Luật Cảnh sát biển: Tiền đề cho hoạt động phòng chống buôn lậu trên biển
Cảnh sát biển thực thi luật, ngăn chặn xử lý hành vi vi phạm trên biển Theo Điều 13 của Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018, Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát người, tàu thuyền, hàng hóa, hành lý,… nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trên biển. |
Luật Cảnh sát biển Việt Nam góp phần bảo vệ biển đảo của Tổ quốc Mới đây, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tập huấn toàn quốc Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tuyến với hơn 70 điểm cầu trong cả nước. |
Với bờ biển dài hơn 3.260 km, hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa rộng lớn, biển đảo đã mang lại nguồn lợi đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế nước ta. Song, cùng với hoạt động ngày càng nhộn nhịp của các ngành kinh tế biển là sự gia tăng tình hình vi phạm, tội phạm trên biển. Trước diễn biến đó, đặc biệt từ khi Luật Cảnh sát biển Việt Nam có hiệu lực thi hành, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã tăng cường duy trì sự hiện diện và thực thi pháp luật trên biển hiệu quả, phòng chống buôn lậu gian lận thương mại, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh, trật tự, an toàn cho các vùng biển đảo của Tổ quốc.
Về các hoạt động gian lận thương mại trên biển, lực lượng Cảnh sát biển cho biết hầu hết các đối tượng khi vận chuyển hàng hóa thường không mang theo hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa. Khi bị lực lượng chức năng kiểm tra, các đối tượng tìm đủ mọi cách để đối phó như hợp thức hóa chứng từ, hóa đơn hoặc chuẩn bị sẵn lời khai, hồ sơ tài liệu của lô hàng để hợp thức hóa lô hàng.
Đặc biệt, lợi dụng sự phát triển khoa học kỹ thuật, nhiều đối tượng tội phạm đã lắp đặt những thiết bị hiện đại trên tàu để xác định phương tiện của lực lượng chức năng đến khu vực giao nhận hàng.
Ngoài ra, để đánh lạc hướng điều tra của lực lượng chức năng, các tàu vi phạm thường neo đậu ở vùng biển giáp ranh đường phân định rồi lợi dụng đêm tối chuyển tải hàng hóa sang các tàu nhỏ; thay đổi tên và số hiệu phương tiện, tuyến hành trình, cho phương tiện chạy lòng vòng trên biển khi không có nghi vấn mới nhanh chóng vận chuyển qua khu vực sang mạn cho các tàu cá...
Trước những phức tạp đó, Cảnh sát biển Việt Nam đã huy động lực lượng, phương tiện, triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nghiệp vụ, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, góp phần giữ vững an ninh trật tự trên vùng biển Tổ quốc.
Cảnh sát biển xử lý gian lận thương mại |
Nhằm ngăn chặn, xử lý tình trạng vận chuyển trái phép mặt hàng xăng dầu trên vùng biển có chiều hướng gia tăng, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đã triển khai nhiều giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt tại các khu vực biển giáp ranh với các nước Thái Lan, Campuchia.
Từ đầu năm 2021 đến nay, đơn vị đã tiến hành kiểm tra, tiếp nhận, xử lý 74 vụ với 77 lượt tàu trong nước, lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 71 vụ với 72 lượt tàu, với số tiền xử phạt vi phạm hành chính gần 1,5 tỷ đồng, tịch thu gần 1,5 triệu lít dầu DO, bán phát mãi tài sản tịch thu nộp ngân sách nhà nước hơn 15 tỷ đồng. Riêng trong tháng 6 thực hiện Tháng hành động cao điểm về phòng, chống tội phạm vi phạm pháp luật, đơn vị đã phát hiện, kiểm tra và bắt giữ 3 tàu vận chuyển trái phép với khoảng 200 nghìn lít dầu DO không hóa đơn, chứng từ.
Cùng thời điểm này, tại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1, đơn vị đã tiến hành kiểm tra, kiểm soát, xử phạt 37 tàu thuyền với tổng số tiền xử phạt hơn 48,7 triệu đồng; tích cực đẩy mạnh việc chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định; đã tuyên truyền, kiểm tra 33 tàu cá Việt Nam, xử phạt
5 tàu với số tiền trên 6 triệu đồng. Lực lượng thực thi pháp luật Bộ Tư lệnh Vùng đã điều tra, xác minh, đề xuất xử lý 4 vụ/4 tàu, xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền hơn 215 triệu đồng; tịch thu gần 50 nghìn lít dầu DO, 380 tấn than cám vi phạm. Số tang vật tịch thu được, đơn vị đã phối hợp với cơ quan chức năng bán thanh lý hàng hóa được gần 800 triệu đồng sung công quỹ.
Thiếu tướng Trần Văn Nam, Phó Tư lệnh pháp luật Cảnh sát biển Việt Nam cho biết, thời gian qua, lực lượng Cảnh sát biển đã tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát ở các vùng biển trọng điểm; thực hiện đồng bộ các giải pháp để phối hợp có hiệu quả với lực lượng chức năng trong phòng, chống tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép trên biển.
Để thực hiện Luật Cảnh sát biển một cách hiệu quả, cảnh sát biển Việt Nam thường xuyên tổ chức tuyên truyền các chính sách pháp luật, đặc biệt là quy định tại Luật Cảnh sát biển Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật cho ngư dân để ngư dân không tham gia, bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật. Từ đó, giúp người dân thêm hiểu biết về công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật trên các vùng biển đảo, sẵn sàng chung sức, chung lòng cùng với lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn cho các vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Theo Thiếu tướng Trần Văn Nam, trên hướng biển, lực lượng Cảnh sát biển đã nhận được sự chỉ đạo rất sát sao của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Các cơ quan chuyên môn đã tập trung làm tốt nghiệp vụ cơ bản, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Cảnh sát biển là tuần tra, kiểm soát, thực thi pháp luật trên biển; đấu tranh phòng, chống tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật gắn với việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Cảnh sát biển đã triệt phá, bắt giữ các đối tượng phạm tội, tổ chức tội phạm quốc tế trên đường biển như cướp biển, tội phạm về ma túy, tội phạm về buôn lậu, gian lận thương mại.
Đưa Luật Cảnh sát biển Việt Nam vào cuộc sống Luật Cảnh sát biển Việt Nam gồm 8 Chương, 41 Điều được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 6, ngày 19/11/2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019. Đưa Luật Cảnh sát biển Việt Nam vào cuộc sống là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của cán bộ, Cảnh sát biển Việt Nam. |
Luật Cảnh sát biển Việt nam quy định về tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của CSBVN Bạn đọc hỏi: Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018 quy định Cảnh sát biển Việt Nam được tuần tra, kiểm tra, kiểm soát như thế nào? |