những gì?

Đi du lịch Đức cần chuẩn bị những gì?

Đức luôn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích khám phá châu Âu. Tuy nhiên, để có một hành trình du lịch châu Âu suôn sẻ, đặc biệt là đến Đức, bạn cần lưu ý chuẩn bị giấy tờ kỹ càng.

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua (04/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 02 năm 2025.
Thời tiết hôm nay (04/7): Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

Thời tiết hôm nay (04/7): Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 04/7, Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi tiếp tục có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...

Đọc nhiều

Trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam

Trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam

Ngày 07/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam Ali Akbar Nazari. Đây là phần thưởng nhằm ghi nhận những đóng góp tích cực của Đại sứ trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước.
Giải pháp học tập thân thiện cho trẻ em vùng khó khăn

Giải pháp học tập thân thiện cho trẻ em vùng khó khăn

Với những hoạt động đa dạng, giàu tính tương tác, phương pháp Tăng cường kỹ năng đọc viết cho trẻ em tiểu học (LB) và Hỗ trợ trẻ mầm non làm quen với Đọc viết và Toán (RTL) giúp giờ học trở nên sinh động, dễ hiểu hơn. Nhờ đó, trẻ em ở các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa có thêm cơ hội tiếp cận tri thức, làm chủ tương lai.
Mùa hè sẻ chia của học sinh Mỹ trên đất Việt

Mùa hè sẻ chia của học sinh Mỹ trên đất Việt

Mùa hè 2025, 31 em học sinh Mỹ tham gia chương trình tình nguyện quốc tế đã góp sức xây dựng 6 căn nhà nhân ái dành tặng người dân Quảng Ngãi. Việc làm của các em không chỉ để lại dấu ấn đẹp tại địa phương mà còn góp phần thiết thực vun đắp tình hữu nghị Việt - Mỹ.
Khép lại Giải Marathon quốc tế "Vietcombank Mekong Delta Marathon" 2025: Dấu ấn thể thao giữa lòng Tây Đô

Khép lại Giải Marathon quốc tế "Vietcombank Mekong Delta Marathon" 2025: Dấu ấn thể thao giữa lòng Tây Đô

Trưa ngày 6/7, tại phường Vị Tân, thành phố Cần Thơ, Lễ bế mạc và trao giải Giải Marathon quốc tế "Vietcombank Mekong Delta Marathon" lần thứ VI năm 2025 đã chính thức diễn ra trong không khí sôi nổi, hào hứng và đầy cảm xúc.
Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Prey Veng (Campuchia), Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khánh thành cặp cửa khẩu quốc tế Tân Nam (Tây Ninh, Việt Nam) - Meun Chey (Prey Veng, Campuchia) trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân giữa các tỉnh giáp biên hai nước.
Việt Nam - Lào phối hợp chặt chẽ trong công tác quy tập hài cốt liệt sĩ

Việt Nam - Lào phối hợp chặt chẽ trong công tác quy tập hài cốt liệt sĩ

Ngày 07/7, Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm và đoàn công tác đã đến tỉnh Hủa Phăn dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Việt Nam và Lào; thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ Đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và khảo sát khu đất dự kiến xây dựng trụ sở mới cho đơn vị.
Người chiến sĩ Hải quân kiên cường nơi đầu sóng qua những bức ảnh

Người chiến sĩ Hải quân kiên cường nơi đầu sóng qua những bức ảnh

Từ ngày 01 đến 06/7, tại đặc khu Phú Quốc (tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức trưng bày ảnh với chủ đề “Tự hào người chiến sĩ Hải quân”. Hơn 300 bức ảnh được giới thiệu tại trưng bày đã khắc họa sinh động hình ảnh người lính biển - kiên cường nơi đầu sóng ngọn gió, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, đồng thời là điểm tựa vững chắc của nhân dân trên địa bàn đóng quân.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động