Mường Chà (Điện Biên) chú trọng phát triển cán bộ nữ đồng bào dân tộc thiểu số
Tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam luôn được giữ gìn Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã luôn có những quan tâm đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Cụ thể như: Chống phân biệt đối xử và bất bình đẳng giữa các nhóm dân tộc trong tôn giáo; Bảo vệ các nhóm dân tộc ít người; Xây dựng triển khai các chính sách bảo vệ và thúc đẩy quyền của người dân tộc thiểu số đặc biệt là tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. |
Ở tuổi 30, trưởng thành từ cán bộ đoàn thể ở bản, sau nhiều nỗ lực phấn đấu, rèn luyện và đảm nhiệm các vị trí công tác chị Lý Thị Pàng, dân tộc Mông hiện là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Sa Lông (Mường Chà, Điện Biên). Là Chủ tịch LHPN đã giúp chị trưởng thành hơn nhiều và xây dựng lòng tin vững chắc với hội viên phụ nữ cũng như nhân dân trên địa bàn. Trong quá trình công tác, chị luôn chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, nhất là các mặt công tác Hội; chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho hội viên toàn Hội và các hoạt động mang tính phong trào để động viên hội viên tham gia.
Chị Lý Thị Pàng cũng thường xuyên quan tâm, nắm bắt hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng, từ đó vận động chị em vào Hội để cùng chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn. Trong mọi phong trào, hoạt động của địa phương, chị luôn tích cực tham gia, từ đó làm gương cho cán bộ hội viên phụ nữ noi theo. Trường hợp của chị Lý Thị Pàng là minh chứng cho công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ nữ dân tộc thiểu số của huyện Mường Chà trong thời gian qua.
Xác định cán bộ nữ là người dân tộc thiểu số (DTTS) có vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị của địa phương, đặc biệt là ở những xã vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Họ là những người gắn bó mật thiết với người dân địa phương, do vậy thuận lợi trong việc vận động tuyên truyền, đưa các chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đi vào thực tế đời sống.
Những gương cán bộ nữ giỏi việc Nước đảm việc nhà đang xuất hiện nhiều ở huyện Mường Chà |
Ông Nguyễn Trường Giang, Phó Bí thư huyện ủy cho biết: Từ những đóng góp quan trọng của nữ cán bộ DTTS, do vậy công tác bố trí, sử dụng cán bộ nữ, nhất là cán bộ nữ người DTTS được Đảng bộ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội huyện Mường Chà đặc biệt coi trọng. Theo quy hoạch nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mường Chà có gần 14% cán bộ nữ; Ban Thường vụ huyện ủy có 26% cán bộ nữ. Đối với cấp xã, Ban Chấp hành có tỷ lệ cán bộ nữ gần 25%, Ban Thường vụ tỷ lệ nữ chiếm gần 14%; tỷ lệ cán bộ nữ dân tộc thiểu số chiếm 95%.
Để đạt được mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra, trong xây dựng, phát triển nguồn nhân lực huyện Mường Chà luôn quan tâm chú trọng hướng đến đối tượng nữ là người DTTS. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, giúp đội ngũ này được trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng hoạt động cần thiết trong việc quản lý, điều hành, thực hiện chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Hiện nay tổng số cán bộ nữ dân tộc thiểu số là trên 650 người, chiếm tỷ lệ trên 58% tổng số cán bộ nữ toàn huyện. Cán bộ nữ là người DTTS luôn ý thức rõ nhiệm vụ, vai trò của mình trong công tác, chủ động từng bước khắc phục khó khăn, tích cực tham gia học tập, đào tạo để nâng cao trình độ, đáp ứng tốt nhiệm vụ công việc.
Các mô hình phụ nữ dân tộc giúp nhau phát triển kinh tế gia đình và nuôi con giỏi được nhân rộng ở đồng bào dân tộc thiểu số Mường Chà |
Ông Nguyễn Thành Long, Trưởng phòng Nội vụ cho biết: Trong công tác cán bộ nữ và nữ dân tộc thiểu số đã phát huy được bản lĩnh chính trị, trí tuệ, gương mẫu, trách nhiệm có nhiều sáng tạo nên tạo dựng được niềm tin cho cấp ủy chính quyền và nhân dân; nhiều cán bộ nữ được tín nhiệm bầu vào BCH huyện và cơ sở, giữ các chức vụ lãnh đạo.
“Đặc biệt, Mường Chà hiện có 1 nữ là người dân tộc thiểu số là đại biểu Quốc hội trẻ nhất cả nước. Đó là nữ Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Quàng Thị Nguyệt – một cô gái dân tộc Khơ Mú ở bản Búng Giắt 1, xã Mường Mươn. Không chỉ đại diện ý trí của đồng bào dân tộc nữ (ĐBQH) Quàng Thị Nguyệt còn nơi để cử tri huyện Mường Chà nói riêng tỉnh Điện Biên nói chung gửi gắm những ý kiến, kiến nghị tới Quốc hội và Chính phủ”, ông Nguyễn Thành Long nói.
Nữ ĐBQH khóa XV trẻ nhất Quàng Thị Nguyệt |
Thực tế, trong những năm qua, việc chủ động và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và quy nạp cán bộ nữ DTTS ở huyện Mường Chà đã mang lại hiệu quả cao; góp phần xóa bỏ phong tục tập quán “trọng nam khinh nữ”, bạo lực gia đình vẫn diễn ra và vẫn còn ăn sâu vào tiềm thức của một bộ phận nhân dân, nhất là trong vùng đồng bào DTTS.
Tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 15-60 tuổi biết chữ lên tới 93,7% Bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục là mục tiêu cơ bản trong chính sách phát triển của Nhà nước. Pháp luật Việt Nam quy định Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng Dân tộc thiểu số (DTTS) và vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (KTXH ĐBKK). Công dân có quyền sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp; bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em người DTTS, con em gia đình ở vùng có điều kiện KTXH ĐBKK... thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình. |
Người dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,5% UN Women phối hợp với Viện Khoa học Lao động và Xã Hội, Bộ LĐ-TB&XHi, Vụ Dân tộc thiểu số - Ủy ban Dân tộc với sự hỗ trợ tài chính của Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam đã công bố báo cáo “Số liệu về phụ nữ và nam giới các dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 2015-2019” và Tóm tắt chính sách: Các vấn đề giới trong vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam”. Hoạt động được tổ chức nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế về Dân tộc thiểu số ngày 9/8. |