Lê Bá Linh: Hành trình đưa nước mắm Việt ra bàn ăn thế giới
Ngân hàng Thế giới: Việt Nam giảm nghèo ấn tượng Theo Ngân hàng Thế giới, trong thập kỷ qua, tỷ lệ nghèo ở Việt Nam đã giảm đầy ấn tượng từ 16,8% xuống còn 5% trong giai đoạn từ 2010-2020. |
Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao nhất thế giới 10 năm thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả to lớn và thực chất về công tác bình đẳng giới. |
Nữ giáo sư người Nga giới thiệu văn hóa Việt Nam ra thế giới Ở khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội có một giảng viên người nước ngoài có thể giao tiếp, giảng dạy bằng tiếng Việt với ngôn từ phổ thông chuẩn mực, ấm áp. Đó là cô Nonna Vladimirorovna Stankievich đến từ Đại học Tổng hợp Leningrat (nay là Saint Peterburg). |
Người chấp cánh cho hàng Việt ra thế giới
Ba tôi là kiều bào ở Thái Lan, nhưng sau đó hồi hương theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước để góp một phần xây dựng quê hương, đất nước. Tuổi thơ của tôi vẫn được ba kể những câu chuyện và nền văn hoá hai nước. Người Thái Lan rất thân thiện và hiền lành, họ năng động và giỏi giang. Đó là lý do vì sao đi đâu trên thế giới cũng thấy sản phẩm của Thái. Tôi đã từng làm việc cho công ty dược của Thái tại Bangkok nên có cơ hội để thấy rằng mình phải học hỏi cách mà họ phục vụ khách hàng trong mọi lãnh vực. Ví dụ như người Thái sản xuất nước mắm dù quy mô không lớn và không ngon bằng Việt Nam, nhưng mỗi tháng họ có thể xuất bán 1.000 container nước mắm là điều đáng ngạc nhiên. Vì khách hàng, họ đã không ngại tìm sang Việt Nam để có nguồn nước mắm cốt ngon hơn để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.
Lê Bá Linh - người đưa nước mắm Việt ra thế giới |
Tôi bắt đầu bước vào kinh doanh từ rất lâu, tuy nhiên phần lớn là đi làm quản lý cho các công ty trong và ngoài nước. Đến năm 2010, khi quay lại Mỹ làm lễ tốt nghiệp MBA tôi may mắn gặp anh chủ của một chuỗi 25 siêu thị bên đó và thế là cơ duyên xuất khẩu được anh chủ siêu thị chấp cánh.
Anh dẫn tôi đi tham quan chợ và hỏi tôi xuất khẩu được gì? Tôi nói cái gì cũng xuất được. Anh chỉ cười và nói các sản phẩm này đã có các công ty lớn ở Việt Nam làm rồi. Khi đi ngang qua hàng nước mắm. Anh dừng lại và chỉ vào thương hiệu Red Boat làm từ nước mắm Phú Quốc, lúc đó Red Boat là loại nước mắm số 1 trên Amazon. Khi anh hỏi có sản xuất được sản phẩm chất lượng tương tự Red Boat hay không, tôi trả lời là “có”.
Anh lại cười và nói là nếu tôi làm được chất lượng tốt qua được kiểm duyệt của FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) thì anh sẽ cho làm thử.
Ước mơ mang nước mắm ra bàn ăn quốc tế
Về nước, chúng tôi liên doanh, liên kết với một công ty sản xuất nước mắm truyền thống ở Bình Thuận. Tôi đặt tên cho thương hiệu nước mắm của mình là Mami với hình ảnh biểu trưng là người mẹ, người vợ cầm môi nêm canh. Tên gọi Mami nghĩa là mẹ thương, còn hình ảnh người phụ nữ nấu ăn cho gia đình gợi lên trong lòng người biết bao kỷ niệm thân thương về gia đình yêu dấu
Khi dấn thân vào công việc này chúng tôi chỉ nghĩ là mình cố gắng hết sức đưa sản phẩm Việt Nam ra bàn ăn thế giới, và cho thế giới biết Việt Nam cũng có những sản phẩm chất lượng cao. Phải mất 2 năm, chúng tôi mới xong được mẫu đầu tiên vượt qua các vòng kiểm tra của kiểm tra FDA.
Ngoài vòng kiểm định FDA để sản phẩm được đến thị trường Mỹ, tôi nghĩ muốn xuất khẩu vào các nước trên thế giới chúng ta phải tuân thủ nghiêm ngặt những qui định của họ. Quan trọng nhất là phải tuân thủ tiêu chuẩn về chất lượng ở mức cao nhất có thể, tất cả lô hàng phải đồng nhất về chất lượng. Bởi vì khi hàng đi qua cửa khẩu, họ sẽ kiểm tra sản phẩm ngẫu nhiên. Nếu chúng ta làm ăn gian dối, thiếu trách nhiệm thì có thể bị nhận hậu quả đáng tiếc, hủy hoại công sức và nỗ lực phấn đấu trước đó. Chính vì lý do đó mà, chúng tôi luôn cải tiến sản phẩm của mình để có thể đáp ứng kỳ vọng của khách hàng ở mức cao nhất. Hiện tại thì để có sản phẩm chất lượng như hôm nay thì chúng tôi đã trải qua hơn 10 lần cải tiến và nâng cấp sản phẩm.
Hình ảnh sản phẩm nước mắm Mami trên sàn TMĐT Amazon |
Nước mắm bán chạy số 1 trên Amazon
Trước khi tham gia vào chương trình của Bộ Công thương và Amazon vào năm 2018, thì thật ra tôi đã có ý định tham gia thương mại điện tử rồi vì đó là xu thế tất yếu. Ban đầu Bộ Công Thương chọn Link Nature Power (ông Lê Bá Linh là nhà sáng lập) là một trong 100 công ty đầu tiên tham gia với Amazon (AMZ). Phải trải qua 8 tháng ‘thử thách’, nước mắm Mami mới được Amazon cho phép xuất hàng qua kho của họ.
Khi mới vào Amazon, nước mắm Mami đứng vị trí thứ một ngàn mấy cùng với chuỗi ngày lo lắng của chúng tôi: hàng thì đã đưa vào kho của AMZ, nhưng chưa thấy đơn đặt hàng. Nếu hàng không bán được AMZ sẽ loại sản phẩm mình ra sau đó. Sau nhiều ngày trăn trở, chúng tôi quyết định thực hiện chiến lược truyền thông. Tôi đã thuê hẳn công ty Marketing Onbrand, đối tác sẽ giúp doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm, theo dõi và chăm sóc khách hàng.
Sau khoảng 6 tháng, thứ hạng của nước mắm Mami đã tăng đáng kể. Sau một năm lên sàn AMZ, nước mắm Mami trở thành thương hiệu nước mắm được ngưới tiêu dung bình chọn là thương hiệu số 1 trên Amazon, với 70% người mua hàng là người nước ngoài là ngưới Á Âu lựa chọn sử dụng như một gia vị cho món ăn thêm đậm đà và thơm ngon.
Lê Bá Linh
Làng nghề nước mắm truyền thống nguy cơ "treo lều" Nhiều tháng qua, các cơ sở sản xuất tại làng nghề nước mắm truyền thống Phan Thiết (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) đứng ngồi không yên vì nguồn cá cơm phục vụ sản xuất bị thiếu hụt nghiêm trọng. Hiện tại, hàng chục nhà lều sản xuất nước mắm nơi đây đang bỏ trống hàng trăm mái muối mắm, sản phẩm nước mắm truyền thống cung cấp cho thị trường có nguy cơ bị đứt gãy. |
Nữ sinh mang "nước mắm" vào bài luận đỗ 6 học bổng Mỹ Tự nhận xét mình là một học sinh bình thường với rất nhiều điều “không có”, nhưng Phạm Mai Hương (học sinh lớp 12 chuyên tiếng Trung, Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ) đã được tới 6 trường đại học Mỹ cấp học bổng trong mùa tuyển sinh năm nay. |