Trang chủ Văn hóa - Du lịch
07:23 | 24/01/2023 GMT+7

Một góc nhìn về sự hình thành ngôn ngữ của người Việt

aa
Lời tòa soạn: Trong tác phẩm “Văn minh vật chất của người Việt”, tác giả Phan Cẩm Thượng có mục viết về “Lời ăn tiếng nói liên quan đến đời sống vật chất” với những khảo cứu, nhận định đáng để suy ngẫm, thưởng thức trong nhịp sống hiện nay. Thời Đại xin phép trích đăng và đặt tên đoạn trích, cho những luận điểm chính.
Quảng bá ngôn ngữ Việt trong cộng đồng người Việt tại nước ngoài Quảng bá ngôn ngữ Việt trong cộng đồng người Việt tại nước ngoài
Tiếng Việt là ngôn ngữ phổ biến thứ ba tại Australia Tiếng Việt là ngôn ngữ phổ biến thứ ba tại Australia

Ngôn ngữ của một dân tộc là một quá trình rất lâu dài từ hàng vạn năm đến hàng ngàn năm phát triển… Ngôn ngữ chính là biểu cảm tâm hồn và trời đất quy định tâm hồn ta thuộc về một dân tộc nhất định. Ngay cả một đứa trẻ lớn lên với nhiều thứ tiếng xung quanh, nó vẫn thường nằm mơ bằng một ngôn ngữ, và trong thầm thì và im lặng của tâm thức chỉ có duy nhất một tiếng mẹ đẻ.

Tiếng mẹ đẻ của bà tôi và của tôi là tiếng Việt, hay có lúc người ta gọi là tiếng Kinh. Bà bảo: “Có củ khoai cho cháu, chạy sang hàng xóm mượn cho bà cái kéo, tiên sư anh lúc nào cũng ỉa non đái ép, ăn nhanh lên còn đi học không thằng bố mày lại gào lên, lạy Thánh mớ bái cho chúng con rộng đường làm ăn”. Tôi thuộc lòng tất cả những lời lẽ này, nhưng lại không nói như thế nữa. Tôi có cách ăn nói của thế hệ mình. Như vậy cứ vài mươi năm tiếng mẹ đẻ lại thay da đổi thịt một lần, lớp họ chồng lên lớp kia, cái cũ chưa mất đi, cái mới đã nẩy sinh, đó là sự sinh động của một ngôn ngữ. Sự thay đổi đó bây giờ còn diễn ra nhanh hơn, có khi vài năm, nhưng trước thế kỷ 19, một trăm năm ngôn ngữ mới đổi mới một lần. Do đó con người bây giờ có cái lợi thế của một xã hội năng động, nhưng người ngày xưa có cái lợi thế của người luôn có gốc rễ.

Một góc nhìn về sự hình thành ngôn ngữ của người Việt
Ảnh: KT.

Tiếng chào, lời mời, câu chửi

Khi một đứa trẻ lớn lên đầu tiên nó sẽ được học chào và mời. Gặp ai lớn hơn mình đều phải chào cả: Chào ông chào bà, Chào bố chào mẹ, Chào anh chào chị, Chào bác chào cô... Thông qua lời chào, đứa trẻ sẽ phân biệt được các đại từ nhân xưng phức tạp của tiếng Việt, nó sẽ phải gọi mọi người bằng ngôi thứ đấy, theo tuổi tác, không thể nào chỉ có ni (anh) và wo (tôi) hay You và I như tiếng Trung Quốc và tiếng Anh. Thế là một tư duy phán đoán và một thứ lễ nghĩa hình thành đi theo đứa bé trong quan hệ phức tạp của người Việt. Sau đó là học mời: Mời bác vào chơi, Mời bà xơi cơm, Bà mời cơm, Mời anh chị lại nhà, Quý hóa quá, Mời ông uống trà, Mời sếp rửa tay. Rất sáo rỗng, nhưng tập tục “lời chào cao hơn mâm cỗ”, không thể không mời nhau. Khi ăn cơm người ta sẽ mời, nhưng không có nghĩa là bạn được ăn, cái đó gọi là mời rơi.

Chào mời, rồi đến chửi. Người Việt xưa coi chửi là một tập tục rất bình thường khi họ bất bình và rất yêu thương, nhưng họ không hay văng tục, trừ một lớp người gọi là giang hồ tứ chiếng. Văng tục và nói đệm tục là một lối ăn nói dân dã đang có xu hướng phổ biến, mà thực ra nó chỉ phát triển từ cuối thế kỷ 19 đầu 20 trở lại đây.

Có thể nói, người Việt chửi rất chua ngoa và tục tĩu, trong đó toàn dùng các quan hệ tính dục với bậc trên của đối phương để sỉ nhục. Nó thể hiện sự bất lực của họ trong cuộc sống thường nhật và những ức chế không được giải tỏa. Song tập tục chửi đổng có vần điệu và có bài bản lại là một nét sinh hoạt khác rất lâu đời. Chúng phần nhiều được các bà già mù chữ dùng để thóa mạ một đối thủ có quyền có chức hay ức hiếp dân lành, hoặc bọn trộm cắp trong làng.

Một góc nhìn về sự hình thành ngôn ngữ của người Việt
Ảnh: KT.

Lời ăn tiếng nói

Làng xã là một xã hội khác so với những gì ta quan niệm. Đàn bà ở đó không được đi học, họ được yêu nhưng lấy ai lại do cha mẹ quyết định, có thời họ được thừa kế một phần tài sản của cha mẹ, nhưng đại thể là không. Họ có nghĩa vụ yêu thương chồng con vô điều kiện, cấy cày và buôn bán. Như vậy phụ nữ Việt hoàn toàn khác với phụ nữ phương Đông nói chung và phụ nữ Hồi giáo, những người về cơ bản không phải ra chợ bán hàng hay lao động nặng ngoài đồng ruộng.

Nhưng vì thế mà người phụ nữ Việt có vai trò lớn trong gia đình, họ có đời sống tinh thần riêng bởi Phật giáo và các truyện thơ dân gian. Cái lời ăn tiếng nói của đàn bà trong làng là một phần rất phong phú trong ngôn ngữ tiếng Việt. “Thân em như giếng giữa đàng/ Người khôn rửa mặt người quàng rửa chân; Ước gì sông rộng tầy gang/ Bắc cầu giải yếm cho chàng sang chơi; Người khôn ăn nói nửa chừng/Làm cho người dại nửa mừng nửa lo; Thà mất nửa sào trước cửa/Còn hơn mất nửa con đầu buồi...” đều là tiếng nói của nữ nhi cả. Trẻ con Việt trước tuổi đi học (bảy, tám tuổi) luôn ở cạnh mẹ và bà, nên mới có câu: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Như vậy, đời sống tâm thức của chúng hoàn toàn từ kiến thức dân gian và tâm hồn thiên về cái tình của người phụ nữ. Rất ít người Việt có đời sống lý trí mạnh, mọi việc đều phải giải quyết theo cái tình trước.

Tôi thấy một ông già vác ra đi vay gạo. Ông hàng xóm bảo: “Nếu cụ lẩy Kiều được về việc hết thì tôi biếu không một rá.” Ông vay gạo đọc luôn: “Đói gao, lòng vừa ghé tới nơi/ Thì đà gạo vãi cơm rơi bao giờ/ Bếp kia lạnh ngắt như tờ/ Nồi kia rêu đã lờ mờ phủ xanh”. Nguyên văn trong Kiều như sau: “Thuyền tình vừa ghé tới nơi/ Thì đà trầm gẫy bình rơi bao giờ/ Phòng không lạnh ngắt như tờ/ Dấu xưa rêu đã lờ mờ phủ xanh,” đó là đoạn một người khách tìm đến nàng Đạm Tiên thì nàng đã xanh cỏ đỏ mồ từ lâu.

Ăn nói hàng ngày là một biểu hiện của tính cách dân tộc, ngay từ cách dùng từ ăn nói, mà không dùng là tiếng nói, lời nói. Ăn và nói là hai việc khác nhau, ghép với nhau chúng thể hiện phong cách sinh hoạt. Người Việt nói: ăn nói, ăn nằm (tình yêu thắm thiết đã có sinh hoạt tình dục), ăn trông nồi, ngồi trông hướng, trồng lúa ăn nằm, chăn tằm ăn đứng... chứng tỏ ăn là hành vi quan trọng, khởi thủy, vì vậy mới nói “nhân chi sơ là sờ ti mẹ, tính bản thiện là miệng muốn ăn".

Một góc nhìn về sự hình thành ngôn ngữ của người Việt
Ảnh: KT.

Nhưng khi nói riêng về ăn, thì người Việt có không biết bao nhiêu từ tương tự: ăn, đớp, hút, chén, nhậu, nhắm, hốc, bớp, đả, đánh, húp, nhôm, quạc, sực... cũng giống như những từ chỉ việc đánh nhau nhiều vô kể: đạp, đấm, đá, thụi, bốc, túm, quăng, quật, tát, béo, thoi, ục, chưởng, đả, đánh cốc, gõ, chém, bổ, húc, quạt... tất nhiên là mỗi từ đắc địa trong một hành vi cụ thể, nhưng có lẽ so với các ngôn ngữ khác là quá phong phú. Từ ngữ diễn đạt các trạng thái tình cảm còn giàu có gấp bội, nhưng ngược lại các từ chỉ vật chất lại khá nghèo nàn, nhất là những sản phẩm công nghiệp, người Việt hầu như hoàn toàn vay mượn từ ngôn ngữ Hán và Anh, Pháp.

Khi trò chuyện, người Việt thường khen ngợi người khác sung sướng hơn mình và bản thân mình thì ôn nghèo kể khổ, dường như chỉ có họ là người khổ nhất trên đời. “Bác xây nhà mới to quá, dễ đến vài trăm triệu, con cháu lại đề huề cả, anh ấy làm cho người nước ngoài ối tiền, bác cứ gọi là ngồi mát ăn bát vàng, tiền nhiều như thế để đâu cho hết, cái áo này chắc mua tận Mỹ đây...”. Và “Khốn nạn cái thân tôi, khổ thân em quá, sao mà em cơ cực thế này, cay đắng lắm chị ơi, nào có vui vẻ gì, chồng với con gì toàn một lũ ăn bám, ông giời không có mắt thôi, kỳ này thì cứt cũng không có mà ăn, đú đởn cho lắm vào rồi ít nữa mốc mép…”.

Cho đến nay toàn bộ đời sống tinh thần của người Việt vẫn dành cho làm ăn và quan hệ tình cảm, tất nhiên điều này cũng thuộc về con người nói chung, nhưng ngoài cái đó ra lại không có chỗ nào cho văn hóa, nghệ thuật và khoa học. Những quan tâm đến môi trường và cộng đồng cũng chưa có một vị thế trong tâm hồn, và tâm hồn ấy cũng không có một đấng tối cao nào ngự trị. Trước nền kinh tế thị trường, Việt Nam là một xã hội nông nghiệp, thu nhập không cao, tích lũy không nhiều, người dân không có ước vọng cao xa ngoài đủ ăn đủ mặc, rồi đến nhà ngói, sân gạch. Nền kinh tế thị trường bắt đầu, người ta lao vào guồng máy kiếm tiền như con thiêu thân, tham vọng của từng cá nhân đều là cái thùng không đáy.

Ví von, lấp lửng, chung chung

Khi tư duy lý trí không mạnh, ăn nói ví von là cách tốt nhất để diễn tả. Ví von luôn gắn với đời sống vật chất cụ thể và các trạng thái tâm sinh lý. Ôi dào, dậu đổ bìm leo, Nhà em có gì, toàn chổi cùn tế rách, Kẻ cắp bà già gặp nhau, Sâu bọ lên làm người, Chó cắn áo rách hay hớm gì, Miệng nam mô bụng một bồ dao găm, Tâm xà khẩu Phật, Mật ngọt chết ruồi... Trên cơ sở này, ca dao, dân ca cũng dùng toàn ví von so sánh: “Ước gì anh hóa ra dưa/ Để anh được tắm nước mưa chậu đồng; Ước gì sông rộng tầy gang/ Bắc cầu giải yếm cho chàng sang chơi; Một vung một chính chẳng mong/ Một vung hai chính còn nong tay vào; Chồng người đánh giặc sông Lô/ Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần; Chồng người buôn ngược bán xuôi/ Chồng em ngồi bếp để buồi chấm gio”.

Một góc nhìn về sự hình thành ngôn ngữ của người Việt
Ảnh: KT.

Như vậy, nếu tìm trong kho tàng văn học truyền miệng Việt Nam cũng đủ hết những hình thức vật chất thường dụng. Đồ dùng do con người chế tạo, sử dụng hàng ngày, các trạng thái của nó phản ánh các trạng thái tinh thần. Ví dụ: lợn cưới áo mới (đồ tốt), chổi cùn rế rách (đồ tồi), già được bát canh, trẻ được manh áo mới (khát vọng), nhẵn như cầu hàng thịt (sự thớ lợ, trơ trẽn).

Tiếng Việt từng được thử thách với tiếng Hán trong một quá trình lịch sử lâu dài. Cách chúng ta một ngàn ba trăm năm, mà Lý Bạch, Đỗ Phủ đã viết hàng ngàn bài thơ tinh tế về nhân gian thế sự và tình cảm của con người đủ mọi trạng thái góc độ. Cũng thời gian đó, người Việt không thể nào mà dùng tiếng Việt diễn tả như vậy được, và thực ra tất cả các thứ tiếng khác trên đời lúc đó cũng thế. Ta có thể thấy điều đó trong văn học Trung cổ phương Tây.

Muốn diễn đạt sâu sắc điều gì, nhà nho Việt lại phải dùng Hán văn. Tám trăm năm sau Lý Đỗ, Nguyễn Trãi làm thơ Nôm thế này: “Góc thành Nam, lều một gian/ Bụt chẳng phải, ở chẳng phải/ Bà ngựa gầy thiếu kẻ chăn.” Ba trăm năm sau Nguyễn Trãi, đến Hồ Xuân Hương tiếng Việt đã trở nên tinh vi sinh động ngóc ngách lạ thường: “Trời đất sinh ra có một vòm/ Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom.” Nhưng cái khí vị nửa Nôm nửa Hán vẫn còn phảng phất cho đến Bà huyện Thanh Quan: “Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn/ Tiếng mõ xa đưa tiếng ốc dồn/ Gác mái ngư ông về viễn phố/ Gõ sừng mục tử lại cô thôn.”

Tiếng Việt là một ngôn ngữ ý tượng hay cảm giác còn chưa chắc chắn. “Tay cầm bán nguyệt xênh xang”. Bán nguyệt ở đây có thể hiểu là cái liềm, cái hái, nhưng cũng không hẳn như thế, cô gái này đung đưa với mặt trăng lưỡi liềm trong tay, cô cầm cái nón mà ta chỉ trông thấy một nửa, hay cô chẳng cầm gì cả, mà cổ tay, cánh tay tròn lẳn trắng ngà như mặt nguyệt. Rõ ràng mọi thứ không chính xác, không nhất quyết bề nào, đó chính là tiếng Việt.

Một thứ tiếng không chính xác, khi nói không xác định được thì, và hành động kết thúc hay chưa, hay còn tiếp diễn, chủ ngữ là ai, ai nói với ai... Được bù lại, nó lại là ngôn ngữ rất văn chương và có chất thơ. Nó đòi hỏi ta phải cảm nhận, thay vì nhận biết một thông tin gì. Người Việt nói chuyện với nhau hàng ngày nhưng nghe kỹ nội dung rất vu vơ, chẳng ra đâu vào đâu, đụng đến việc cụ thể là giải thích hàng tràng dài mà càng không chính xác.

Đêm qua ngồi tựa

song đào

Hỏi người quân tử ra vào có thấy vấn vương

Đêm qua gió lạnh đông trường

Nửa chăn nửa chiếu mà nửa giường để đó đợi ai

Tay du ngắt nhụy

hoa nhài

Tay giơ đón gió, tay chòi ghẹo trăng

Rủi may cũng bởi chị Hằng.

(Ca dao và Quan họ Bắc Ninh).

Một góc nhìn về sự hình thành ngôn ngữ của người Việt
Ảnh: KT.

Thật chẳng có gì cụ thể, nhưng đầy những thông tin người tình trong lời ca rất đẹp. Cô gái không thể nói ra, không thể bày tỏ trước, nhưng chàng cứ quan sát, cảm nhận, còn mọi chuyện có tốt hay không còn phụ thuộc vào số phận. Nhưng nếu ta hỏi đáp với một người: Mày đi đâu đấy? Tao đi đằng này. Việc có tốt không? Cũng hòm hòm? Kiếm được nhiều không? Cũng tàm tạm. Con cái thế nào? Có giời lo. Chuyện ruộng làng ta thế nào? À lý trưởng còn hỏi quan trên, quan trên lại phải tâu lên dức kim thượng. Chiều nay có khao ở đình à? Ờ có lẽ, rỗi thủ ra. Đã lấy mạ chưa? Đã gieo đéo đâu mà nhổ... Rất nhiều thông tin, cũng như chẳng có gì. Cách ăn nói này của người Việt cho đến nay chẳng thay đổi là mấy, thậm chí nó còn ngày càng vu vơ và trừu tượng hơn, do công việc luôn khúc mắc với nhiều hủ tục hành chính rườm rà, dù người Việt đã và đang học tiếng Pháp, tiếng Anh hàng ngày. Tư duy và tâm hồn của một tộc người có cái gì đó cố hữu, dù nói tiếng gì cũng vậy thôi.

Lịch sử chế độ quan liêu Việt Nam là lịch sử của bọn ăn không ngồi rồi, không bao giờ dám chịu trách nhiệm một cái gì, việc nào có đút lót thì sốt sắng, việc nào khó thì đùn lên quan trên, quan trên thì đùn lên quan trên nữa, quan trên nữa thì đùn lên vua. Ông vua sẽ phải bàn bạc từ chuyện ăn mày ăn xin, đê điều, giống má, thuế khóa đổ đi, dù có đủ các quan chức trách. Quá trình hành chính này sinh ra cách ăn nói vu vơ, không chết ai, không được việc gì, đầy sự cảm thông, cũng như đầy sự vô trách nhiệm. Kết thúc là “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi".

Dư luận xã hội thì không bao giờ được coi trọng và trở thành nghị sự trong triều đình, nên biến thành chuyện tiếu lâm và hò vè chế diễu, mặt khác lại có khả năng chụp mũ giết người không dao bằng các lời đồn thổi. Cuối cùng là để cười, Vui vui ấy mà, Cũng nhì nhằng thôi, Lo chi chuyện trời sập, Kệ mẹ nó nói mãi cũng thế, Ai có thân người ấy lo, Việc quan đâu đến đàn bà trẻ con, Ôi dào bới ra ma quét nhà ra rác, Số nó giàu có cho nó giàu, nhà mình bạc phúc còn kêu ai, Chết ngay đâu mà phải sợ, Có phải nhịn bữa nào đâu mà kêu lắm thế, Cho ông làm quan cũng vậy thôi, Độc mồm độc miệng vừa phải còn để phúc đức về sau, Con gà tức nhau tiếng gáy làm gì, Của đi thay người, Của thiên trả địa, Rồi sẽ có quả báo nhãn tiền... Khi tất cả cách nói năng trên còn chưa tắt trên mồm người Việt thì tức là nền hành chính còn có vấn đề.

Đưa ngôn ngữ và văn hoá Việt đến gần hơn với bạn bè Đức và thế hệ con em người Việt Đưa ngôn ngữ và văn hoá Việt đến gần hơn với bạn bè Đức và thế hệ con em người Việt
Ngày 24/7 tại thủ đô Berlin của CHLB Đức, chị Ngô Thị Bích Thu, giảng viên ngôn ngữ tiếng Việt, cùng chồng là GS. TS. Martin Großheim đã giới thiệu 3 cuốn sách song ngữ Đức - Việt.
Viện Ngôn ngữ Nga dự định thành lập tổ bộ môn tiếng Nga tại Việt Nam Viện Ngôn ngữ Nga dự định thành lập tổ bộ môn tiếng Nga tại Việt Nam
Đây là dự án hứa hẹn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tiếng Nga tại Việt Nam.
Phan Cẩm Thượng
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

CNN: Phở bò là một trong 20 món súp ngon nhất thế giới

CNN: Phở bò là một trong 20 món súp ngon nhất thế giới

CNN đã bình chọn phở bò của Việt Nam trong top 20 món soup ngon hàng đầu thế giới.
Nhịp cầu ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Nhịp cầu ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Ngày 20/11, Câu lạc bộ Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh tại Hà Nội đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Nhịp cầu ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa” nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Gần 60 tay đua tranh tài tại Ngày hội đua vỏ lãi tỉnh Cà Mau mở rộng 2024

Gần 60 tay đua tranh tài tại Ngày hội đua vỏ lãi tỉnh Cà Mau mở rộng 2024

Ngày 21/11, tại Cụm Tượng đài chuyến tàu tập kết ra Bắc (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp UBND huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi tỉnh Cà Mau mở rộng năm 2024 gắn với hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
Cà Mau: Kết nối giao thương, chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy phát triển du lịch tại địa phương

Cà Mau: Kết nối giao thương, chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy phát triển du lịch tại địa phương

Ngày 20//11, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC) phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức Hội nghị kết nối giao thương, họp mặt doanh nghiệp du lịch kết hợp Talkshow chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch hiệu quả trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2024.

Đọc nhiều

Mở rộng cơ hội hợp tác, kinh doanh cho doanh nghiệp Việt tại Hoa Kỳ

Mở rộng cơ hội hợp tác, kinh doanh cho doanh nghiệp Việt tại Hoa Kỳ

Ngày 21/11, tại TP Cần Thơ, Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ phối hợp Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ”.
World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

“Trong nỗ lực xây dựng môi trường mạng an toàn, hiệu quả cho trẻ em, World Vision International tại Việt Nam luôn tập trung vào phương pháp tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm. World Vision đặc biệt chú trọng chương trình giáo dục kỹ năng số toàn diện để trẻ em có thể vừa biết cách tự bảo vệ mình, vừa có thể sử dụng internet sáng tạo. Đồng thời tự ý thức vai trò chủ động của mình trong việc xây dựng môi trường internet an toàn, hiệu quả”.
Giao lưu nhân dân: Nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ

Giao lưu nhân dân: Nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ

Ngày 21/11, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ (17/11/1954 - 17/11/2024).
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc: Doanh nghiệp sẽ phát triển nếu các điểm nghẽn thể chế được tháo gỡ

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc: Doanh nghiệp sẽ phát triển nếu các điểm nghẽn thể chế được tháo gỡ

Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV hiện đang xem xét những dự luật quan trọng về kinh tế, tác động trực tiếp đến cộng đồng doanh nghiệp. Chính vì vậy, dư luận hiện đang rất hy vọng vào sự thay đổi này, để từ đó có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn về thể chế như Tổng Bí thư Tô Lâm nêu lên. Thời Đại đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc, Tư lệnh Binh đoàn 12, Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn về nội dung trên.
Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Từ ngày 21-22/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan (Lào) tiến hành tuần tra song phương đoạn biên giới Việt Nam - Lào, từ mốc quốc giới 634 đến mốc quốc giới 637.
Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Ngày 21/11, Tàu 467 Vùng 4 Hải quân đã cứu nạn thành công tàu cá Bình Định bị hỏng máy tại khu vực đảo Phú Quý.
Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển phù hợp với UNCLOS 1982; đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982.
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
video tay ninh bao ton phat huy nghe thuat trinh dien dan gian dan toc khmer gan voi phat trien du lich
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết hôm nay (23/11): Hà Nội trời rét, ngày nắng hanh

Thời tiết hôm nay (23/11): Hà Nội trời rét, ngày nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 23/11 khu vực Bắc Bộ tiếp tục hạ nhiệt, vùng núi có nơi xuống dưới 15 độ. Trời rét về đêm và sáng sớm, ban ngày nắng hanh.
Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở và được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết hôm nay (20/11), không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu, vùng núi có nơi dưới 17 độ. Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ mưa to. Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 34 độ.
Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo ngày 19/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vài nơi. Đêm và sáng sớm trời lạnh.
Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Ngày 18/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng tới Bắc Bộ, Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông vài nơi.
2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

Biển Đông liên tiếp đón 2 cơn bão số 7 (bão Yinxing) và số 8 (bão Toraji). Đáng chú ý, đã có những thời điểm 2 cơn bão này hoạt động cùng lúc trên Biển Đông, gây ra hiện tượng bão đôi.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động