
Mô hình tái chế nước thải của Israel có thể ứng dụng tại Việt Nam
Đây là phát biểu của Đại sứ, Đặc phái viên về Biến đổi khí hậu và bền vững của Israel Gideon Behar khi trao đổi bên lề Diễn đàn kinh tế TP.HCM về vấn đề quản lý nguồn nước của Việt Nam và mô hình tiết kiệm nước của Israel.
Là quốc gia có nguồn nước hạn chế và người dân phải trả tiền để mua các loại nước với giá bằng nhau, Israel có cơ sở hạ tầng sản xuất nước bảo đảm và không bị thất thoát quá nhiều. Chỉ khoảng 3% lượng nước ở Israel bị thất thoát. Đây là con số kỷ lục thế giới.
![]() |
Nhà máy Shafdan xử lý nước thải từ Tel Aviv để biến thành nước phục vụ nông nghiệp ở miền nam Israel. (Ảnh: Mekorot) |
Đại sứ Gideon Behar cho biết, mô hình quản lý nước của Israel dựa trên trạm xử lý bốn chiều. Trạm đầu tiên là khu vực khử muối. Israel khử 70% lượng muối trong nguồn nước uống lấy từ biển. Sau khi khử muối, nước được chuyển tới các thành phố và trộn với nước khoáng, nước ngầm nhằm cải thiện chất lượng và cuối cùng, sẽ được người dân sử dụng.
Đặc biệt, Israel tái chế nước sau khi sử dụng. Quốc gia này hiện xử lý và tinh lọc 95% tổng lượng nước thải. Lượng nước tái chế này được dùng để tưới tiêu nông nghiệp. Nước thải được tinh lọc với tiêu chuẩn rất cao cùng quy định nghiêm ngặt và hệ thống đường ống chặt chẽ.
"Việt Nam có thể ứng dụng mô hình tái chế nước thải của Israel. Việc xử lý và tái chế nước thải rất quan trọng. Chúng ta không nên đổ nước thải ra môi trường tự nhiên, sông suối, ao hồ hay biển. Nước thải không phải là rác, Israel coi nước thải như nguồn tài nguyên! Vì vậy, nó có thể sử dụng để phục vụ lợi ích cho con người", Đại sứ Gideon Behar nói.
Bên cạnh đó, để giảm thất thoát nước, ông khuyến nghị Việt Nam có thể giảm áp lực nước vào đêm khuya, khi người dân không sử dụng nước nhiều. Việt Nam cũng có thể áp dụng hệ thống và phương pháp để phát hiện thất thoát nước. Đơn cử như lắp đặt cảm biến trong đường ống, hoặc dùng vệ tinh, máy bay không người lái để phát hiện rò rỉ và thất thoát nước của hệ thống.
Ngoài ra, trồng lúa bằng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel cũng là gợi ý cho Việt Nam. Phương pháp trồng lúa bằng công nghệ tưới nhỏ giọt giúp Việt Nam tiết kiệm một lượng lớn nước, đồng thời hỗ trợ Việt Nam giảm phát thải khí methane khi trồng lúa, từ đó, giúp đất nước đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Israel là quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến nhất thế giới, mặc dù hơn 60% diện tích nước này là sa mạc và chỉ khoảng 20% là diện tích mặt nước. Không chỉ cung cấp đầy đủ cây trái và rau củ cho thị trường trong nước và xuất khẩu, Israel còn chia sẻ nguồn nước cho các quốc gia láng giềng, chuyển giao công nghệ nước cho khoảng 150 quốc gia và đào tạo các chuyên gia về nước cho hơn 100 quốc gia trên thế giới. Báo Thế giới và Việt Nam dẫn lời Đại sứ Gideon Behar cho biết: Đại sứ quán Israel tại Việt Nam đã tổ chức nhiều hội thảo trực tiếp và trực tuyến cho doanh nghiệp hai nước để học hỏi lẫn nhau và ứng dụng công nghệ Israel tại Việt Nam. Hiện tại, có nhiều công ty Israel làm việc ở Việt Nam và chuyển giao bí quyết, công nghệ. Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Israel (MASHAV) cũng hoạt động rất tích cực ở Việt Nam. Trong khi đó, có nhiều chuyên gia Việt Nam đã tới Israel để đào tạo hoặc tham quan thực địa nhằm xem xét lợi ích mà mô hình nước của Israel đem lại. Việt Nam và Israel đã thông qua Hiệp định thương mại tự do (VIFTA), tạo điều kiện cho Israel đầu tư vào Việt Nam và đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, kinh doanh và thương mại giữa hai nước. |
Tin cùng chủ đề: 30 năm hữu nghị Việt Nam - Israel
Tin bài liên quan

Việt Nam ứng dụng công nghệ thoát hạn của Israel
Các tin bài khác

Mỗi ngày là một bản giao hưởng sống thượng lưu tại The Royce

VinFast mở rộng mạng lưới dịch vụ tại Indonesia thông qua hợp tác với PT Oto Klix Indonesia

Lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới vượt 3.200 USD

Thị trường tiếp tục có phiên hồi phục hơn 50 điểm
Đọc nhiều

Hậu phương quốc tế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp thăm Việt Nam

Thanh niên Việt - Trung gặp gỡ, chia sẻ lý tưởng và kinh nghiệm phát triển

Quyết định hoãn áp thuế là “nghệ thuật đàm phán” của ông Trump?
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Quân y Việt - Trung khám, chữa bệnh cho người dân biên giới hai nước

Sĩ quan, cán bộ trẻ Việt - Trung cùng xây dựng biên giới hòa bình, ổn định

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 diễn ra từ ngày 16 - 17/4
Multimedia

[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025

[Infographic] 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành năm 2025

[Infographics] Lừa đảo làm cộng tác viên chốt đơn hàng online

4 nội dung và 3 mục tiêu chính của Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030

11 nước có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam
