Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại Tình đời nghĩa đạo
15:39 | 27/08/2020 GMT+7
Những người đi qua biển

Kỳ 2: Chơi bóng rổ với Việt Cộng

aa
Năm 1975, cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ chấm dứt. Tiếng súng đã ngưng, nhưng hòa bình thực sự vẫn chưa đến với đất nước Việt Nam bởi chính sách cấm vận của chính quyền Mỹ. Khi quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ vẫn còn đầy chông gai và băng giá, thì những nhà văn, nhà thơ cựu binh của hai đất nước sau cuộc chiến đã mở một con đường đi qua biển để đến với nhau.
Cảnh cáo Trung tướng Nguyễn Văn Thành, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 4 Cảnh cáo Trung tướng Nguyễn Văn Thành, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 4

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo với Trung tướng Nguyễn Văn Thành - nguyên Tư lệnh Quân đoàn ...

Long An: Tặng nhà văn hóa, thể thao và 3 nhà tình nghĩa cho đồng bào công giáo Long An: Tặng nhà văn hóa, thể thao và 3 nhà tình nghĩa cho đồng bào công giáo

Ngày 12/8, Bộ Chỉ huy Quân sự phối hợp với các sở ban ngành tỉnh Long An tổ chức lễ khánh thành, bàn giao đưa ...

Trước kia, những lính Mỹ đi qua biển mang theo bom đạn đến với Việt Nam. Nhưng sau chiến tranh, vẫn con đường đi qua biển, họ mang đến mảnh đất này sự sám hối, lời xin lỗi cùng giấc mơ hòa bình và tình bạn. Còn những người lính Việt Nam đi qua biển tới Mỹ chỉ mang theo vẻ đẹp văn hóa, khát vọng hòa bình và lòng vị tha của dân tộc. Trong suốt nhiều năm, họ là những người tiên phong dựng lên một cây cầu của tình bạn và hòa bình giữa hai dân tộc. Nhân kỷ niệm 25 năm quan hệ Việt - Mỹ, Tạp chí Nhân quyền Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết gồm 3 kỳ của nhà thơ, nhà văn Nguyễn Quang Thiều, một người đã tham dự từ những ngày đầu cùng các nhà văn, nhà thơ cựu binh của cả hai phía cho tới tận bây giờ để xây lên cây cầu ấy.

1.Chuyến “vượt biển” đầu tiên của một người lính Việt Nam tới Mỹ là chuyến đi của nhà văn Lê Lựu năm 1987. Ông mang theo trong chiếc va li tuềnh toàng của mình bánh đa nem, mộc nhĩ, miến, nấm hương và những cuốn sách. An ninh cửa khẩu Mỹ khám xét hành lý của ông khá kỹ và hỏi nhiều câu hỏi về mục đích đến Mỹ của ông. Lúc đó, một “cộng sản” công khai đến Mỹ là một vấn đề không đơn giản và cũng đầy “tò mò” đối với người Mỹ. Đặc biệt lại là một “cộng sản nhà văn”. Người Mỹ sẽ hiểu được những bí mật trong tâm hồn của những ông cộng sản này. Sau chuyến đi Mỹ của ông là chuyến đi của các nhà văn cựu binh Việt Nam khác.

Rồi một ngày, một bài thơ của nhà thơ, cựu binh Kevin Bowen đã xuất hiện trên một tạp chí tên tuổi của nước Mỹ và trở lên nổi tiếng. Bài thơ có một cái tên mà những ai đọc được tên bài thơ cũng không thể bỏ. Bài thơ có tên “Chơi bóng rổ với Việt cộng” đã được dịch sang tiếng Việt:

Một chiều xa trong chiến tranh

Khi chúng ta đang rạp mình phục kích

Những người đàn ông, đàn bà

Kẻ thù của chúng ta và trâu bò của họ

Hòa lẫn vào cây cỏ đất đai

Lúc đó chúng ta chẳng bao giờ nghĩ tới

Người đàn ông tóc hoa râm đi dép

Chiều nay đến ngồi dưới mái nhà ta

Hút thuốc lá Gô-loa

Và uống bia nhãn Mỹ

Cơn ho chiều cắt ngang câu chuyện

Khi ông kể về một ngày kháng chiến

Năm 1954

Ông đã làm ra sao để đánh lừa lính Pháp

Giờ ông đến gõ cửa nhà ta

Gọi chúng ta ra sân chơi vài đường bóng rổ

Sau một hồi ông vụng về, bỡ ngỡ

Những đường bóng gọn gàng tới đích đẹp làm sao

Ông nâng chân trái lên

Hai cánh tay lượn từ sau ra trước

Quả bóng bay theo quỹ đạo cầu vồng

Một, hai, ba... rồi mười lần trúng đích.

Chúng ta đứng nhìn ông im lặng

Quần soóc, áo phông, dép, tóc hoa râm

Ông nhìn chúng ta mỉm cười

Đó là món quà để con người hạ súng

Như ông đã cười bên chín nhánh Cửu Long

Và ở những nơi khác nữa chúng ta nghe

Lời ông thì thầm như thở

Còn có thể thắng thêm vài quả nữa

(Nguyễn Quang Thiều dịch)

Có lẽ không hình ảnh nào về một “cộng sản” hiện lên đẹp đẽ và nhân ái như hình ảnh trong bài thơ này. Ở đó không phải là nghệ thuật thi ca mà đó là sự cảm nhận chân thực nhất của một “kẻ thù” của chúng ta. Nhà văn Lê Lựu, nhà văn Nguyễn Quang Sáng hay những nhà văn cộng sản khác đã vượt biển đến Mỹ với hành trang dung dị và những hành động như thế. Hình ảnh đó khác hoàn toàn với hình ảnh lính Mỹ đổ bộ xuống Việt Nam để bắt đầu một cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc nhất thế kỷ 20. Trong một buổi đọc thơ tại Trung tâm văn bút New York, Kevin Bowen đọc và nói về bài thơ này. Sau buổi đọc, một sinh viên Mỹ đã nói với tôi: “Tôi không biết gì về những người cộng sản ngoài hệ thống tuyên truyền của chính phủ Mỹ, nhưng chỉ một bài thơ của nhà thơ Kevin, tôi đã hiểu sự thật về họ”.

1214 7
Bãi biển An Bàng. Ảnh minh họa.

Kevin đã “nuôi giấu” những nhà văn, nhà thơ cộng sản trong ngôi nhà của mình ở Dochester, Boston suốt hơn 20 năm. Nhưng ông đã phải giấu số điện thoại và chuyển nhà vì bị những người Mỹ và người Việt chống đối ở Mỹ đe dọa, thậm chí có những cuộc gọi trong đêm hăm dọa “chúng tao sẽ giết con mày và cưỡng dâm vợ mày”. Báo Boston Globle đã có một bài báo “chấn động” người đọc khi viết: Trung tâm William Joiner mà nhà thơ Kevin Bowen làm giám đốc là “bàn tay nối dài của cộng sản Hà Nội’’. Nhưng không gì làm ý chí ông lay chuyển. Kevin đã phải điều trần trước Quốc hội Mỹ hai lần về quan hệ của ông và Trung tâm của ông với Việt Nam. Ông cùng các nhà văn của Trung tâm đã bền bỉ dịch, xuất bản và giới thiệu các tác phẩm văn thơ của các nhà văn Việt Nam tới bạn đọc Mỹ như Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, Phạm Tiến Duật, Lê Lựu, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Khải, Chính Hữu, Chu Lai, Hữu Thỉnh, Lê Thị Minh Khuê… Ông muốn dùng văn thơ của các nhà thơ Việt Nam để nói với người Mỹ về con người và đất nước này.

2. Năm 1994, trong chuyến sang Mỹ tham dự Hội thảo văn học, tôi đã được chứng kiến lễ ra mắt tập Thơ Từ Những Tài Liệu bị bắt giữ. Đó là những bài thơ chọn từ những tài liệu của bộ đội, du kích Việt Nam mà Quân đội Mỹ thu được trong chiến trường. Sau khi những tài liệu này được giải mật, Trung tâm William Joiner đã phát hiện có hầu hết trong các cuốn sổ tay của những người lính giải phóng đều vẽ chim hòa bình và chép thơ. Họ quyết định chọn, dịch và xuất bản. Đó cũng là tập thơ của những người lính giải phóng hay nói chính xác hơn tập thơ của những Việt cộng đầu tiên được dịch, in ấn và phát hành tại Mỹ. Và đó là tập thơ Việt Nam bán chạy nhất trong các tập thơ Việt Nam xuất bản tại Mỹ từ trước đến nay. Những người làm cuốn sách này muốn cho bạn đọc Mỹ thấy được tâm hồn của những người lính Việt Nam trong cuộc chiến tranh vệ quốc của họ. Đây cũng là một cách lý giải sức mạnh của những người lính Cụ Hồ. Sau đó, một tuyển thơ Việt Nam đồ sộ do Kevin khởi xướng, cùng dịch và xuất bản ở Mỹ. Tập thơ mang tên Sông núi. Kevin đã bỏ tiền bay sang Việt Nam nhiều lần và ngồi với tôi cả nửa tháng để cùng nhau dịch tuyển thơ này. Khi tham gia chuyển ngữ tập thơ này, tôi cũng không biết nên đặt tên tập thơ ấy như thế nào. Vì đây là tập tuyển những bài thơ các nhà thơ Việt Nam viết trong chiến tranh chống Mỹ. Cuối cùng Kevin là người đặt tên tập thơ này. Ông nói với tôi ông đã đọc bài thơ của Lý Thường Kiệt: Sông núi nước Nam… Ông coi đây là bản tuyên ngôn đầu tiên của người Việt công bố với thế giới về quyền độc lập và tự do của dân tộc họ. Với ý thức đó, tập thơ đã ra đời với cái tên không gì hay hơn và ý nghĩa hơn: Sông núi. Mỗi khi thấy tên tập thơ, tôi lại mang một cảm giác ngượng ngùng rằng chính tôi, một người Việt Nam, đã không nghĩ được một cái tên như thế. Năm 2017, tôi đến Boston và được dự một sự kiện đặc biệt. Đó là ngày chính quyền bang Massachusetts công bố quyết định lấy một ngày ở thủ phủ bang này gọi là Ngày Kevin Bowen. Một trong những lý do để chính quyền bang Massachusetts quyết định có một ngày mang tên Kevin Bowen là “Vì ông đã làm cho nước Mỹ hiểu sâu sắc thêm nền văn hóa Việt Nam - một kẻ thù cũ”. Khoảng 10 năm trước, ông bị tai nạn và mất một phần trí nhớ. Để phục hồi trí nhớ của mình, Kevin đã dùng một phương pháp trị liệu làm một số bác sỹ Mỹ “choáng váng”, đó là việc ông bắt đầu thực hành vẽ và chỉ vẽ chân dung các nhà văn, nhà thơ Việt Nam đã đến Mỹ và ở trong ngôi nhà của ông. Hình ảnh những nhà văn, nhà thơ cộng sản lần lượt hiện về trong ký ức ông và ông đã phục hồi được trí nhớ của mình. Năm 2015, ông đã đến Việt Nam và triển lãm hàng chục bức tranh chân dung các nhà văn, nhà thơ cộng sản - những người mà ông đã chọn nhớ về họ như một loại thần dược để chữa bệnh cho mình.

ky 2 choi bong ro voi viet cong
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều.

Khi nhà văn Nguyễn Khải bị những người Việt cực đoan lao vào định hành hung sau buổi nói chuyện và đọc tác phẩm của ông ở thư viên Boston, nhà thơ Bruce Weigl đã cầm một cán cờ Mỹ đứng che cho nhà văn Nguyễn Khải và những nhà văn Việt Nam khác và thét lên: “Tao là lính thủy đánh bộ Mỹ đây, không kẻ nào có thể động đến những người bạn Việt Nam của tao”. Mỗi khi có các nhà văn Việt Nam đến Mỹ là Bruce lại bay từ Ohio đến Boston để sát cánh cùng các nhà văn Việt Nam trong mọi hoạt động. Trong mọi buổi giảng bài, mọi buổi diễn thuyết và đọc tác phẩm, Bruce luôn chọn chủ đề Việt Nam để nói cho bạn đọc Mỹ về đất nước này. Trong tập thơ Sau mưa thôi nã đạn đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam, có một bài thơ tên là “Người đàn ông đi xe đạp”. Bài thơ viết về một ngày Bruce ngồi trên máy bay trực thăng đi quan sát dọc đường mòn Hồ Chí Minh. Ông nhìn thấy một người đàn ông đang đạp xe. Ông khát khao được nhảy khỏi trực thăng và lao lên ngồi phía sau chiếc xe đạp rồi cùng người đàn ông đó đạp xe lướt trên đường. Ông mơ trở thành người đàn ông Việt Nam đi xe đạp đó.

Larry Rottman thì tìm một cách rất đặc biệt để dựng lên hình ảnh những người lính giải phóng Việt Nam cho các sinh viên Mỹ. Ông cho một sinh viên Mỹ đóng vai một lính Mỹ và một sinh viên đóng vai một người lính giải phóng Việt Nam. Và mỗi sinh viên này lần lượt đọc những trang nhật ký của những người lính ở hai phía. Từ đó, những sinh viên Mỹ nhận ra những người lính của mỗi phía đã mang gì theo họ bước vào cuộc chiến tranh. Những lính Mỹ mang vào cuộc chiến vũ khí tối tân nhưng đầy sự ngờ vực mục đích của cuộc chiến, sự sợ hãi và hoang mang, còn những người lính giải phóng Việt Nam mang theo là tình yêu gia đình, quê hương, khát vọng hòa bình, sự dâng hiến cho đất nước và giấc mơ chiến tranh kết thúc để trở về lấy vợ, gieo trồng, sinh con để cái trong hòa bình. Cách giảng dạy về chiến tranh Việt Nam như thế đã làm bừng tỉnh nhiều người Mỹ. Có lẽ vì lý do đó mà hằng năm, Trung tâm William Joiner của Đại học Massachusetts đã mời các nhà văn Việt Nam tới Mỹ để đọc tác phẩm của họ và trò chuyện với người Mỹ. Nhiều nhà văn Mỹ đã nhìn rất lâu những nhà văn, nhà thơ Việt cộng và lắng nghe họ, thưởng thức những món ăn họ nấu và có người đã phải thốt lên lên “Có phải chúng ta đã đến Việt Nam, đã săn lùng họ như một kẻ thù của nước Mỹ không? Kẻ thù của chúng ta là như vậy sao?”.

3. Có một buổi chiều ở Mỹ mà vợ chồng giáo sư, nhà thơ, cựu binh Kevin Bowen không bao giờ quên được. Chiều ấy bên cảng Boston là một chiều đầy gió. Một người đàn ông xa lạ bế một cô bé mấy tháng tuổi và hát ru cho cô bé ngủ luôn, đã luôn hiện lên trong tâm trí của họ một hình ảnh đầy ý nghĩa và xúc động. Người đàn ông xa lạ ấy là nhà thơ Hữu Thỉnh và cô bé hai tháng tuổi đó là Lily, con gái nhà thơ Kevin. Cô bé Lily khóc mãi mà cha mẹ cô không thể nào dỗ cho con nín được. Nhà thơ Hữu Thỉnh đã bước đến và ôm lấy cô bé, rồi hát cho cô nghe một làn điệu ru con của những bà mẹ Việt Nam. Chỉ lát sau, cô bé Lily thôi khóc và nằm bình yên trong vòng tay nhà thơ Hữu Thỉnh. Cuộc sống đã mượn nhà thơ và cô bé Lily để nói với thế gian một điều đầy ý nghĩa. Chúng ta không thể cầm lòng dù tiếng khóc ấy đôi khi là tiếng khóc sinh lý của một đứa bé hai tháng tuổi. Nhưng khoảng khắc ấy quá ít trong đời sống chúng ta. Nó như cái đẹp bất chợt hiện ra. Nó xoá đi mọi ranh giới của thù hận và cảnh giác.

Ôi, một đứa trẻ khóc mãi bên bờ biển trong một chiều đầy gió lạnh chẳng lẽ không làm động lòng lương tâm chúng ta hay sao? Dù nay mai nó là người Mỹ, là nước Mỹ, nó có thể trở thành Tổng thống Mỹ và có thể tiến hành một cuộc chiến tranh với hình thức nào đó với dân tộc chúng ta. Nhưng bây giờ nó bé bỏng nhường kia, trong sáng nhường kia, yếu đuối nhường kia, sợ hãi nhường kia. Tiếng khóc của nó không một chút gì khác với tiếng khóc của con ta. Tôi đã kể câu chuyện này cho cô bé. Nhưng Lily chưa đủ lớn để xúc động và tìm thấy ý nghĩa của buổi chiều ấy. Nhưng buổi chiều ấy thi thoảng lại hiện lên trong tâm trí tôi. Nó giản dị nhưng thật diệu kỳ. Buổi chiều ấy như một hình ảnh chứa đựng chân dung nhân tính của thế gian và nó cũng chứa đựng tâm hồn của một người Việt Nam.

Khi cô bé Lily tròn 14 tuổi cũng là năm tôi đến Mỹ. Tôi đã nói với cha mẹ Lily để tôi tổ chức sinh nhật cho cô bé. Trước đó mấy ngày, tôi hì hụi vẽ một bức tranh sơn dầu những bông hoa tím. Và trong buổi tối sinh nhật của Lily, nhóm văn nghệ sỹ Việt Nam đã nấu các món ăn Việt Nam, đã hát và chơi nhạc những bài dân ca Việt Nam chúc mừng sinh nhật cô bé Lily. Tôi đã nói với những người tới dự sinh nhật của cô: “Tôi tổ chức sinh nhật cho Lily nhưng là để làm lên một buổi tối cho chúng ta, một buổi tối của hoà bình và của cái đẹp trên thế gian này. Rồi sẽ đến một ngày tôi không thể trở lại mảnh đất này được nữa. Con trai tôi sẽ lại đến đây để tổ chức sinh nhật cho một cô bé Mỹ mười bốn tuổi nào đó. Và nó lại thay tôi làm lên một buổi tối hoà bình và của cái đẹp cho thế gian này”.

Những lính Mỹ mang vào cuộc chiến vũ khí tối tân nhưng đầy sự ngờ vực mục đích của cuộc chiến, sự sợ hãi và hoang mang, còn những người lính giải phóng Việt Nam mang theo là tình yêu gia đình, quê hương, khát vọng hòa bình, sự dâng hiến cho đất nước và giấc mơ chiến tranh kết thúc để trở về lấy vợ, gieo trồng, sinh con để cái trong hòa bình. Cách giảng dạy về chiến tranh Việt Nam như thế đã làm bừng tỉnh nhiều người Mỹ.

(Xem tiếp Kỳ cuối)

Giải thưởng Tạ Quang Bửu vinh danh 3 nhà khoa học xuất sắc Giải thưởng Tạ Quang Bửu vinh danh 3 nhà khoa học xuất sắc

Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020 sẽ được trao cho 3 nhà khoa học được hội đồng giải thưởng đề nghị thuộc các ngành ...

Đang thiếu vật tư y tế, Mỹ bất ngờ viện trợ 100 triệu USD cho Italy, Tây Ban Nha và Pháp Đang thiếu vật tư y tế, Mỹ bất ngờ viện trợ 100 triệu USD cho Italy, Tây Ban Nha và Pháp

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ viện trợ 100 triệu USD vật tư y tế và thuốc men cho Italy, Tây Ban Nha ...

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM: Việt Nam năng động trong việc triển khai Thỏa thuận về di cư

Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM: Việt Nam năng động trong việc triển khai Thỏa thuận về di cư

Bà Mitsue Pembroke, Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM cho rằng Việt Nam công bố Hồ sơ di cư năm 2023 thể hiện sự năng động trong việc triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy, trong giai đoạn 2017-2023, di cư lao động tiếp tục là loại hình di cư chủ yếu của Việt Nam với gần 860.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tương đương hơn 100.000 người mỗi năm, tập trung nhiều nhất tại Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản và Hàn Quốc.
The DOVE Fund dành gần 3,7 tỷ đồng hỗ trợ phát triển giáo dục tại huyện Triệu Phong (Quảng Trị)

The DOVE Fund dành gần 3,7 tỷ đồng hỗ trợ phát triển giáo dục tại huyện Triệu Phong (Quảng Trị)

Ngày 25/10, UBND tỉnh Quảng có Quyết định số 2568/QĐ-UBND phê duyệt Văn kiện dự án “Hỗ trợ phát triển giáo dục tại huyện Triệu Phong giai đoạn 2024 - 2027” do Tổ chức The DOVE Fund (Hoa Kỳ) tài trợ với Tổng Vốn viện trợ không hoàn lại 150.000 USD, tương đương gần 3,7 tỷ đồng.
Plan International hỗ trợ Quảng Trị tăng cường khả năng chống chịu biến đổi khí hậu cho cộng đồng

Plan International hỗ trợ Quảng Trị tăng cường khả năng chống chịu biến đổi khí hậu cho cộng đồng

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có Quyết định số 2549/QĐ-UBND ngày 22/10/2024 về việc phê duyệt văn kiện dự án “Tăng cường khả năng chống chịu biến đổi khí hậu cho cộng đồng do tổ chức Plan International tài trợ” với tổng số tiền viện trợ không hoàn lại gần 7 tỷ đồng.

Đọc nhiều

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở và được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc: Doanh nghiệp sẽ phát triển nếu các điểm nghẽn thể chế được tháo gỡ

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc: Doanh nghiệp sẽ phát triển nếu các điểm nghẽn thể chế được tháo gỡ

Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV hiện đang xem xét những dự luật quan trọng về kinh tế, tác động trực tiếp đến cộng đồng doanh nghiệp. Chính vì vậy, dư luận hiện đang rất hy vọng vào sự thay đổi này, để từ đó có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn về thể chế như Tổng Bí thư Tô Lâm nêu lên. Thời Đại đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc, Tư lệnh Binh đoàn 12, Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn về nội dung trên.
Thanh Hóa tiếp nhận gần 30 tỷ đồng từ GNI để hỗ trợ phát triển cộng đồng

Thanh Hóa tiếp nhận gần 30 tỷ đồng từ GNI để hỗ trợ phát triển cộng đồng

Ngày 21/11, UBND tỉnh Thanh Hóa có Quyết định số 4614/QĐ-UBND phê duyệt tiếp nhận khoản viện trợ 1.234.940 USD, tương đương gần 30 tỷ đồng thực hiện dự án “Hỗ trợ phát triển cộng đồng huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa” do Tổ chức Good Neighbors International (GNI) Hàn Quốc - Văn phòng đại diện tại Việt Nam tài trợ.
Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước có Quyết định số 1267/QĐ-CTN ngày 21/11/2024 về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định là Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 940 và Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, Chủ nhiệm bay Trung đoàn 940 (Trường Sĩ quan Không quân, Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng).
Tình yêu và những hiểu biết sâu sắc về biển đảo quê hương từ triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa

Tình yêu và những hiểu biết sâu sắc về biển đảo quê hương từ triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa

Những tài liệu, hình ảnh trưng bày đã mang đến hiểu biết sâu sắc về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đồng thời góp phần khơi gợi, nhân lên lòng tự hào và tình yêu biển đảo quê hương. Đó là chia sẻ của nhiều cán bộ, chiến sĩ hải quân Vùng 5 và đông đảo nhân dân, các em học sinh thành phố Phú Quốc khi tham quan triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng”.
Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Từ ngày 21-22/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan (Lào) tiến hành tuần tra song phương đoạn biên giới Việt Nam - Lào, từ mốc quốc giới 634 đến mốc quốc giới 637.
Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Ngày 21/11, Tàu 467 Vùng 4 Hải quân đã cứu nạn thành công tàu cá Bình Định bị hỏng máy tại khu vực đảo Phú Quý.
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
video tay ninh bao ton phat huy nghe thuat trinh dien dan gian dan toc khmer gan voi phat trien du lich
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết hôm nay (24/11): Bắc và Trung Bộ trời chuyển lạnh

Thời tiết hôm nay (24/11): Bắc và Trung Bộ trời chuyển lạnh

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh phía Bắc sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4-5.
Thời tiết hôm nay (23/11): Hà Nội trời rét, ngày nắng hanh

Thời tiết hôm nay (23/11): Hà Nội trời rét, ngày nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 23/11 khu vực Bắc Bộ tiếp tục hạ nhiệt, vùng núi có nơi xuống dưới 15 độ. Trời rét về đêm và sáng sớm, ban ngày nắng hanh.
Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở và được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết hôm nay (20/11), không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu, vùng núi có nơi dưới 17 độ. Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ mưa to. Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 34 độ.
Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo ngày 19/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vài nơi. Đêm và sáng sớm trời lạnh.
Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Ngày 18/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng tới Bắc Bộ, Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông vài nơi.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động