
Làng biển Bình Thắng tràn đầy sắc Xuân
![]() |
Phơi cá khô ở làng nghề chế biến cá khô Bình Thắng. Ảnh: baodongkhoi.vn |
Bình Thắng là một trong 3 xã ven biển của huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, có diện tích tự nhiên hơn 1.414 ha, có 3.007 hộ dân với 10.780 nhân khẩu có nghề đánh bắt hải sản từ lâu đời và được xem là nghề truyền thống của người dân địa phương. Ngư dân Bình Thắng rất thông thạo nghề biển, giỏi tay nghề và có nhiều kinh của nghiệm trong việc vươn khơi, bám biển để khai thác thủy sản.
Dạo một vòng quanh các nẻo đường, đổi thay dễ nhận thấy khi đến Bình Thắng là tại khu trung tâm xã, hai bên đường nhà cửa mọc lên san sát. Liền đó là những ngôi nhà đồ sộ của ngư dân địa phương. Đặc biệt ấn tượng là hình ảnh đội tàu đánh bắt cá đầy ắp "lộc biển" trở về đất liền ngày cuối năm, neo đậu chật kín dòng sông Bình Châu.
Phó Chủ tịch UBND xã Bình Thắng Phạm Thanh Phong cho hay, Bình Thắng có đội tàu đánh bắt thủy sản lớn nhất huyện Bình Đại, với 525 tàu; trong đó, có 495 tàu đánh bắt xa bờ được đầu tư trang thiết bị khá hiện đại, đủ sức đánh bắt ở những ngư trường xa khơi. Trung bình, mỗi chuyến đi cào 3 tháng, ngư dân địa phương thu nhập khoảng 2 tỷ đồng với một cặp tàu. Sau khi trừ chi phí, ngư dân vẫn còn lãi khoảng 50%.
Năm qua, ngư dân tiếp tục bám biển để khai thác thủy sản. Đến thời điểm này, đa số tàu của xã đều đánh bắt hiệu quả, mang lại thu nhập cho cho người dân. Qua đó, góp phần cùng với địa phương thực hiện thành công các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và đô thị - ông Phong chia sẻ.
Năm 2021, dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng ngư dân xã Bình Thắng vẫn thu được nhiều kết quả tích cực trong hoạt động khai thác thủy sản. Toàn xã đạt sản lượng khai thác 70.270 tấn thủy sản các loại, vượt kế hoạch năm. Ngư dân trúng mùa nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh nên vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn. Tuy nhiên, từ khi chuyển địa phương chuyển trạng thái phòng, chống dịch COVID-19 sang giai đoạn "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" theo tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ thì tình hình tiêu thụ hàng hóa được cải thiện rõ rệt; giá bán sản phẩm cũng cao hơn.
Theo ngư dân địa phương, những chuyến đi biển gần đây, nhờ thời tiết thuận lợi, họ luôn trúng mùa khai thác thuỷ sản. Vốn là "cái nôi" của nghề đánh bắt, khai thác thuỷ sản, trên địa bàn xã Bình Thắng có rất nhiều ngư dân giỏi nghề biển, sống vì biển và làm giàu từ biển.
Ông Phạm Văn Hoàng, ngụ ấp 5, xã Bình Thắng là ngư dân có 3 cặp tàu (6 chiếc) làm nghề cào đôi cho biết, những tháng đầu năm 2021, tình hình đánh bắt của ngư dân không thuận lợi do ảnh hưởng của dịch bệnh nên việc tiêu thụ thủy sản gặp khó khăn, giá giảm. Tuy nhiên, từ khi thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", dịch bệnh được kiểm soát, hoạt động đánh bắt thủy sản của ngư dân hiệu quả hơn. Các chuyến ra khơi cuối năm, thủy sản khai thác khi vào bờ bán được giá cao hơn, góp phần mang lại cái Tết sung túc.
![]() |
Một góc cảng cá Bình Thắng. Ảnh: baodongkhoi.vn |
Những năm qua, cùng với sự phát triển của đội tàu đánh bắt hải sản, các dịch vụ hậu cần nghề cá (cảng cá, sửa chữa tàu, ghe, thu mua, sơ chế hải sản, cung cấp dầu, nước đá,...) cũng phát triển nhanh chóng. Đến nay, cảng cá Bình Đại nằm trên địa bàn xã được quan tâm đầu tư và mở rộng quy mô (giai đoạn I) với tổng diện tích 3,31 ha, vốn đầu tư trên 114 tỷ đồng. Đây là nơi neo đậu tránh, trú bão, có nghiệp đoàn nghề cá được thành lập, đảm bảo đáp ứng nhu cầu bốc xếp, vận chuyển hàng hóa và giải quyết việc làm ổn định cho hàng trăm lao động trong và ngoài địa phương.
Bình Thắng là địa phương có đội tàu đánh bắt thủy sản lớn nhất huyện Bình Đại. Vì vậy, xã thường xuyên chú trọng tuyên truyền, vận động ngư dân không đánh bắt xâm phạm vùng biển nước ngoài. Theo ông Phạm Thanh Phong, xã đã phối hợp với Chi cục Thủy sản, Bộ đội Biên phòng tỉnh tập trung tuyên truyền, vận động ngư dân, nhất là các chủ phương tiện chấp hành nghiêm việc không khai thác xâm phạm vùng biển nước ngoài và gắn thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá của ngư dân. Đến nay, tất cả tàu cá của xã đã gắn đầy đủ thiết bị giám sát hành trình theo quy định và không có tàu xâm phạm vùng biển nước bạn.
Thời gian gần đây, khi nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, nhiều hộ kinh doanh thuỷ sản tại đây đã mạnh dạn đầu tư các cơ sở chế biến, sản xuất công nghiệp, vừa làm tăng giá trị hàng hoá, vừa tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân. Hiện Bình Thắng có 12 cơ sở chế biến thủy hải sản, chủ lực vẫn là xẻ khô, sơ chế tôm, cua, sơ chế thủy sản đông lạnh phục vụ xuất khẩu và 23 cơ sở tiểu thủ công nghiệp…
Ngoài ra, xã còn có 2 làng nghề, gồm làng nghề đánh bắt hải sản và làng nghề truyền thống chế biến cá khô, giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng trăm lao động tại địa phương và những nơi khác. Bên cạnh đó, Bình Thắng còn có Lễ hội Nghinh ông lớn nhất tỉnh, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Bà Trần Thị Ổi Lớn, người có thâm niên hơn 20 năm làm nghề chế biến cá khô chia sẻ, dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, việc sản xuất khá thuận lợi, sản phẩm cá khô chế biến chủ yếu được bán sỉ đi các tỉnh. Mỗi ngày, có thể thu nhập được từ 500.000 đến 800.000 đồng từ hoạt động nghề chế biến cá khô.
Là xã chuyên ngư, Bình Thắng có nhiều lợi thế và đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển, nhất là chủ trương phát triển về hướng Đông của tỉnh Bến Tre. Song song đó, người dân có truyền thống, nhiều kinh nghiệm trong đánh bắt, đối với họ "biển là nhà". Đây là điều kiện thuận lợi để Bình Thắng chuyển mình vươn lên mạnh mẽ trở thành làng biển phồn thịnh, sầm uất trong tương lai.
Sau thời gian dài vươn khơi, bám biển, những ngày nghỉ Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để các ngư dân Bình Thắng vui vẻ, sum họp bên gia đình mà còn là cơ hội để các chủ tàu tranh thủ sửa chữa tàu, chuẩn bị hậu cần cho chuyến ra khơi đánh bắt đầu năm (từ ngày mùng 4 đến mùng 9 Tết) với kỳ vọng đầy ắp tôm cá.
Phó Chủ tịch UBND xã Bình Thắng Phạm Thanh Phong nhấn mạnh, để phát huy thế mạnh đánh bắt thủy sản, thời gian tới ngư dân địa phương sẽ tiếp tục cải hoán, nâng cấp công suất các tàu cá để bám biển ổn định và lâu dài. Qua đó, đưa nghề đánh bắt thủy hải sản của Bình Thắng phát triển bền vững, góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo quê hương.
![]() Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 36/2021/QĐ-TTg về tiêu chí xác định huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025. |
![]() Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, các âu tàu, làng chài ở huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã đón nhiều tàu thuyền và ngư dân vào tránh, trú. |
![]() Khi thuyền vào bờ, xa xa những chiếc xe máy mua cá, chở cá tấp nập đến. Những ngày này, ngư dân ven biển bắt đầu khai thác cá hố. Đây là loài hải sản có giá trị cao được xuất khẩu ra nhiều nước. |
Tin bài liên quan

Phơi cá hố ở làng chài

Làng biển Vũng Rô khoác áo mới

40.000 giỏ hoa, cây cảnh góp mặt tại Đường hoa Cần Thơ - Mừng xuân Tân Sửu 2021
Các tin bài khác

Vùng 3 Hải quân: thông tin tình hình biển đảo đến nhân dân Bình Định

Cán bộ, chiến sĩ Hải quân chuẩn bị cho lễ diễu binh, diễu hành dịp 30/4

Vùng 4 Hải quân: Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Tổ quốc nơi đầu sóng”

Bệnh xá đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân Quảng Nam bị viêm phổi
Đọc nhiều

Trao gần 400 triệu đồng hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả sau động đất

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em hỗ trợ giáo dục cho hơn 27.000 trẻ em tại Hải Phòng và Đồng Tháp

Tin tức quốc tế sáng 18/4: Tổng thống Trump lạc quan về đàm phán thương mại với Trung Quốc

SNV: Đại sứ cho quan hệ nhân dân Việt Nam - Hà Lan
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Giao lưu "Khăn hồng hữu nghị" gắn kết thiếu nhi biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Hải quân Việt Nam - Trung Quốc tuần tra liên hợp trên vịnh Bắc Bộ
![[Ảnh] Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang tô son cột mốc biên giới Việt - Trung](https://tacnghiep.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/16/11/croped/medium/anh-bo-truong-quoc-phong-phan-van-giang-to-son-cot-moc-bien-gioi-viet-trung-20250416110514.jpg?250416121423)
[Ảnh] Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang tô son cột mốc biên giới Việt - Trung
Multimedia

[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025

[Infographic] 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành năm 2025

[Infographics] Lừa đảo làm cộng tác viên chốt đơn hàng online

4 nội dung và 3 mục tiêu chính của Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030

11 nước có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam
