Liên hợp quốc kêu gọi ngăn chặn, xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc
Liên hợp quốc kêu gọi các nước thông qua hiệp ước bảo vệ biển quốc tế Tổng thư ký Guterres nhấn mạnh nếu Liên hợp quốc thông qua một thỏa thuận “mạnh mẽ,” thế giới có thể đạt được bước tiến quan trọng và nâng cao “sức khỏe” của các đại dương cho thế hệ tiếp theo. |
Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi nỗ lực bảo vệ thiên nhiên hoang dã Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ), ông Antonio Guterres ngày 3/3 kêu gọi tăng cường nỗ lực bảo vệ thiên nhiên hoang dã. |
Phát biểu tại một sự kiện của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhân Ngày Quốc tế Xóa bỏ phân biệt chủng tộc (ngày 21/3), Tổng Thư ký Guterres nhấn mạnh vấn nạn này là một trong những yếu tố có sức tàn phá mạnh nhất, do gây chia rẽ xã hội và là nguyên nhân gây ra cái chết và sự đau khổ trên quy mô lớn trong suốt lịch sử.
Ngày nay, phân biệt chủng tộc cùng những tàn dư của chế độ nô lệ và chủ nghĩa thực dân tiếp tục hủy hoại cuộc sống, gạt các cộng đồng ra bên lề, hạn chế các cơ hội và ngăn cản việc phát huy tiềm năng của hàng tỷ người trên thế giới.
Trong bối cảnh tư tưởng bài ngoại, định kiến và các phát ngôn gây thù hận đang ngày càng gia tăng, đặc biệt trên các nền tảng xã hội, Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh sự cần thiết của việc ngăn chặn nạn phân biệt chủng tộc trong thời đại kỹ thuật số.
Ông nêu rõ: "Chúng ta phải hành động để giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc ở mọi nơi, mọi lúc, ngay khi phát sinh, kể cả thông qua các kênh pháp lý."
Ở thủ đô Paris, những người biểu tình đã tuần hành qua trung tâm thành phố mang theo nhiều biểu ngữ phản đối. Ảnh:AFP |
Cùng ngày, trong cuộc họp nhân Ngày Quốc tế Xóa bỏ phân biệt chủng tộc, Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc Csaba Korosi đã ví phân biệt chủng tộc như "một loại virus, có thể biến đổi và thích nghi trong những bối cảnh và thời điểm khác nhau" và hàng năm đều có một hình thức mới. Vấn nạn này và các phát ngôn kích động thù hận đang "bủa vây" xã hội từ nhiều hướng.
Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc kêu gọi các chính phủ và các tập đoàn công nghệ hợp tác nhằm kiểm soát các nền tảng ảo, ngăn chặn những hành vi truyền bá tư tưởng thù hận ở bất kỳ đâu và bằng bất kỳ ngôn ngữ nào. Ngoài ra, ông kêu gọi hướng tới một thế giới công bằng và bình đẳng thông qua giáo dục, đối thoại, hoạch định chính sách công bằng và quản trị tốt.
Trước đó, ngày 19/3 tại nhiều thành phố của Pháp đã diễn ra các cuộc tuần hành với sự tham gia của hàng nghìn người nhằm phản đối nạn phân biệt chủng tộc và các hành động bạo lực của cảnh sát.
Ở thủ đô Paris, những người biểu tình đã tuần hành qua trung tâm thành phố mang theo nhiều biểu ngữ phản đối. Một số người đã phát biểu tại cuộc tuần hành, kể những câu chuyện về các thành viên trong gia đình họ thiệt mạng do các hành động bạo lực của cảnh sát.
Theo các số liệu của Bộ Nội vụ Pháp, số người tham gia cuộc tuần hành này là 2.100 người. Ngoài Paris, tại Pháp còn diễn ra 11 cuộc tuần hành khác với sự tham gia của tổng cộng 1.400 người, trong đó các cuộc tuần hành ở 2 thành phố Bordeaux và Toulouse hay cuộc tuần hành ở thành phố Lyon.
Việt Nam góp ý kiến về an toàn không gian mạng tại Phiên họp lần thứ 4 Ủy ban đặc biệt của Liên hợp quốc Đoàn Việt Nam đã phát biểu ý kiến về một số nội dung dự thảo như phạm vi áp dụng, các tội phạm xâm phạm hệ thống công nghệ thông tin, lừa đảo sử dụng công nghệ thông tin và vấn đề trách nhiệm hình sự cá nhân. |
Cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi hành động tại COP28 Cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi nước chủ nhà của COP28 cân nhắc “hài hòa hóa” giữa việc thích nghi với những thiệt hại, tổn thất do biến đổi khí hậu gây ra. |