Trang chủ Hữu nghị
16:38 | 07/05/2019 GMT+7

“Mặt trận thứ hai là ở ngay trong lòng nước Mỹ!”

aa
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Mặt trận thứ nhất chống đế quốc Mỹ là ở Việt Nam, mặt trận thứ hai là ở ngay trong lòng nước Mỹ”. Một trong những lực lượng trong phong trào này phải kể đến là những người lính và các cựu chiến binh (CCB) Mỹ lúc bấy giờ.
Đại sứ Mỹ chia buồn nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh từ trần Mỹ và Việt Nam khởi động dự án xử lý dioxin tại Sân bay Biên Hòa Việt - Mỹ hợp tác hỗ trợ người khuyết tật ở 7 tỉnh mục tiêu tại Việt Nam
mat tran thu hai la o ngay trong long nuoc my

Ngày 12/10/1968, tại Vịnh San Francisco, bà Susan Schnall đội mũ và mặc quân phục y tá hải quân dẫn đầu một cuộc diễu hành phản chiến vì hòa bình. Ảnh tư liệu

Xuất bản các tờ báo phản chiến

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, một trong những hình thức đấu tranh đầu tiên của những người lính và CCB Mỹ là cho xuất bản các tờ báo phản chiến. Theo thống kê từ năm 1968 đến năm 1972, đã có hơn 300 tờ báo phản chiến ra đời ở Mỹ. Những tờ báo này đã thay cho lời nói của hàng trăm nghìn binh sĩ phản đối chiến tranh, phản đối những bất công và phân biệt trong quân đội Mỹ với nhiều nội dung và hình thức khác nhau. Tờ FTA với nhiều hình ảnh biếm họa, đả kích bộ máy chỉ huy của quân đội Mỹ. Tờ The Ally đăng tải các tin tức về cuộc chiến và phong trào phản chiến cũng như các lá thư phản chiến của lính Mỹ được trực tiếp gửi về từ chiến trường Việt Nam. Tờ Rage do những lính thủy đánh bộ xuất bản đến giữa năm 1974 với tổng cộng 18 số báo.

Các tờ báo đã được phân phát sâu rộng trong hàng ngũ binh lính không chỉ ở Mỹ, ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Nhờ đó, binh lính Mỹ đóng tại khắp nơi trên thế giới có thể tiếp xúc được với các thông điệp chống chiến tranh và từ đó có những hành động phản kháng một cách thống nhất và mạnh mẽ hơn. Khi tham gia vào hoạt động xuất bản các tờ báo phản chiến, những người lính và các CCB Mỹ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm. Điển hình như trường hợp của binh sĩ Andy Stapp-chủ bút của tờ báo The Bond đã bị buộc tội phản quốc, kháng quân lệnh và không trung thành, phải giải ngũ sớm.

Lập các quán cà phê phản chiến

mat tran thu hai la o ngay trong long nuoc my

Bà Susan Schnall (bên trái) trao tặng chiếc mũ hải quân từng sử dụng trong sự kiện ngày 12/10/1968 cho Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, tại New York năm 2018

Một hình thức phản chiến khác của những người lính và CCB Mỹ là thành lập các quán cà phê phản chiến, với mục đích để các binh sĩ có địa điểm, không gian hội họp, sinh hoạt văn hóa và xuất bản các tờ báo phản chiến. Tính đến năm 1971, có khoảng 32 quán cà phê phản chiến và trung tâm hỗ trợ họ trên khắp nước Mỹ. Trong đó, quán cà phê The UFO là quán đầu tiên được mở cửa vào tháng 1/1968 bởi binh sĩ Fred Gardner, nằm gần Fort Jackson-cơ sở huấn luyện cơ bản lớn nhất của quân đội Mỹ. The UFO đã thu hút hàng trăm binh lính tham gia và truyền cảm hứng cho sự lan rộng của nhiều quán cà phê phản chiến khác trên khắp nước Mỹ.

Bà Jane Fonda - nữ diễn viên Mỹ nổi tiếng đi tiên phong trong phong trào phản chiến là người thường xuyên có mặt tại các quán cà phê phản chiến để lắng nghe những câu chuyện của các binh sĩ. Trong hoạt động thành lập các quán cà phê phản chiến, nhiều quán cà phê đã bị ép phải đóng cửa và nếu họ không chấp hành có thể sẽ bị đánh bom như quán cà phê Fort Dix ở New Jersey.

Nhiều lính Mỹ đã dũng cảm phản chiến bằng hình thức công khai ký tên vào các tuyên bố kêu gọi phản chiến. Trong đó, tuyên bố quan trọng nhất là tuyên bố có chữ ký của 1.366 lính Mỹ tại ngũ được đăng trên tờ The New York Times ngày 9/11/1969, kêu gọi độc giả tham gia vào buổi tuần hành ở Washington đòi đình chiến. Tuyên bố này đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người, hàng trăm ngàn người đã xuống đường để tham gia vào cuộc tuần hành một tuần sau đó.

mat tran thu hai la o ngay trong long nuoc my

Đối thoại "Ghi nhớ quá khứ và xây dựng tương lai” tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh ngày 20/3/2018

Tổ chức các cuộc diễu hành và biểu tình

Phong trào phản chiến của những người lính và CCB Mỹ không chỉ dừng lại ở những hoạt động mang tính chất kêu gọi, mà họ đã tiến hành nhiều hoạt động cụ thể hơn như tổ chức các cuộc diễu hành và biểu tình. Đặc biệt, từ đầu năm 1968, binh sĩ và các CCB Mỹ đã trở thành lực lượng đi đầu trong mọi cuộc biểu tình lớn trên khắp nước Mỹ. Nữ y tá hải quân Susan Schnall là người dẫn đầu cuộc diễu hành tại San Francisco vào ngày 12/10/1968. Cũng trong ngày này, bà đã gây ra một sự kiện chấn động dư luận Mỹ lúc bấy giờ, đó là cùng một người bạn là phi công thuê một chiếc máy bay trực thăng, trên đó có chất nhiều truyền đơn phản chiến. Từ trên máy bay, bà đã rải truyền đơn xuống các căn cứ quân sự vùng Vịnh San Francisco, tàu sân bay USS Enterprise, và bệnh viện Hải quân Oak Knoll – nơi bà làm việc.

Cũng vì hành động đó, tháng 2/1969, bà bị tòa án binh kết án 6 tháng tù giam và sa thải khỏi quân đội. Hiện nay, bà Susan Schnall là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh vì hòa bình (VFP) thành phố New York; đồng thời là đồng điều phối viên của Chương trình vận động cứu trợ nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam; thành viên của Hội Cựu chiến binh Việt Nam chống chiến tranh (VVAW).

Một trong những cuộc biểu tình nổi bật khác là cuộc biểu tình của 800 CCB Mỹ thuộc Hội Cựu chiến binh Việt Nam chống chiến tranh vào ngày 23/4/1971 tại thủ đô Washington. Các CCB đã ném các huân chương lên bậc thềm của Tòa nhà Quốc hội nhằm phản đối cuộc chiến và công khai bày tỏ sự hổ thẹn khi được trao huân chương từ việc tham gia vào cuộc chiến mà họ cho là phi nghĩa.

mat tran thu hai la o ngay trong long nuoc my

Cuộc gặp gỡ giữa CCB vì hòa bình của Mỹ và CCB Việt Nam tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, tháng 3/2018

Từ chối tham chiến

Tinh thần chính nghĩa, phản đối chiến tranh của binh lính Mỹ còn thể hiện qua các hoạt động từ chối tham chiến, với biểu hiện đầu tiên là đào ngũ. Theo thống kê năm 1971, tỉ lệ đào ngũ và vắng mặt không phép đã lên đến 17% - mức cao nhất trong lịch sử quân đội Hoa Kỳ. Hàng vạn lính Mỹ và những người được gọi nhập ngũ đã đào ngũ sang Canada, Thuỵ Điển và nhiều quốc gia khác.

Trường hợp như ông Mike Wong, sau khi nghe sự thật về việc lính Mỹ giết phụ nữ và trẻ em trong vụ thảm sát Mỹ Lai, ông đã chọn đào ngũ sang Canada. Ông nói rằng đi Canada là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời ông, vì phải từ bỏ gia đình, đất nước, bạn bè, sống cuộc sống của một người lưu vong, một tên tội phạm bị FBI truy nã. Thế nhưng ông thà như thế còn hơn là đến Việt Nam tham chiến.

Những người lính Mỹ còn tại ngũ thì chọn hình thức đấu tranh là kháng lệnh điều động sang Việt Nam. Ba lính Mỹ đầu tiên kháng lệnh điều động sang Việt Nam tham chiến là nhóm Fort Hood Three gồm: JJ Johnson, Dennis Mora, David Samas. Nhóm này đã tổ chức họp báo vào ngày 30/6/1966 và tuyên bố “Chúng tôi sẽ không tham gia vào cuộc chiến phi nghĩa, vô nhân đạo và phi pháp này. Chúng tôi không muốn liên quan gì đến một cuộc chiến tranh diệt chủng”. Nhóm Fort Hood Three đã bị bắt bỏ tù 2 năm vì kháng lệnh.

Đối với lực lượng không quân và hải quân Hoa Kỳ, phải kể đến phong trào kháng lệnh mang tên “SOS” (Hãy cứu thủy thủ của chúng ta) vào năm 1971, khi hàng trăm binh sĩ đã tiến hành bỏ phiếu về việc từ chối sang Việt Nam để tham chiến.

Những binh sĩ đang trực tiếp tham chiến tại Việt Nam thì chọn hình thức đấu tranh là từ chối ra trận. Tháng 1/1965, Trung úy Richard Steinke trở thành quân nhân Mỹ đầu tiên từ chối ra trận sau khi đến Việt Nam. Trong khi đó, trang bìa tờ Daily News vào ngày 26/8/1969 đang tăng tải sự kiện về 60 lính Mỹ còn sống sót của một đại đội đã thẳng thừng từ chối tham gia một nhiệm vụ nguy hiểm-đánh dấu trường hợp bất tuân lệnh hàng loạt đầu tiên của lính Mỹ tại Việt Nam.

Những người lính Mỹ còn mạo hiểm, bất chấp rủi ro để lật tẩy sự dối trá và tội ác của Mỹ trong cuộc chiến tranh, nhờ đó đã giúp cho nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới biết được thực chất về cuộc chiến tranh phi nghĩa mà Mỹ đang tiến hành tại Việt Nam. Trong đó, phải kể đến hành động của Trung úy Donald W. Duncan-một lính “Mũ nồi xanh” được trao rất nhiều huân chương nhưng đã trở thành một trong những binh sĩ Mỹ đầu tiên công khai vạch trần tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Ông chỉ ra rằng: “Tất cả mọi thứ đều là dối trá. Chúng ta có bảo vệ tự do ở miền Nam Việt Nam đâu. Có tự do đâu mà bảo vệ. Lên tiếng phản đối chính quyền có nghĩa là sẽ bị tù hoặc chết… Chúng ta không mang dân chủ tới Việt Nam – mà là mang tư tưởng chống phá cách mạng”.

Phi công trực thăng Hugh Thompson đã hạ cánh nhiều lần giúp đỡ hơn 10 thường dân Việt Nam thoát khỏi vụ thảm sát Mỹ Lai năm 1968. Còn ông Robert P. Chenoweth – người đã bị bắt và giam giữ tại nhà tù Hỏa Lò vào năm 1968 thì nói: “Phần lớn các tù nhân chiến tranh ăn mừng ngày họ được phóng thích. Nhưng tôi lại ăn mừng ngày bị bắt… Đó là ngày tôi bắt đầu hiểu về một chủng tộc khác”. Và “Tôi biết rằng chẳng có hiểm nguy nào từ phía những người đang bắt giữ bọn tôi. Điều tôi lo lắng nhất là bọn tôi sẽ được đón tiếp như thế nào tại quê nhà khi được phóng thích”.

Nổi bật nhất trong hoạt động lật tẩy cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam chính là hoạt động tố cáo về tội ác của lính Mỹ trong thảm sát Mỹ Lai của CCB Ron Ridehour. Chính ông đã tập hợp và cung cấp các thông tin về vụ thảm sát Mỹ Lai cho nhà báo Seymour Hersh. Sau đó, nhà báo này đã tiếp tục dùng những hình ảnh của phóng viên Ronald Haeberle đã chụp được các bức ảnh về vụ thảm sát để minh họa cho bài tường thuật của mình. Nhờ vậy, vụ thảm sát Mỹ Lai đã được dư luận biết đến.

mat tran thu hai la o ngay trong long nuoc my

Ba người Mỹ từng tham gia phản chiến (nhân vật trong bài), từ trái qua: JJ Johnson, Susan Schnall, Mike Wong tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, tháng 3/2018

Làn sóng vì hòa bình vẫn tiếp tục

Cho đến nay, chiến tranh đã kết thúc 44 năm, nhưng làn sóng vì hòa bình của các CCB Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam vẫn tiếp tục qua những hoạt động nhân đạo và bù đắp những thiệt hại do cuộc chiến của Mỹ gây ra ở Việt Nam. Họ đã cùng chung tay với Việt Nam trong công cuộc tìm kiếm binh sĩ mất tích, rà phá bom đạn chưa nổ, hỗ trợ các nạn nhân chất độc da cam…

Một cuộc triển lãm về những người lính và CCB Mỹ phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ ở Việt Nam đã được Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Cựu chiến binh vì hòa bình (VFP) của Mỹ thực hiện vào tháng 3/2018 và sẽ được tiếp tục bổ sung trưng bày vào tháng 9/2019. Triển lãm trình bày các hình ảnh và tư liệu từ kho lưu trữ tư liệu báo chí của lính Mỹ của Hiệp hội Lịch sử Wisconsin (Wisconsin Historical Society) lần đầu tiên công bố ở Việt Nam. Qua đó, người dân Việt Nam và du khách quốc tế hiểu thêm về các hình thức đấu tranh, các hoạt động phản chiến của những người lính và CCB Mỹ phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.

Một cuộc đối thoại chủ đề "Ghi nhớ quá khứ và xây dựng tương lai” cũng đã được tổ chức tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh vào ngày 20/3/2018, với gần 100 CCB, cựu tù chính trị Việt Nam và CCB vì hòa bình Mỹ tham dự. Cuộc đối thoại không chỉ là tiếng nói của các nhân chứng lịch sử ở cả 2 phía, mà còn là cơ hội giao lưu, trao đổi văn hóa giữa các nhà hoạt động hòa bình tiến bộ; là sự xúc động, cảm thông của CCB và người dân hai nước gắn với hòa giải, hàn gắn, khắc phục hậu quả chiến tranh, góp phần thúc đẩy và phát triển quan hệ, hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam-Mỹ.

mat tran thu hai la o ngay trong long nuoc my Đại sứ Mỹ chia buồn nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh từ trần

TĐO - Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink nhấn mạnh, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã góp phần đưa tới mối quan ...

mat tran thu hai la o ngay trong long nuoc my Mỹ và Việt Nam khởi động dự án xử lý dioxin tại Sân bay Biên Hòa

TĐO - Dự án tẩy độc sân bay Biên Hòa là một trong những dự án quy mô nhất thế giới và các đơn vị ...

mat tran thu hai la o ngay trong long nuoc my Việt - Mỹ hợp tác hỗ trợ người khuyết tật ở 7 tỉnh mục tiêu tại Việt Nam

TĐO - Trong 5 năm tới, người khuyết tật ở Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Bình Định, Đồng Nai, Bình Phước và Tây Ninh ...

TS Trần Xuân Thảo - Giám đốc Bảo tàng Chứng tích chiến tranh
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ khẳng định Mỹ mong muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình trở thành một nền kinh tế dựa trên công nghệ cao, năng lượng sạch như lãnh đạo cấp cao đã đề ra.
Chuyên gia đánh giá tích cực triển vọng mở rộng hợp tác Việt-Mỹ trong tương lai

Chuyên gia đánh giá tích cực triển vọng mở rộng hợp tác Việt-Mỹ trong tương lai

Theo nhà nghiên cứu Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Stimson, hai nước Việt Nam và Mỹ còn có những lĩnh vực hợp tác khác như vấn đề sông Mekong và an ninh hàng hải.
Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump liên tiếp vấp phải sự phản đối từ tòa án Mỹ

Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump liên tiếp vấp phải sự phản đối từ tòa án Mỹ

Chính sách nhập cư của Tổng thống Donald Trump tiếp tục vấp phải rào cản pháp lý khi hàng chục thẩm phán liên bang trên khắp nước Mỹ ban hành các phán quyết bác bỏ những nỗ lực trục xuất quy mô lớn của chính quyền.

Các tin bài khác

Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Đại hội Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil được tổ chức ngay sau chuyến thăm chính thức Brazil và dự Hội nghị cấp cao các nước mới nổi (BRICS) của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 04-08/7. Đây là sự kiện quan trọng, nối tiếp các dấu mốc trong quan hệ hai nước: Việt Nam - Brazil ký thỏa thuận nâng cấp lên Đối tác chiến lược (11/2024); Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường và chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của Tổng thống Lula da Silva (tháng 3/2025).
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Bộ Ngoại giao trao đổi cơ chế phối hợp trong bối cảnh, tình hình mới

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Bộ Ngoại giao trao đổi cơ chế phối hợp trong bối cảnh, tình hình mới

Ngày 08/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị phối hợp công tác năm 2025. Hội nghị do Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ngô Lê Văn đồng chủ trì.
Thanh Hóa - World Vision rà soát chương trình viện trợ sau sáp nhập địa giới hành chính

Thanh Hóa - World Vision rà soát chương trình viện trợ sau sáp nhập địa giới hành chính

Ngày 07/7 tại Thanh Hóa, tổ chức World Vision International tại Việt Nam (WVIV) có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa nhằm đánh giá tiến độ triển khai các chương trình viện trợ, đồng thời trao đổi về định hướng hợp tác trong thời gian tới. Tại buổi làm việc, hai bên thảo luận về việc rà soát, điều chỉnh các chương trình, dự án cho phù hợp với địa bàn hành chính mới sau sáp nhập, bảo đảm duy trì hiệu quả và tính liên tục trong hoạt động hỗ trợ cộng đồng.
Trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam

Trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam

Ngày 07/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam Ali Akbar Nazari. Đây là phần thưởng nhằm ghi nhận những đóng góp tích cực của Đại sứ trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước.

Đọc nhiều

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau vừa phối hợp cùng Tổ chức WWF - Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các bên liên quan trong việc xây dựng ý tưởng cho dự án bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại tỉnh Cà Mau.
Lan tỏa Việt phục tại London (Vương quốc Anh)

Lan tỏa Việt phục tại London (Vương quốc Anh)

Sự kiện “Việt phục bộ hành London” vừa diễn ra giữa lòng thủ đô nước Anh, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách. Những bộ trang phục truyền thống từ áo viên lĩnh, giao lĩnh, áo tấc, nhật bình, ngũ thân, áo dài, áo yếm… đến các thiết kế cách tân hiện đại cùng nhau sải bước trên đường phố London.
Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ khẳng định Mỹ mong muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình trở thành một nền kinh tế dựa trên công nghệ cao, năng lượng sạch như lãnh đạo cấp cao đã đề ra.
Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Đại hội Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil được tổ chức ngay sau chuyến thăm chính thức Brazil và dự Hội nghị cấp cao các nước mới nổi (BRICS) của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 04-08/7. Đây là sự kiện quan trọng, nối tiếp các dấu mốc trong quan hệ hai nước: Việt Nam - Brazil ký thỏa thuận nâng cấp lên Đối tác chiến lược (11/2024); Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường và chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của Tổng thống Lula da Silva (tháng 3/2025).
Sôi động giao thương, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

Sôi động giao thương, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

6 tháng đầu năm nay, lượng khách xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn) tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Điều này phản ánh rõ nét nhu cầu giao thương, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đã tăng cao.
Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân giúp nhân dân chữa cháy rừng

Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân giúp nhân dân chữa cháy rừng

Vào lúc 17 giờ 00 phút ngày 8/7, cán bộ, chiến sĩ Trạm 535 thuộc Trung đoàn 351, Vùng 3 Hải quân đã phối hợp với các lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn xã Phú Trạch, tỉnh Quảng Trị đã khống chế hoàn toàn đám cháy rừng, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Prey Veng (Campuchia), Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khánh thành cặp cửa khẩu quốc tế Tân Nam (Tây Ninh, Việt Nam) - Meun Chey (Prey Veng, Campuchia) trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân giữa các tỉnh giáp biên hai nước.
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
infographic viet nam hoan thanh vai tro dong chu tich chuong trinh dong nam a searp giai doan 2022 2025
infographic sua phap lenh dan so vo chong tu quyet dinh so con va thoi gian sinh con
infographics quan he doi tac toan dien giua viet nam va hungary
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Hợp tác triển khai các chuyến bay thẳng giữa Hokkaido và Việt Nam

Hợp tác triển khai các chuyến bay thẳng giữa Hokkaido và Việt Nam

Chiều 9/7, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, ông Nakata Takahiro, Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Hokkaido cho biết: tỉnh Hokkaido, công ty Hokkaido Airlines và Tổng công ty Vietnam Airlines đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về triển khai các chuyến bay thẳng giữa Hokkaido và Việt Nam.
Trí tuệ nhân tạo Việt vào top 12 thế giới về nhận dạng văn bản

Trí tuệ nhân tạo Việt vào top 12 thế giới về nhận dạng văn bản

Mô hình CATI-VLM của Việt Nam xếp hạng Top 12 thế giới và số 1 Việt Nam tại cuộc thi RRC tháng 6/2025, nâng cao chuyển đổi số bằng AI.
Hỗ trợ khẩn cấp 450 hộ gia đình bị ảnh hưởng do đợt mưa lũ bất thường trong tháng 6/2025

Hỗ trợ khẩn cấp 450 hộ gia đình bị ảnh hưởng do đợt mưa lũ bất thường trong tháng 6/2025

Sáng nay 9/7, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Quảng Trị phối hợp với tổ chức Samaritan’s Purse (Hoa Kỳ), UBND xã Mỹ Thủy tổ chức trao quà hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại nặng do đợt mưa lũ bất thường xảy ra trung tuần tháng 6/2025.
Thời tiết hôm nay (08/7): Hà Nội mưa dông vào chiều tối và đêm

Thời tiết hôm nay (08/7): Hà Nội mưa dông vào chiều tối và đêm

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đưa ra thông tin dự báo thời tiết tại Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước ngày và đêm 08/7.
Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua (04/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 02 năm 2025.
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Phiên bản di động