Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
19:26 | 24/07/2017 GMT+7

Lực lượng hải quân khác thường nhất ở châu Á

aa
Theo nhà phân tích Kyle Mizokami, Hải quân Nhân dân Triều Tiên (KPN) được xem là một trong những lực lượng hải quân khác thường nhất tại châu Á.

Phải nhường ngân sách cho chương trình hạt nhân và tên lửa, các lực lượng thường quy của Bình Nhưỡng chỉ giành được chiếc ghế phía sau trên con đường đi tới giấc mơ tạo ra một loại ICBM mang đầu đạn hạt nhân, có thể vươn tới bất cứ đâu trên lãnh thổ Mỹ.

Hệ quả là, KPN trở thành một hạm đội lỗi thời, xiêu vẹo nhưng... một ngày nào đó có thể sớm sở hữu vũ khí hạt nhân.

Quy mô, cơ cấu tổ chức

Quân số của KPN khoảng 6.000 người, trong đó lính nghĩa vụ phục vụ với thời hạn từ 5-10 năm. Xét về quân thường trực thì KPN có quy mô nhỏ nhất trong 3 quân chủng, chỉ bằng 1/20 quy mô của Lục quân và 1/2 quy mô Không quân.

Về cơ cấu tổ chức, KPN có Bộ Tư lệnh Hải quân, 2 sở chỉ huy hạm đội, 16 phi đoàn, 2 lữ đoàn bắn tỉa hải quân và các đơn vị phòng thủ bờ biển được phân bổ ở cả 2 bên bờ biển. Ngoài ra, KPN còn có các trung tâm huấn luyện hải quân, cầu cảng, trung tâm hậu cần và cơ quan quản lý đóng tàu cho hạm đội.

Trang bị

KPN hiện vận hành từ 810-990 tàu hải quân mua từ Liên Xô, Trung Quốc hoặc đóng trong nước. Năm 2001, chuyên gia phân tích Joseph Bermudez ước tính có 360 tàu phân bổ cho Hạm đội phía Tây (hoạt động ở Hoàng Hải), 480 tàu cho Hạm đội phía Đông (phụ trách Biển Nhật Bản).

Tình trạng thiếu hụt ngân sách khiến nhiều tàu trong số này vẫn còn tiếp tục hoạt động cho đến tận ngày nay.

Do tính chất hoạt động của các sư đoàn Triều Tiên/Hàn Quốc, cũng như tầm hoạt động tương đối ngắn của các tàu hải quân trực thuộc KPN nên các tàu KPN hiếm khi di chuyển giữa hai bờ biển.

Chiếm số lượng đông đảo trong hạm đội của KPN là tàu pháo, với 80% có lượng giãn nước dưới 200 tấn. Những con tàu này trang bị súng máy hạng nặng và pháo hạng nhẹ.

Vũ khí lớn nhất trên tàu là pháo 85mm tháo từ các xe tăng T-34/85 đã lỗi thời. Một số tàu trang bị hệ thống rocket đa nhiệm 122mm nhưng chúng tỏ ra thiếu chính xác khi đối phó với các tàu của đối phương và có vẻ được dùng để hỗ trợ các hoạt động đổ bộ.

Một số tàu khác trang bị ngư lôi. Hệ thống điều khiển hỏa lực bị hạn chế khi chỉ có các thiết bị quang học "nguyên thủy", radar thô sơ, phụ thuộc vào radar dẫn đường. Kích cỡ của các tàu này lại quá nhỏ để có thể tạo ra mối đe dọa đáng kể đối với Hải quân Mỹ.

Như chuyên gia Bermudez viết, "phần lớn những con tàu này chỉ có thể hoạt động ở những vùng biển ôn hòa và trong phạm vi 50 hải lý từ bờ biển".

Thế nhưng, hạm đội tàu pháo lại là bộ phận hoạt động tích cực nhất trong KPN. Triều Tiên và Hàn Quốc đã xảy ra một số trận giao tranh dữ dội trên biển, trong đó có trận Yeonpyeong lần thứ nhất năm 1999, trận Yeonpyeong lần thứ hai năm 2002 và trận Daecheong năm 2009.

Mặc dù các tàu pháo Triều Tiên đã nhiều lần gây thiệt hại cho hải quân Hàn Quốc nhưng KPN lại là phía chịu nhiều thương vong hơn về tàu và nhân lực do các tàu của họ cũ hơn, hỏa lực yếu hơn.

Việc Triều Tiên không còn động thái khiêu khích nào trên biển phần nhiều là do các tàu hải quân Hàn Quốc giờ đã chiếm ưu thế tuyệt đối.

luc luong hai quan khac thuong nhat o chau a

Ông Kim Jong-un tới thị sát một tàu ngầm của Triều Tiên.

Một bộ phân đông đảo khác của KPN là tàu ngầm. Trong bản báo cáo năm 2015 về năng lực quân sự của Triều Tiên, Lầu Năm Góc cho biết KPN có 70 tàu ngầm đang hoạt động.

Bản báo cáo đa quốc gia năm 2010 ghi nhận sự kiện tàu hộ tống ROKS Cheonan của Hàn Quốc bị đánh chìm. "Thủ phạm" được cho là một tàu ngầm mini của Triều Tiên.

Theo bản báo cáo này, KPN vận hành 20 tàu ngầm lớp Romeo, 40 tàu ngầm lớp Sang-O ("Shark") và 10 tàu ngầm mini lớp Yono.

Một vài tàu ngầm Sang-O được thiết kế để hỗ trợ người nhái trong các hoạt động bí mật, số còn lại được thiết kế để bảo vệ bờ biển Triều Tiên và quấy rối các tàu thuyền ra vào các cảng biển Hàn Quốc trong thời chiến.

Tuy nhiên, tàu ngầm quan trọng nhất của Triều Tiên là tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Gorae ("Whale"). Hình ảnh vệ tinh lần đầu tiên ghi nhận sự tồn tại của mẫu tàu ngầm này vào năm 2014. Theo đó, tàu ngầm lớp Gorae có vẻ được phát triển dựa trên tàu ngầm lớp Yono.

luc luong hai quan khac thuong nhat o chau a

Một hình ảnh vệ tinh khác chụp tàu ngầm lớp Gorae năm 2016.

Website các vấn đề hải quân Covert Shores ước tính tàu Gorae có lượng giãn nước đầy tải 1.650 tấn, dài 65m, thủy thủ đoàn từ 70-80 người. Trên tàu Gorae có 1 ống phóng tên lửa đạn đạo, dùng để triển khai tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Pukguksong-1 (KN-11).

KN-11 ước tính có tầm bắn từ 970 - 1.500km và gần như chắc chắn sẽ mang theo đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ.

Bên cạnh đó, Triều Tiên vẫn duy trì một lực lượng đổ bộ quy mô nhỏ để triển khai 2 lữ đoàn bắn tỉa của KPN- lữ đoàn 29 và 291.

KPN có khoảng 100 tàu đổ bộ lớp Nampo, được thiết kế dựa trên tàu phóng lôi P-6 của Liên Xô, có thể di chuyển với tốc độ 40 hải lý. Bên cạnh đó, họ còn có 130 tàu đổ bộ đệm khí lớp Kongbang.

Mặc dù lực lượng của KPN có số lượng đông đảo nhưng vẫn chưa đủ khả năng hoạt động bên ngoài bán đảo Triều Tiên.

Trong những năm gần đây, KPN đã tiếp nhận một số tàu chiến mới. Năm 2014 ghi nhận sự xuất hiện của 2 khinh hạm trực thăng - tàu chiến lớn nhất từng được chế tạo cho Hải quân Triều Tiên trong 1/4 thế kỷ qua.

Chuyên gia Joseph Bermudez trên website 38North cho rằng con tàu này chỉ được trang bị lượng vũ khí khiêm tốn và có thêm rocket chống ngầm, nhưng website Covert Shores cho rằng vũ khí trên tàu có khả năng sẽ bao gồm: 1 pháo 76mm và tới 8 tên lửa chống tàu Kumsong-3 - bản sao của Kh-35.

luc luong hai quan khac thuong nhat o chau a

Hình ảnh được cho là tên lửa Kumsong-3 của Triều Tiên

Với tốc độ cận âm và khả năng bay sát mặt biển như tên lửa Exocet (Pháp) và Harpoon (Mỹ), tên lửa hành trình chống tàu của Triều Tiên cực kỳ nguy hiểm, không chỉ với các tàu Hàn Quốc, mà còn với hạm đội tàu mặt nước của Mỹ.

Ngoài các khinh hạm hạng nhẹ, Triều Tiên có vẻ đã chế tạo một số (không xác định) tàu 2 thân tốc độ cao, có lượng giãn nước 200 tấn. Chúng được Bộ Quốc phòng Mỹ định danh là lớp Nongo, có 2 phiên bản tàng hình và không tàng hình.

Cả 2 phiên bản đều mang theo tên lửa chống tàu Kumsong-3, 1 pháo hạm 76mm (có vẻ được nhập khẩu từ Iran) và các tên lửa phòng không vác vai.

Bên cạnh đó, Triều Tiên đã chế tạo một mẫu tàu cao tốc mới có tên "Very Slender Vessel" (VSV), có khả năng xuyên sóng tốc độ cao. Chúng có thể được triển khai như phương tiện xâm nhập chống lại Hàn Quốc hoặc tác chiến mặt nước.

Cuối cùng phải kể đến số lượng đáng kể các hệ thống phòng thủ được Triều Tiên bố trí xung quanh cả 2 bên bờ biển. Phần lớn là pháo 76mm thế hệ cũ nhưng trong năm 2017 đã xuất hiện thêm một số hệ thống phòng thủ mới sơn màu ngụy trang xanh hải quân, ống phóng của chúng có thể triển khai tên lửa Kumsong-3.

Đây không chỉ là dấu hiệu cho thấy các đơn vị phòng thủ bờ biển của Triều Tiên được tăng cường tầm bắn và hỏa lực mà còn cho thấy Bình Nhưỡng có khả năng sản xuất tên lửa với số lượng lớn và họ đã thông qua bên thứ 3 mua được một số tên lửa có nguồn gốc từ Nga.

Hiện Bình Nhưỡng đang tìm cách nâng cấp lực lượng hải quân, có khả năng sẽ trở thành lực lượng chống tiếp cận với quy mô vừa phải tại các vùng biển xung quanh Triều Tiên.

QS

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Du lịch Đài Loan: Thủ tục xin visa

Du lịch Đài Loan: Thủ tục xin visa

Xin visa Đài Loan trước khi khởi hành đến quốc gia này là điều kiện bắt buộc đối với công dân Việt Nam. Bạn phải hết sức lưu ý chuẩn bị đủ các giấy tờ và biểu hiện của mình trong quá trình xin visa du lịch Đài Loan.
Làm hộ chiếu online năm 2025 bao lâu thì có kết quả?

Làm hộ chiếu online năm 2025 bao lâu thì có kết quả?

Sau khi hoàn thành đăng ký hộ chiếu online trên các cổng Dịch vụ công quốc gia và Dịch vụ công Bộ Công an, sau bao lâu thì có kết quả?
Hướng dẫn chi tiết cách làm hộ chiếu online năm 2025

Hướng dẫn chi tiết cách làm hộ chiếu online năm 2025

Hộ chiếu online là gì? Tại sao cần làm hộ chiếu online? Hướng dẫn chi tiết cách làm hộ chiếu online năm 2025 trên cổng Dịch vụ công Bộ Công an.
Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay ngày 18/4/2025

Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay ngày 18/4/2025

Con số may mắn hôm nay 18/4/2025 cho 12 cung hoàng đạo mang lại nhiều may mắn tài lộc. Khám phá chi tiết tử vi của từng cung để chuẩn bị tốt nhất cho những cơ hội và thách thức sắp tới.

Đọc nhiều

Bộ Chính trị quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Bộ Chính trị quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ngày 14/4/2025, Bộ Chính trị khóa XIII đã ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW về việc tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Trong đó, tại Phụ lục 2 kèm theo chỉ thị này quy định cụ thể về độ tuổi đối với cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 15/4, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (Hà Nội) đã diễn ra chương trình “Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc”. Tổng Bí thư Tô Lâm; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình dự và phát biểu tại Gặp gỡ.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc

Chiều 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ngay sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành hội đàm với đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
[Ảnh] Lãnh đạo Việt Nam - Trung Quốc dự Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

[Ảnh] Lãnh đạo Việt Nam - Trung Quốc dự Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

Sáng 15/4 tại Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên đã tổ chức các hoạt động "Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc", Lễ khởi động "Hành trình đỏ nghiên cứu, học tập của thanh niên", Lễ khởi động “Hành trình hợp tác Đường sắt Việt Nam - Trung Quốc” và Triển lãm ảnh "75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc".
Hải quân Việt Nam - Trung Quốc tuần tra liên hợp trên vịnh Bắc Bộ

Hải quân Việt Nam - Trung Quốc tuần tra liên hợp trên vịnh Bắc Bộ

Sáng 16/4, Biên đội Tàu 015-Trần Hưng Đạo và Tàu 016-Quang Trung (Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân) cùng đoàn công tác Hải quân Việt Nam đã rời Quân cảng Bắc Hải (Trung Quốc), tham gia tuần tra liên hợp lần thứ 38 trên vịnh Bắc Bộ với Hải quân Trung Quốc.
[Ảnh] Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang tô son cột mốc biên giới Việt - Trung

[Ảnh] Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang tô son cột mốc biên giới Việt - Trung

Sáng 16/4, tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn), Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã thực hiện nghi thức tô son cột mốc biên giới trước khi dẫn đầu đoàn đại biểu sang Trung Quốc tham dự Chương trình Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9.
Nhiều công trình thiết thực hỗ trợ bà con biên giới Thành phố Huế

Nhiều công trình thiết thực hỗ trợ bà con biên giới Thành phố Huế

Ngày 14/4, tại xã Quảng Nhâm (huyện A Lưới, Thành phố Huế), Ban Thanh niên Công an Thành phố Huế phối hợp với Đoàn Thanh niên Cục Đối ngoại (Bộ Công an) và các đơn vị liên quan khởi công xây dựng căn nhà nhân ái, khánh thành công trình “Thắp sáng bước chân em - Đường cờ Tổ quốc” và công trình “Camera an ninh”, góp phần nâng cao đời sống và bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ
Phiên bản di động