Mũ ngăn COVID-19 của học sinh Việt vào top 10 Giải thưởng Đổi mới sáng tạo quốc tế iCAN
Doanh nhân Việt kiều tìm hướng xuất khẩu nông sản và trang thiết bị y tế mùa dịch COVID -19 Ngày 10/9, Hiệp Hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài và Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia tổ chức Hội thảo trực ... |
Phát động Chương trình trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 toàn quốc Sáng 6/9, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (ATGTQG) phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Công ty Honda ... |
Mũ cách ly COVID-19 Vihelm (tên mũ được ghép giữa hai từ “Việt Nam” và “Helmet”) do Đỗ Trọng Minh Đức (du học sinh lớp 11 Trường Montverde Academy, Mỹ) và Trần Nguyễn Khánh An (học sinh Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội) thực hiện và phát triển trên cơ sở đề bài được nhà sáng chế Nguyễn Đình Nam giao trong thời gian Đức về nước phòng tránh dịch COVID-19 từ cuối tháng 5.
Mũ Vihelm được giới thiệu tại nhiều cơ quan trong nước: Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM, Bệnh viện Vinmec... Sau khi được giới thiệu tại hội thảo của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), mũ Vihelm được một số công ty ở Hàn Quốc ngỏ ý muốn đầu tư để sản xuất số lượng lớn.
Khánh An và Minh Đức giới thiệu chiếc mũ Vihelm với ông Trịnh Minh Giang - Chủ tịch vườn ươm tài năng trẻ YDLI. Ảnh: Nhóm nghiên cứu. |
PGS.TS.BS Lê Đình Thanh, Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM, chia sẻ trên báo TTO: "Tới đây, chúng ta sẽ phải tìm cách sống và làm việc chung với dịch bệnh trong trạng thái bình thường mới. Ý tưởng sáng tạo này của các bạn trẻ nếu đi vào sản xuất được, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn y tế sẽ hỗ trợ nhiều cho các bác sĩ tuyến đầu.
Rất đáng khen tinh thần đổi mới sáng tạo của thế hệ trẻ. Chính phủ nên nhanh chóng cho nghiên cứu, phát triển và sản xuất phục vụ chống dịch. Tuy nhiên, nhóm cần nghiên cứu thêm về vật liệu để cải tiến phiên bản mũ này dùng trong phòng mổ theo hướng an toàn, gọn nhẹ hơn".
Theo nhà sáng chế Nguyễn Đình Nam - người phụ trách các khâu đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và sản xuất cho sản phẩm, "những ý tưởng hoàn thiện cho sản phẩm hiện có rất nhiều, song do tính cấp thiết của dịch bệnh nên nhóm sẽ ưu tiên phát triển những điều căn cốt nhất".
Trong tương lai, nhóm Vihelm còn mong muốn phát triển chiếc "mũ cách ly di động" này trở thành chiếc mũ thông minh, ngoài tác dụng phòng bệnh còn có thể kết nối dữ liệu, phục vụ nhiều hơn nữa nhu cầu của người dùng.
Minh Đức và Khánh An trong cuộc gặp ông Hà Anh Đức - chánh Văn phòng Bộ Y tế - Ảnh: TTO |
iCAN là cuộc thi đổi mới sáng tạo danh tiếng được tổ chức hàng năm bắt đầu từ năm 2016, bởi tổ chức TISIAS có trụ sở ở Canada. Cuộc thi diễn ra với mục tiêu hỗ trợ sinh viên, nhà phát minh, nhà đổi mới, doanh nhân và nhà nghiên cứu trên toàn cầu để thúc đẩy các ý tưởng sáng tạo và các dự án đổi mới, đưa ra các cơ hội kinh doanh khả thi, hỗ trợ tăng trưởng công nghiệp.
Do đặc tính như vậy, mức độ cạnh tranh của iCAN là rất lớn. Việc hai học sinh Việt Nam vượt qua nhiều tên tuổi nghiên cứu lừng danh để vào top 10 cuộc thi là sự kiện gây nhiều chú ý. Theo nhà sáng chế Nguyễn Đình Nam trong số các tác giả tham dự có nhiều giáo sư, tiến sĩ từ các trường đại học lớn, chủ tịch, CEO của các doanh nghiệp nổi tiếng từ các nước phát triển.
Phát minh khoa học của học sinh Việt giành 2 huy chương vàng tại Olympic Phát minh và Sáng chế Thế giới Đại diện Việt Nam tham dự giải Olympic Phát minh và Sáng chế Thế giới (10th World Invention Creativity Olympic - WICO 2020) tại Hàn ... |
Phú Thọ: Khen thưởng giáo viên bồi dưỡng và học sinh đoạt giải Olympic Sinh học quốc tế năm 2020 Ngày 25/8/2020, tại Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ tổ chức gặp mặt, biểu dương, khen thưởng giáo viên bồi dưỡng ... |