Kỳ 2: Tính đa nguyên - Tình yêu dành cho văn hóa Trung Quốc
Trong những năm gần đây, các bộ phim truyền hình và điện ảnh Trung Quốc đã tạo nên “cơn sốt văn hóa Trung Quốc" mạnh mẽ ở Việt Nam. Điều này không chỉ khiến nhiều diễn viên Trung Quốc trở thành thần tượng của một bộ phận người trẻ Việt, mà còn thúc đẩy niềm đam mê học tiếng Trung của họ.
Giới trẻ Việt Nam rất quan tâm đến văn hóa Trung Hoa. Điều này đặc biệt thể hiện rõ trong cách họ lựa chọn hình thức giải trí. Họ rất quan tâm đến những bộ phim Trung Quốc nổi tiếng hay những video “hot” trong thời gian ngắn trên TikTok. Chẳng hạn, mỗi khi có một bộ phim Trung Quốc ra mắt, nhiều bạn trẻ Việt sẽ kéo nhau ra rạp xem phim. Các video phổ biến trên Douyin (tên gọi của TikTok tại Trung Quốc) là chủ đề bàn tán của họ mỗi lúc rảnh rỗi. Những bộ phim truyền hình cổ trang nổi tiếng như “Sở Kiều Truyện”, “Hoa Thiên Cốt” hay “Tam Sinh Tam Thế Thập Lý Đào Hoa” với những tình tiết hấp dẫn đã khiến nhiều bạn trẻ đắm chìm và sẵn sàng thức khuya “cày phim”.
Bộ phim "Tam Sinh Tam Thế Thập Lý Đào Hoa" thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo các bạn trẻ Việt Nam. |
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông, sự ra đời của vô số mạng xã hội, trong những năm gần đây, văn hóa điện ảnh và truyền hình Trung Quốc đã vươn rộng ra nước ngoài. Bằng việc hòa mình vào những tình tiết phim truyền hình Trung Quốc hay say sưa với những giai điệu âm nhạc Trung Quốc, giới trẻ Việt Nam đã dần hiểu biết sâu sắc hơn về lịch sử, phong tục tập quán và cuộc sống hiện đại của Trung Quốc. Ảnh hưởng văn hóa này đã “âm thầm” thúc đẩy giao lưu văn hoá, góp phần thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Ở Việt Nam có những nhóm bạn trẻ nhiệt huyết tự tổ chức và dịch phim Trung Quốc miễn phí. Chỉ một giờ sau khi phát sóng ở Trung Quốc đại lục, bộ phim có thể được dịch phụ đề tiếng Việt và đăng tải trên các nền tảng mạng. Mặc dù các đội dịch này cũng dịch phụ đề cho phim tiếng Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc nhưng phim Trung Quốc vẫn có tỷ lệ xem cao nhất. Phim tình cảm lãng mạn, phim truyền cảm hứng thanh xuân và phim hiện đại… nhận được rất nhiều sự chú ý. Hiện tượng này không chỉ phản ánh sức ảnh hưởng rất lớn của phim ảnh Trung Quốc tại Việt Nam mà còn thể hiện sự tâm huyết, đầu tư của giới trẻ Việt Nam đối với văn hóa Trung Hoa. Thông qua tình yêu dành cho các tác phẩm điện ảnh và truyền hình Trung Quốc, họ không chỉ hiểu sâu hơn về lịch sử và văn hóa Trung Quốc, mà còn rút ngắn một cách vô hình khoảng cách tình cảm giữa nhân dân hai nước.
Ngoài ra, những ca khúc, tin tức nóng hổi trên Douyin (TikTok) của Trung Quốc cũng nhanh chóng thu hút sự quan tâm của giới trẻ Việt. Những bài hát từng nổi tiếng ở Trung Quốc như "Thời không sai lệch”, "Nhiệt Tâm 105 °C Của Cậu", “Mang Chủng" và "Bạch Nguyệt Quang và Nốt Chu Sa" nhanh chóng được các ca sĩ và cư dân mạng Việt cover lại, thậm chí một số bản cover còn được lan truyền ngược về Trung Quốc. Sự giao lưu văn hóa hai chiều này không chỉ thể hiện sức hấp dẫn mạnh mẽ của văn hóa đại chúng Trung Quốc mà còn phản ánh tình yêu và sự ghi nhận sâu sắc của giới trẻ Việt Nam dành cho nó.
Ca sĩ trẻ Việt Nam Min Hii cover bài hát Bạch Nguyệt Quang và Nốt Chu Sa. |
Việc truyền tải thành công của văn hóa Trung Quốc không chỉ chiếm được tình cảm của giới trẻ Việt Nam, mà còn khơi dậy niềm đam mê học tiếng Trung của họ. Được biết, số lượng thí sinh đăng ký vào khoa tiếng Trung của nhiều trường đại học danh tiếng ở Hà Nội đã tăng qua từng năm, sự cạnh tranh tuyển sinh ngày càng khốc liệt. Để đáp ứng nhu cầu này, nhiều trung tâm học tiếng Trung đã được mở tại Hà Nội. Những người trẻ này đam mê phim Trung Quốc, mong muốn tự mình có thể hiểu rõ nội dung phim. Thậm chí họ mong một ngày có thể giao tiếp lưu loát bằng tiếng Trung với các thần tượng Trung Quốc. Cơn sốt ngôn ngữ Trung Quốc này không chỉ thể hiện sức hấp dẫn to lớn của văn hóa Trung Quốc mà còn làm sâu sắc thêm sự giao lưu văn hóa giữa người dân Trung Quốc và Việt Nam.
Giới thiệu văn hóa Trung Quốc bằng âm nhạc và ngôn ngữ đến nhân dân miền Trung - Tây Nguyên Liên hiệp các tổ chức hữu nghị và Hội hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Đà Nẵng tổ chức “Liên hoan tiếng hát tiếng Trung khu vực miền Trung – Tây Nguyên lần thứ I”. Liên hoan thu hút gần 75 thí sinh đến từ 7 tỉnh thành cùng hơn 500 khán giả tham dự. |
Việt Nam tham dự Tuần lễ sân khấu Trung Quốc – ASEAN lần thứ 10 Đây là dịp để các nghệ sỹ Việt Nam được giao lưu, giới thiệu nét văn hóa nghệ thuật đặc sắc nước nhà với khán giả Trung Quốc cũng như bạn bè các nước ASEAN; góp phần thúc đẩy giao lưu nhân dân, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và củng cố tình hữu nghị. |