e magazine
Nâng cao quyền năng cho phụ nữ vì một tương lai an toàn và bình đẳng

18:22 | 10/03/2021

Ngày 10/3, tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, đã diễn ra tọa đàm với chủ đề "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ vì một tương lai an toàn và bình đẳng" bên cạnh diễn đàn “Thúc đẩy việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững từ góc độ bình đẳng giới”.
Nâng cao quyền năng cho phụ nữ vì một tương lai an toàn và bình đẳng

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ vì một tương lai an toàn và bình đẳng

Ngày 10/3, tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển đã diễn ra tọa đàm với chủ đề "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ vì một tương lai an toàn và bình đẳng" bên cạnh diễn đàn “Thúc đẩy việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững từ góc độ bình đẳng giới”.

Tham dự tòa đàm có: ông Lương Nguyễn Minh Triết, Uỷ viên dự khuyết BCH TW Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng; bà Ninh Thị Ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Hồ Gươm, Anh hùng Lao động, ông Nguyễn Hữu Hạnh, Phó Cục trưởng Cục Tin học hoá, Bộ Thông tin và Truyền thông, bà Diana Torres, Trợ lý Trưởng Đại diện Thường trú UNDP tại Việt Nam, Trưởng Bộ phận Quản trị và Tham gia; Trung tá Đỗ Thị Hằng Nga, Phó Trưởng Phòng Hợp tác Quốc tế, Cục Gìn giữ Hoà bình Việt Nam, Bộ Quốc phòng.

Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái là chìa khóa để mỗi quốc gia thực hiện và đạt được toàn bộ mục tiêu phát triển bền vững. Bởi vì phụ nữ vừa là đối tượng thụ hưởng, vừa là nhân tố quan trọng xây dựng một xã hội an toàn, bình đẳng, phát triển.

Theo thông tin từ tọa đàm, đại dịch COVID-19 gây ra thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu khoảng 28 nghìn tỷ đô la Mỹ, khiến hàng trăm triệu người thất nghiệp. Bất bình đẳng giới vốn đã tồn tại trước đại dịch, nay càng trở nên nghiêm trọng hơn. Phụ nữ chiếm 39% lực lượng lao động toàn cầu nhưng chiếm tới 54% việc làm bị mất do COVID-19. Các hệ quả tiêu cực của COVID-19 đối với phụ nữ còn bao gồm bạo lực gia đình, gia tăng gánh nặng công việc, công việc không được trả công. Ở Việt Nam, Chính phủ đã kịp thời đưa ra gói hỗ trợ an sinh xã hội 3 tỷ đô la Mỹ để hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương, trong đó có phụ nữ.

Thành Phố An Toàn, Không bạo lực với phụ nữ và trẻ em

Chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp thực hiện bình đẳng giới, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Uỷ viên dự khuyết BCH TW Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng cho biết: Trong quá trình phát triển, thành phố Đà Nẵng luôn nhất quán, xuyên suốt các mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân. Trong các đối tượng của các chương trình vì mục tiêu phát triển bền vững, phụ nữ và các vấn đề liên quan đến an toàn, bình đẳng cho phụ nữ rất được quan tâm. Đà Nẵng đã triển khai rất nhiều mô hình hiệu quả thể hiện quyết tâm và cam kết của thành phố đối với bình đẳng giới như: các câu lạc bộ nam giới tiên phong chống bạo lực phụ nữ và trẻ em, các tổ phản ứng nhanh chống các hành vi xâm hại, bạo lực với phụ nữ và trẻ em, dành hàng chục tỷ đồng xây dựng nhà ở cho phụ nữ đơn thân,... Năm 2020, Ban thường vụ thành ủy Đà Nẵng ban hành Chỉ thị số 39 về sáng kiến thành phố an toàn không bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em bao gồm 7 giải pháp.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ vì một tương lai an toàn và bình đẳng
Ông Lương Nguyễn Minh Triết, Uỷ viên dự khuyết BCH TW Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng (ngoài cùng bên trái) chia sẻ tại tọa đàm.

Bình Đẳng giới trong gìn giữ hòa bình thế giới

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ vì một tương lai an toàn và bình đẳng

Trung tá Đỗ Thị Hằng Nga, Phó Trưởng Phòng Hợp tác Quốc tế, Cục Gìn giữ Hoà bình Việt Nam

Lĩnh vực thúc đẩy giữ gìn hòa bình thế giới luôn được coi là thách thức đối với phụ nữ. Theo Trung tá Đỗ Thị Hằng Nga, năm 2014, lần đầu tiên Việt Nam cử 2 nam sĩ quan sang Nam Sudan với nhiệm kỳ 1 năm. Đến năm 2018 Việt Nam bắt đầu cử nữ sĩ quan tham gia nhiệm vụ này. Ngoài được tạo điều kiện trau dồi kiến thức về gìn giữ hòa bình, ngoại ngữ, kinh nghiệm từ đồng nghiệp nam đi trước, Việt Nam có chính sách mà không phải quốc gia nào cũng có là tạo điều kiện, hỗ trợ chăm sóc gia đình, con cái để các nữ sĩ quan yên tâm lên đường công tác. Trong môi trường đa quốc gia, đa văn hóa, khí hậu khắc nghiệt, các nữ sĩ quan Việt Nam vẫn luôn thực hiện mọi nhiệm vụ bình đẳng so với nam sĩ quan.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ vì một tương lai an toàn và bình đẳng
Bà Diana Torres, Trợ lý Trưởng Đại diện Thường trú UNDP tại Việt Nam, Trưởng Bộ phận Quản trị và Tham gia (giữa) bày tỏ cam kết đồng hành của UNDP với việc khẳng định vai trò của nữ đại biểu quốc hội và nữ đại biểu dân cử ở Việt Nam.

Bình đẳng giới trên môi trường số

Về chuyển đổi số trong bối cảnh COVID-19, ông Nguyễn Hữu Hạnh, Phó Cục trưởng Cục Tin học hoá, Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ: Đặc điểm của môi trường số là rất bình đẳng ở góc độ tiếp cận thông tin, địa lý và giới tính. Cơ hội cho phụ nữ trên môi trường số ngày càng mở rộng. Đồng thời nhờ công nghệ và chuyển đổi số chúng ta có đánh giá kết quả công việc của nam giới và nữ giới là như nhau và đây là đánh giá công bằng, trong khi đánh giá cảm tính chúng ta có thể có sự phân biệt về giới tính. Về tăng cường tiếp cận internet, Bộ Thông tin và Truyền thông đang triển khai chương trình điện thoại thông minh giá rẻ và phủ sóng trước hết là 3G, 4G và cuối cùng là 5G. Bên cạnh đó chúng ta cần đào tạo kỹ năng cho người dân vùng sâu vùng xa, nhất là chị em phụ nữ được tiếp cận chuyến đổi số.

Là đại diện của một trong những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, bà Ninh Thị Ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Hồ Gươm chia sẻ: Doanh nghiệp của chúng tôi trong ngành may sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao động ở vùng sâu vùng xa, người dân tộc thiểu số khiến cho vấn đề bình đẳng giới đặc biệt được quan tâm hơn. Hơn nữa 80% lao động tại doanh nghiệp là nữ giới. Các biện pháp thực hiện bình đẳng giới của doanh nghiệp tôi là tuyên truyền, giải thích về bình đẳng giới; tổ công tác chuyên biệt để ứng biến nhanh; giáo dục bình đẳng giới cho nam giới. Tôi cảm thấy rất tự hào vì đã từng bước giúp cho năng suất lao động, thu nhập của phụ nữ dân tộc thiểu số ngày một tốt hơn.

Tại tọa đàm, các đại biểu tham gia cũng đặt câu hỏi thảo luận cho các diễn giả về tiếp cận chuyển đổi số với nữ giới ở vùng sâu vùng xa; phương pháp thu hút nam giới tham gia vào các hoạt động bình đẳng giới, các dự án cũng như đề xuất hợp tác trong thời gian tới.

Thu Hoài

Thu Hoài

Tin bài liên quan

Tin mới

1.700 đồng bào dân tộc ở Điện Biên được khám bệnh, cấp thuốc miễn phí

1.700 đồng bào dân tộc ở Điện Biên được khám bệnh, cấp thuốc miễn phí

Trong hai ngày 19-20/4, khoảng 1.700 bà con dân tộc ở tỉnh Điện Biên được các bác sĩ khám, cấp phát thuốc miễn phí. Hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức nhân Tháng Nhân đạo 2024.
Người dân vùng khô hạn 4 tỉnh miền Tây được hỗ trợ nước ngọt

Người dân vùng khô hạn 4 tỉnh miền Tây được hỗ trợ nước ngọt

Từ ngày 10/4 đến nay, tại các địa phương Tiền Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Bến Tre… lực lượng Công an đã huy động cán bộ, chiến sĩ tham gia hỗ trợ, vận chuyển hàng trăm khối nước ngọt dùng trong sinh hoạt, hàng chục ngàn chai nước suối gửi đến người dân các vùng hạn mặn và tặng quà đến các hộ gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn…

Tin khác

Quan tâm về quyền con người một cách thực chất nhất

Quan tâm về quyền con người một cách thực chất nhất

“Không chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, càng không “hy sinh” tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần”. Đó là quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về các quyền con người được nêu ra trong cuốn sách "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hợp tác nâng cao vị thế và đóng góp của phụ nữ Việt Nam

Hợp tác nâng cao vị thế và đóng góp của phụ nữ Việt Nam

Ngày 18/4, Hiệp hội Nữ doanh nhân thành phố Hà Nội (HNEW) và Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam tại châu Âu (VWFE) có buổi làm việc, thực hiện ký kết Thỏa thuận hợp tác nhằm nâng cao vai trò, vị thế và đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội.
Hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tham gia chuỗi cung ứng

Hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tham gia chuỗi cung ứng

Hiện nay tại Việt Nam, hơn 20% chủ sở hữu doanh nghiệp vừa và nhỏ là phụ nữ; 51% doanh nghiệp Việt Nam có phụ nữ trong cơ cấu chủ sở hữu, cao hơn so với các quốc gia khác. Tuy nhiên, những doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đa số ở cấp thấp nhất của chuỗi cung ứng trong nhiều ngành và gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu mua sắm của các công ty lớn.
Việt Nam có nhiều bước tiến lớn trong giải quyết bất bình đẳng giới và thúc đẩy quyền của phụ nữ

Việt Nam có nhiều bước tiến lớn trong giải quyết bất bình đẳng giới và thúc đẩy quyền của phụ nữ

Trả lời phỏng vấn báo chí, bà Caroline Nyamayamombe, Trưởng đại diện UN Women Việt Nam cho biết, Việt Nam đã có nhiều bước tiến lớn trong những năm gần đây nhằm giải quyết bất bình đẳng giới và thúc đẩy quyền của phụ nữ trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm luật pháp, chính trị, giáo dục và việc làm.
Phiên bản di động