Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ đón bằng công nhận Di sản phi vật thể quốc gia
Lễ hội sầu riêng 2022: Cơ hội quảng bá nông sản Đắk Lắk Từ 1/9-3/9 tại Trung tâm thị trấn Phước An và một số xã trên địa bàn huyện Krông Pắc (Đắk Lắk), Lễ hội sầu riêng huyện Krông Pắc sẽ được tổ chức nhằm mục đích quảng bá hình ảnh quê hương, con người, tiềm năng đất đai, kinh tế huyện Krông Pắc đến với du khách trong và ngoài nước. |
Lễ Khai hạ - Cầu an tại lăng Lê Văn Duyệt đón bằng công nhận Di sản văn hóa quốc gia Sáng 25/8, UBND quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh và Ban quản lý lăng Lê Văn Duyệt đã tổ chức Lễ đón bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Lễ hội Khai hạ - Cầu an. |
Huyện Quảng Ninh nhận Bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ (Ảnh: Báo Nhân Dân). |
Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ là một nét đẹp trong đời sống văn hoá của người dân huyện Quảng Ninh. Lễ hội đã tồn tại hơn 500 năm và được khơi nguồn để cầu cho “mưa thuận, gió hoà, nhân dân yên bình, hạnh phúc”. Hằng năm, cứ đến dịp Quốc khánh 2/9, huyện mở hội đua thuyền gắn với mừng Tết Độc lập.
Đây là một trong những lễ hội lớn ở Quảng Ninh, nhằm bảo tồn giá trị, bản sắc văn hóa, thể thao truyền thống, nêu cao tinh thần đoàn kết gắn bó cộng đồng, tạo khí thế vui tươi, sôi nổi trong ngày Tết Độc lập.
Lễ hội năm nay có sự tham gia của 12 đội thuyền bơi nam và 9 đội đua nữ với gần 700 vận động viên đến từ các xã trong huyện Quảng Ninh. Các đội thuyền bơi nam đua tranh trên đường đua dài 14km, đội đua nữ 7km. Với sự reo hò, cổ vũ nhiệt tình của hàng chục nghìn người dân địa phương và du khách dọc theo sông Nhật Lệ, các đội thuyền bơi, đua của huyện Quảng Ninh đã thể hiện được sự đua tranh quyết liệt và giàu tinh thần thượng võ.
Trước đó, để chuẩn bị cho lễ hội, ngay từ đầu tháng 8, các xã, thị trấn tham gia đua thuyền đã tổ chức lễ phát mộc, đóng mới, tu sửa lại thuyền đua và hạ thủy để tập luyện. Huyện Quảng Ninh cũng chú trọng thực hiện phần lễ thông qua các hoạt động, như: Rước nước thiêng từ giếng Tiên trên đỉnh núi Thần Đinh; tổ chức lễ dâng hương tại Đền thờ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Đền tưởng niệm liệt sỹ Trường Sơn-Bến phà Long Đại và Đài tưởng niệm Di tích bến phà Quán Hàu… với tâm niệm cầu cho quốc thái dân an, cho lễ hội thành công tốt đẹp.
Lễ hội đua thuyền có sự tham gia của 12 đội thuyền đua nam và 9 đội thuyền đua nữ (Ảnh: Báo Quảng Bình). |
Trong dịp này, huyện Quảng Ninh cũng công bố quyết định và đón bằng công nhận lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ - huyện Quảng Ninh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Chủ tịch UBND tỉnh cũng tặng bằng khen cho 2 tập thể đã có nhiều đóng góp trong bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ - huyện Quảng Ninh”.